Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hoàn cảnh ra đời của văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh? Em hiểu thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ? Phát biểu cảm nghĩ về Cô bé bán diêm

1. Hoàn cảnh ra đời của văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh?
2. Tình thương yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh (trong văn bản “Trong lòng mẹ”) được thể hiện ntn?
3. Em hiểu thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ”? Tóm tắt đoạn trích bằng 1 đoạn văn ngắn (6 – 8 câu).
4. Nhận xét về 2 nhân vật ông Giáo và lão Hạc để thấy tình thương người với người trong văn bản?
5. Phát biểu cảm nghĩ về “Cô bé bán diêm”.
6. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi?
Hành động của cụ Bơ-men cho em suy nghĩ gì?
Em hiểu gì về kiệt tác nghệ thuật?
7. Trong đoạn trích “Hai cây phong”, ai đã trồng hai cây phong ấy và gởi vào đó ước mơ gì?
8. Vì sao ngày 22/04/2000 VN phát đi thông điệp “….”?
Theo em, một ngày không dùng bao bì ni lông có lợi ích gì?
9. Tác hại đối với người xung quanh khi hít phải khói thuốc lá?
Bản thân em làm gì để XH “không còn khói thuốc”?
10. Cảm nhận của em về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên?
12 trả lời
Hỏi chi tiết
23.758
56
33
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
28/12/2017 08:46:23
1
HOÀN CẢNH RA ĐỜI TRUYỆN NGẮN TÔI ĐI HỌC
Nhà văn, nhà thơ thường nặng tình quê hương và thường dành những trang trân
trọng và chân tình nhất để viết về nơi sinh thành. Nguyễn Bính từng ca tụng “thôn Vân có
biếc có hồng”. Hô ồzếnh với Quê ngoại, Hoàng Cầm thiết tha với Kinh Bắc, Tô Hoài có
Nghĩa Đô, Nguyên Hồng với thành phố Cảng, và Thanh Tịnh với Quê Mẹ. Quê mẹ của
ông tuy là làng Dương Nổ thuộc Huế nhưng trong văn chương tác giả Quê mẹ nói tới
làng Mỹ Lý Mỹ Lý có lẽ không có thực trên bản đồ nhưng lại có thực trong ký ức, vì
“mỹ” là “đẹp”, “lý” là “làng”, và Mỹ Lý chỉ nơi đẹp nhất và bất diệt trong lòng nhà thơ.
Mỹ Lý có con người, có kỷ niệm thời thơ ấu của Thanh Tịnh. Trong muôn vàn kỷ
niệm ngày nhỏ, thì buỏi học đầu tiên trong đời ghi đậm nét trong lòng một hồn thơ như
Thanh Tịnh.
Thanh Tịnh ( 1911 – 1988 ) là bút danh của Trần Văn Ninh, quê ở tỉnh Thừa Thiên
– Huế, có gần 50 năm cầm bút sáng tác.
Sự nghiệp văn học của ông phong phú, đa dạng.
Thơ văn ông đậm chất trữ tình đằm thắm, giàu cảm xúc êm dịu, trong trẻo. Nổi bật
nhất có thể kể là các tác phẩm: Quê mẹ ( truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (
truyện ngắn, 1943), Đi từ giữa mùa sen ( truyện thơ, 1973 ),...
Hoàn cảnh sáng tác:
“Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” (1941), một tập văn xuôi nổi bật nhất của
Thanh Tịnh.
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. – Nhân vật tôi kể lại chuyện cũ khi đã trưởng
thành. “tôi” hồi tưởng lại buổi tựu trường đầu tiên trong đời mình khi còn thơ ấu và kể lại
với một sự nao nức trong lòng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
84
29
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
28/12/2017 08:46:55
1
Hoàn cảnh sáng tác:
“Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” (1941), một tập văn xuôi nổi bật nhất của
Thanh Tịnh.
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. – Nhân vật tôi kể lại chuyện cũ khi đã trưởng
thành. “tôi” hồi tưởng lại buổi tựu trường đầu tiên trong đời mình khi còn thơ ấu và kể lại
với một sự nao nức trong lòng
9
8
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
28/12/2017 08:47:42
10 .Vũ Đình Liên (1913-1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với bài "Ông đồ" viết theo thể ngũ ngôn trường
thiên gồm có 20 câu thơ. Nó thuộc loại thi phẩm “ từ cạn" mà "tứ sâu" biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.
Ông đồ là những nhà nho, không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy hoc "chữ nghĩa Thánh hiền". Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa. Ong xuất hiện vào độ "hoa đào nở"... "bên phố đông người qua". Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp:
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay"
Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Còn gì vui sướng hơn:
"Bên phố đôngngười qua
Baonhiêu người thuê viết
Tâm tắc ngợi khen tài".
Thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: "Thôi có ra gì cái chữ Nho - Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co..." (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa "phố đông người qua ", nay “mỗi năm mỗi vắng". Xưa kia "Bao nhiêu người thuê viết", bây giờ "Người thuê viết nay đâu?". Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong "nghiên sấu", như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa "buồn không thắm". Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thế sự:
"Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu..."
Cảnh vật buồn. Lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã xuất thần viết nên hai câu thơ tuyệt bút lay động bao thương cảm trong lòng người.
Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi "Ông đồ vần ngồi đáy" như bất động. Lẻ loi và cô đơn: "Qua đường không ai hay". Cái vàng của lá, cái nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê:
"Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay".
Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thìa.
Khép lại bài ihơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu...
"Năm nay dào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?"
Thương ông đồ cũng là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Sự đồng cảm xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ đã trang trải và thấm sâu vào từng câu thơ, vần thơ. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà.
Bài thơ "Ông đồ" chứa chan tinh thần nhân đạo. "Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời" (Hoài Thanh). Đó là những lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả "Thi nhân Việt Nam" dã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác "Ông đồ".
10
8
Ngọc Trâm
28/12/2017 08:48:15
2
  • Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ được thể hiện qua những chi tiết sau:
  • Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.
  • Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực".
  • Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cỏ xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”.
  • Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".
  • Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.
7
6
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
28/12/2017 08:48:52
9.Tác hại đối với người xung quanh khi hít phải khói thuốc lá?
​ Hút thuốc lá thụ động là hít phải khói thuốc từ đầu điếu đang cháy phả ra hoặc hít phải khói thuốc do người khác hút thở ra, ( hay còn gọi là phơi nhiễm),
người hít phải khói thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư vú còn độc hại hơn cả người hút do khói thuốc chứa hàng nghìn hóa chất độc hại, trong đó trên 250 chất gây bệnh ung thư, hút thuốc lá thụ động gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Ở người lớn hút thuốc thụ động gây ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, ung thư vú, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu chứng kích thích đường hô hấp, tăng nguy cơ đẻ non và trẻ nhẹ cân.
Ở trẻ em, hút thuốc thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh (SID), kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác.
6
7
Ngọc Trâm
28/12/2017 08:49:26
3. Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.
Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn.
7
5
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
28/12/2017 08:49:41
5.
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
5
2
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
28/12/2017 08:50:54
  • 6
  • Nguyên nhân khiến tâm trạng của Giôn-xi hồi sinh là sự hiện diện của chiếc lá. Cô đã tin rằng chiếc lá mỏng manh kia vẫn chống chọi được trước bão tố, dũng cảm kiên cường bám lấy cuống lá trong mưa giông. Điều đó đã hâm nóng trái tim yếu đuối giá lạnh của cô, niềm ham sống mãnh liệt từ chiếc lá đã truyền sang Giôn-xi
  • Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu, không cho Giôn-xi nói gì thêm. Bởi có lẽ cô đang xúc động, mọi ngôn ngữ lúc này đều trở nên thừa thãi trước sự hi sinh thầm lặng cao cả của cụ Bơ-men.
4
2
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
28/12/2017 08:52:43
7. Với mỗi chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm về miền quê yêu dấu, khi nhớ về quê hương, lòng ta lại bồi hồi xao xuyến thức cùng những hình ảnh thân thuộc, gắn bó in đậm trong ký ức bấy lâu, một giếng nước, một hàng cây hay một góc ao đình... Với nhân vật An-tư-nai trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên", nhớ về làng Ku-ku-rêu là cô nhớ về hình ảnh đẹp đẽ: Hai cây phong. Hai cây phong mang đầy ý nghĩa biểu tượng.
Chưa cần xem nội dung lời tả và giới thiệu, chỉ cần nghe giọng kể của An-tư-nai (cô viện sĩ đã trưỏng thành ở Matxcơva) ta đã có thể hiểu được tình cảm trân trọng và yêu quý hai cây phong cũng như cái làng Ku-ku-rêu cổ xưa của cô biết nhưòng nào. Hai cây phong trở thành linh hồn của làng quê, là biểu tượng của quê hương trong cô mà cô lưu giữ bao kỷ niệm tuổi ấu thơ. Điều ấy đã được cô bộc bạch trong tác phẩm "... Tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng, nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu ... - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa, đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cậy phong thân thuộc ấy".
Dù chưa hiểu nguồn gốc gắn bó của nhân vật với hai cây phong nhưng qua lời giới thiệu của An-tư-nai ta cảm nhận sự đồng cảm của nhân vật với hai cây phong thật sâu sắc. Dường như mọi chuyển động của hai cây thực vật này đều được người kể hiểu thấu bằng một trái tim đồng diệu: "Hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu". Người phụ nữ ấy nghe lá cây lay động mà nghe như "một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình", lúc lại cảm nhận nó "khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào"... Cảm xúc tinh tế đầy chất thơ ấy là của một tâm hồn giàu chất thơ, một trái tim giàu tình yêu và trí tưởng tượng phong phú.
Sở dĩ hai cây phong đi vào ký ức của nhân vật bởi nó gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ cay đắng và tình yêu thương ấm áp của người thầy truyền cho cô, một tình yêu thương nhân ái vô bờ. Chính vì vậy nhân vật đã tự bộc lộ và cho đến tận nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảng vỡ của chiếc gương thần xanh... ".
Hai cây phong nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với những trò chơi thuở nhỏ "Khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên đấy phá tổ chim". Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là "thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ" từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy đem lại.
Trước hết là hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: "Chúng tôi cứ leo lên cao nữa - nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai!". Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bọn trẻ Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm và biêng biếc kia".
Càng đọc ta càng cảm nhận được chất hoạ sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận được thế giới "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư-nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kỳ thú thuở nào để rồi xa quê lêu ngày lòng cô lại thao thức. Và trong cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.
Nhưng nguyên nhân sâu xa là ở chỗ hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về Đuy-sen, người thầy đầu tiên và cô bé An- tư-nai gần bốn mươi năm về trước. Chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi cao này cùng với cô bé An-tư-nai và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non ước mơ, hy vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, ngày càng được mở mang kiến thức và trỏ thành những con người hữu ích.
Hai cây phong chắt chiu nhựa đất cằn trên đồi cao lớn lên và lưu giữ kỷ niệm của bao thế hệ học trò làng Ku-ku-rêu bé nhỏ. Từ câu chuyện về hình ảnh hai cây phong, Ai-ma-tốp gợi lên trong lòng người đọc về cuộc sống tình yêu với quê hương đất nước trong mỗi người - nơi cội nguồn của mỗi cuộc đời - thật giản dị, sâu sắc mà cảm động bởi hình ảnh quê hương được gửi gắm qua hình tượng hai cây phong in đậm trong tâm trí người kể chuyện y nguyên chẳng phai mờ.
3
5
Ngọc Trâm
28/12/2017 08:53:38
4.Đọc truyện "Lão Hạc", ta bắt gặp bao con người, bao số phận, bao mảnh đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trọng: Lão Hạc và cậu con trai "phẫn chí" đi phu đồn điền cao su, ông giáo và người vợ, Binh Tư và thằng Mục, thằng Xiên,... Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau xóm làng quê bùn đọng, ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu, chứa chan tình thương yêu. Bên cạnh nhân vật lão Hạc là ông giáo, một nhân vật để lại bao ấn tượng đối với mỗi chúng ta vẻ người trí thức nghèo trong xã hội cũ.
Không rõ họ tên là gì. Hai tiếng "ỏng giáo" đã khẳng định vị thế của một con người giữa làng quê trước nam 1945 "nhiều,chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể'. Hai tiếng "ông giáo" từ miệng lão Hạc nói ra, lúc nào cũng đượm vẻ thân tình, cung kính, trọng vọng: "Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ",..."Vâng, ỏng giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng"..., "Tôi cắn rơm, cắn có tôi lạy ông giáo !".
Hãy đi ngược thời gian, tìm về thời trai trẻ của ông giáo. Là một con người chăm chỉ, ham mê, sống vì một lí tưởng đẹp với bao mộng tưởng. Ông đã từng lăn lộn vào tận Sài Gòn, “ hòn ngọc Viễn Đông" thời ấy, để làm ăn, để học tập, để gây dựng sự nghiệp. Cái va-li "đựng toàn những sách" được người thanh niên ấy rất "nâng nin"; cái kỉ niệm "đầy những say mê đẹp và cao vọng" ấy, hơn sáu chục năm sau còn làm cho ta xúc động và quý trọng một nhân cách đẹp.
Con người "nhiều chữ nghĩa'' ấy lại nghèo. Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn, quần áo bán gần hết, về quê chỉ có một va-li sách. Nếu lão Hạc quý cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo lại quý những quyển sách của mình bấy nhiêu. Bởi lẽ những quyển sách ấy đã làm bừng lên trong lòng ông "như một rạng đông' thời trai trẻ, làm cho cuộc đời thêm sắc màu ý vị, sống say mê, "trong trẻo, biết yêu và biết ghét".
Cái nghèo vẫn đeo đẳng ổng giáo mãi, "ông giáo khổ trường tư". Vận hạn xảy ra luôn luôn như ông nghĩ: "Đời người ta không chỉ khổ một lần”. Sách cứ bán dần đi. Chỉ còn giữ lại 5 quyển sách với lời nguyền: "... dù có phải chết cũng không bán". Như một kẻ cùng đường phải bán máu. Đứa con thơ bị chứng kiết lị gần kiệt sức, ông giáo đã phải bán nốt đi 5 cuốn sách cuối cùng, cái gia tài quý giá nhất của người trí thức nghèo. "Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?", lời than ấy cất lên nghe thật não nuột, đã thể hiện một nhân cách đẹp trước sự khốn cùng: biết sống, và dám hi sinh vì cuộc sống!
Ông giáo là một trí thức có trái tim nhân hậu rất đáng quý. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau, nỗi buồn. Nhờ đọc hộ một lá thư, nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền. Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai "phần chí" không lấy được vợ. San sẻ về nỗi đau buồn sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục, thằng Xiên,... Có lúc là một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ khoai lang... "Lúc tắt lửa tối đèn có nhau". Ông giáo đã đồng cảm, đã thương xót, đã san sẻ với lão Hạc với tất cả tình người. Ai đã từng là độc giả của Nam Cao, chắc sẽ không bao giờ quên mẩu đối thoại này:
... 'Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tỏi sung sướng hơn chăng?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão,ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tỏi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm chờ tươi thật đặc; ỏng con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng.
- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng"...
Ông giáo đã thương lão Hạc "như thể thương thân”. Không chỉ an ủi, động viên, mà ông còn tìm mọi cách để "ngấm ngầm giúp' khi biết lão Hạc đã nhiều ngày ăn rau, ăn khoai, ăn củ ráy... Trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói; cái nghĩa cử "Lá lành đùm lá rách" ấy mới cao đẹp biết bao!
Ông giáo nghèo mà đức độ lắm. Trước khi ăn bả chó, lão Hạc đã gửi ông giáo 30 đồng để phòng khi chết "gọi là của lão có tí chút...", gửi lại ông giáo ba sào vườn cho đứa con trai... Tình tiết ấy cho thấy lão Hạc rất tin ông giáo. Ông giáo là người để lão Hạc "chọn mặt gửi vàng”. Giữa cái xã hội đen bạc thời ấy, một bà cô dành cho đứa cháu nội bát nước cháo đã vữa ra như một sự bố thí (Những ngày thơ ấu), vợ tên địa chủ bắt bí, bóp nặn người đàn bà khốn cùng để mua rẻ đứa con gái lên bảy tuổi và ổ chó (Tắt đèn), một tên phụ mẫu ăn bẩn đồng hào của chị nhà quê (Đồng hào có ma)..., ta mới thấy niềm tin, sự kính trọng của kẻ khốn cùng đối với ông giáo thật là thánh thiện.
Trước cái chết "dữ dội" của lão Hạc, cái chết "đau đớn và bất thình lình", chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu... Ông giáo khẽ cất lời than trước vong linh người láng giềng hiền lành tội nghiệp. Trong giọt lệ là những lời hứa của một nhân cách cao đẹp, đáng trọng: "Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tỏi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.
Cùng với ông giáo Thứ trong "Sống mòn", Điển trong "Trăng sáng", nhân vật "tôi" trong "Mua nhà", hình ảnh ông giáo trong truyện "Lão Hạc" đã kết tinh cái tâm và cái tài của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật - nhà văn nghèo, ông giáo khổ trường tư - trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đó là những con người nghèo mà trong sạch, hăm hở và nhiệt tâm từng ôm ấp bao mộng đẹp, sống nhân hậu, vị tha. Có người đã cho rằng, ông giáo là một nhân vật tự truyện, mang dáng dấp hình bóng Nam Cao. Ý kiến ấy rất lí thú.
Trong truyện "Lão Hạc", ông giáo vừa là nhân vật, vừa là người dẫn chuyện. Không phải là nhân vật trung tâm, nhưng sự hiện diện của ông giáo đã làm cho "Bức tranh quê' ngày xa xưa ấy thêm sáng tỏ. Nhân vật ông giáo là chiếc gương soi sáng cuộc đời và tâm hồn lão Hạc, đã góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này.
3
4
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
28/12/2017 08:53:59
4
Đọc truyện "Lão Hạc", ta bắt gặp bao con người, bao số phận, bao mảnh đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trọng: Lão Hạc và cậu con trai "phẫn chí" đi phu đồn điền cao su, ông giáo và người vợ, Binh Tư và thằng Mục, thằng Xiên,... Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau xóm làng quê bùn đọng, ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu, chứa chan tình thương yêu. Bên cạnh nhân vật lão Hạc là ông giáo, một nhân vật để lại bao ấn tượng đối với mỗi chúng ta vẻ người trí thức nghèo trong xã hội cũ.
Không rõ họ tên là gì. Hai tiếng "ỏng giáo" đã khẳng định vị thế của một con người giữa làng quê trước nam 1945 "nhiều,chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể'. Hai tiếng "ông giáo" từ miệng lão Hạc nói ra, lúc nào cũng đượm vẻ thân tình, cung kính, trọng vọng: "Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ",..."Vâng, ỏng giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng"..., "Tôi cắn rơm, cắn có tôi lạy ông giáo !".
Hãy đi ngược thời gian, tìm về thời trai trẻ của ông giáo. Là một con người chăm chỉ, ham mê, sống vì một lí tưởng đẹp với bao mộng tưởng. Ông đã từng lăn lộn vào tận Sài Gòn, “ hòn ngọc Viễn Đông" thời ấy, để làm ăn, để học tập, để gây dựng sự nghiệp. Cái va-li "đựng toàn những sách" được người thanh niên ấy rất "nâng nin"; cái kỉ niệm "đầy những say mê đẹp và cao vọng" ấy, hơn sáu chục năm sau còn làm cho ta xúc động và quý trọng một nhân cách đẹp.
Con người "nhiều chữ nghĩa'' ấy lại nghèo. Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn, quần áo bán gần hết, về quê chỉ có một va-li sách. Nếu lão Hạc quý cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo lại quý những quyển sách của mình bấy nhiêu. Bởi lẽ những quyển sách ấy đã làm bừng lên trong lòng ông "như một rạng đông' thời trai trẻ, làm cho cuộc đời thêm sắc màu ý vị, sống say mê, "trong trẻo, biết yêu và biết ghét".
Cái nghèo vẫn đeo đẳng ổng giáo mãi, "ông giáo khổ trường tư". Vận hạn xảy ra luôn luôn như ông nghĩ: "Đời người ta không chỉ khổ một lần”. Sách cứ bán dần đi. Chỉ còn giữ lại 5 quyển sách với lời nguyền: "... dù có phải chết cũng không bán". Như một kẻ cùng đường phải bán máu. Đứa con thơ bị chứng kiết lị gần kiệt sức, ông giáo đã phải bán nốt đi 5 cuốn sách cuối cùng, cái gia tài quý giá nhất của người trí thức nghèo. "Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?", lời than ấy cất lên nghe thật não nuột, đã thể hiện một nhân cách đẹp trước sự khốn cùng: biết sống, và dám hi sinh vì cuộc sống!
Ông giáo là một trí thức có trái tim nhân hậu rất đáng quý. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau, nỗi buồn. Nhờ đọc hộ một lá thư, nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền. Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai "phần chí" không lấy được vợ. San sẻ về nỗi đau buồn sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục, thằng Xiên,... Có lúc là một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ khoai lang... "Lúc tắt lửa tối đèn có nhau". Ông giáo đã đồng cảm, đã thương xót, đã san sẻ với lão Hạc với tất cả tình người. Ai đã từng là độc giả của Nam Cao, chắc sẽ không bao giờ quên mẩu đối thoại này:
... 'Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tỏi sung sướng hơn chăng?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão,ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tỏi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm chờ tươi thật đặc; ỏng con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng.
- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng"...
Ông giáo đã thương lão Hạc "như thể thương thân”. Không chỉ an ủi, động viên, mà ông còn tìm mọi cách để "ngấm ngầm giúp' khi biết lão Hạc đã nhiều ngày ăn rau, ăn khoai, ăn củ ráy... Trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói; cái nghĩa cử "Lá lành đùm lá rách" ấy mới cao đẹp biết bao!
Ông giáo nghèo mà đức độ lắm. Trước khi ăn bả chó, lão Hạc đã gửi ông giáo 30 đồng để phòng khi chết "gọi là của lão có tí chút...", gửi lại ông giáo ba sào vườn cho đứa con trai... Tình tiết ấy cho thấy lão Hạc rất tin ông giáo. Ông giáo là người để lão Hạc "chọn mặt gửi vàng”. Giữa cái xã hội đen bạc thời ấy, một bà cô dành cho đứa cháu nội bát nước cháo đã vữa ra như một sự bố thí (Những ngày thơ ấu), vợ tên địa chủ bắt bí, bóp nặn người đàn bà khốn cùng để mua rẻ đứa con gái lên bảy tuổi và ổ chó (Tắt đèn), một tên phụ mẫu ăn bẩn đồng hào của chị nhà quê (Đồng hào có ma)..., ta mới thấy niềm tin, sự kính trọng của kẻ khốn cùng đối với ông giáo thật là thánh thiện.
Trước cái chết "dữ dội" của lão Hạc, cái chết "đau đớn và bất thình lình", chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu... Ông giáo khẽ cất lời than trước vong linh người láng giềng hiền lành tội nghiệp. Trong giọt lệ là những lời hứa của một nhân cách cao đẹp, đáng trọng: "Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tỏi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.
Cùng với ông giáo Thứ trong "Sống mòn", Điển trong "Trăng sáng", nhân vật "tôi" trong "Mua nhà", hình ảnh ông giáo trong truyện "Lão Hạc" đã kết tinh cái tâm và cái tài của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật - nhà văn nghèo, ông giáo khổ trường tư - trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đó là những con người nghèo mà trong sạch, hăm hở và nhiệt tâm từng ôm ấp bao mộng đẹp, sống nhân hậu, vị tha. Có người đã cho rằng, ông giáo là một nhân vật tự truyện, mang dáng dấp hình bóng Nam Cao. Ý kiến ấy rất lí thú.
Trong truyện "Lão Hạc", ông giáo vừa là nhân vật, vừa là người dẫn chuyện. Không phải là nhân vật trung tâm, nhưng sự hiện diện của ông giáo đã làm cho "Bức tranh quê' ngày xa xưa ấy thêm sáng tỏ. Nhân vật ông giáo là chiếc gương soi sáng cuộc đời và tâm hồn lão Hạc, đã góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này.
5
3
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
28/12/2017 09:22:57
Vì sao ngày 22/04/2000 VN phát đi thông điệp “1 ngày... nilông….”?
Theo em, một ngày không dùng bao bì ni lông có lợi ích 
bao nilon được làm từ chất cao su rất có hại mọi người ạ.Sự dụng bao ni lon để đựng đồ ăn thì càng đọc,nó làm cho đồ ăn bị nhiễm nhưng chất độc hại mà ni lon chứa.Hơn nữa khi sự dụng bao ni lon xong chúng ta sẽ có thể vứt ở đâu đó làm như thể làm ô nhiễm đất hay là làm cho nhưng cây côi đang sống sẽ bị mắc và không lớn được và không sống được hay là đôt nó sẽ làm ô nhiễm môi trường hơn nữa những chất trong ni lon có thể gây ung thư cho chúng ta.Vì vậy nên tôi mong rằng mọi người hãy giảm việc sự dụng bao ni lon nhé.............

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo