Hoàn cảnh ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
+Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh tế và văn hóa, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác giữa các nước.
+Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng và sự can thiệp của các nước lớn ngoài khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng khó khăn và đứng trước nguy cơ thất bại. Một “ khoảng trống quyền lực” có thể hình thành ở Đông Nam Á.
+Xu thế khu vực hóa mở rộng, cách mạng khoa học-kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ.
Trước tình hình đó, các nước Đông Nam Á mong muốn liên kết với nhau để tăng cường sự hợp tác giữ gìn an ninh khu vực và hạn chế sức ép của các nước lớn cũng như ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội đối với khu vực.
-Nội dung của Hiệp ước Bali :
Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali(Indonexia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali). Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước : tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.