Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hôn nhân là gì? Cơ sở quan trọng của hôn nhân? Nêu các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta?

​1. Hôn nhân là gì? Cơ sở quan trọng của hôn nhân? Nêu các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta?
2. Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Kể tên các mặt hàng mà nhà nước cấm kinh doanh?
3. Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Là học sinh em thực hiện quyền và nghĩa vụ như thế nào
4. Là học sinh em làm gì để bảo vệ tổ quốc?
5. Trình bày và cho ví dụ cụ thể về hai hình thức tham gia quản lí nhà nước,quản lí xã hội ?
6. Theo em, vi phạm đạo đức có phải là vi pham pháp luật không ? Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí ?
7. Phân biệt vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân? Có mấy loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí? Lấy ví dụ minh họa cho từng loại
5 trả lời
Hỏi chi tiết
6.407
12
2
Nguyễn Thị Nhung
21/04/2019 08:30:28
Câu 1:
- Hôn nhân: là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân
- Nguyên tắc cơ bản:
+ Hôn nhân tự nguyện; tiến bộ, 1 vợ 1 chồng; vợ chồng bình đẳng.
+ Hôn nhân giữa công dân VN thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa người không theo tôn giáo với người theo tôn giáo, giữa người VN với người nước ngoài đều được tôn trọng và được PL bảo vệ.
+ Vợ chồng phải có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Nguyễn Thị Nhung
21/04/2019 08:48:01
Câu 2:
- Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh
- Các mặt hàng nhà nước cấm kinh doanh:
+ Kinh doanh chất ma túy các loại;
+ Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);
+ Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;
+ Kinh doanh các loại pháo;
+ Kinh doanh vũ khí quân dụng ...
Câu 3:
- Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân là mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, đem lại thu nhập cho gia đình và bản thân
2
0
Nguyễn Thị Nhung
21/04/2019 08:57:22
Câu 4:
- Là học sinh em cần làm để bảo vệ tổ quốc:
+ Ra sức học học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự
+ Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú
+ Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự , đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc
+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương
Câu 5:
Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng 2 hình thức: trực tiếp và gián tiếp.
* Trực tiếp:
- Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội.
– Tham gia ứng cử vào HĐND các cấp.
* Gián tiếp:
– Góp ý xây dựng, phát triển kinh tế địa phương.
- Góp ý việc làm của cơ quan quản lí nhà nước trên báo đài
2
0
Nguyễn Thị Nhung
21/04/2019 09:04:24
Câu 6:
- Vi phạm đạo đức không phải vi phạm pháp luật
- Giống nhau:
+ Là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp , công bằng, trật tự , kỉ cương
+ Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra
- Khác nhau:
+ Trách nhiệm đạo đức:
_ Bằng tác động cảu dư luận - xã hội tự giác thực hiện]
_ Lương tâm cắn rứt
+ Trách nhiệm pháp lí:
_ Bắt buộc thực hiện
_ Phương pháp cưỡng chế của pháp luật
1
0
Nguyễn Thị Nhung
21/04/2019 09:17:52
Câu 7:
* Phân biệt:

- Vi phạm pháp luật:
+ LÀ hành vi trái pháp luật
+ Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
+ Vi phạm pháp luật là cơ sở để chịu trách nhiệm pháp lí
- Trách nhiệm pháp lí:
+ Là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định
* Các loại vi phạm pháp luật:
- Vi phạm pháp luật hình sự
VD: giết người, buôn bán ma túy, thuốc nổ, buôn bán phụ nữ và trẻ em, ....
- Vi phạm pháp luật hành chính:
VD: lấn chiếm vỉa hè, buôn bán, họp chợ ở lòng đường, ...
- Vi phạ pháp luật dân sự:
VD: vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại, ...
- Vi phạm kỉ luật
VD: Không thực hiện nội quy của trường lớp
* Các loại trách nhiệm pháp lý:
- Trách nhiệm hình sự:
VD: Người phạm tội buôn bán ma túy phải chịu phạt tù
- Trách nhiệ hành chính:
VD: Đi xe không đội mũ bảo hiểm phải chịu nộp tiền
- Trách nhiệm dân sự:
VD: Vi phạm hợp đồng phải chịu bồi thường thiệt hại
- Trách nhiệm kỉ luật:
VD: Học sinh vi phạm nội quy của trường lớp phải chịu phạt theo quy định vủa trường lớp

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo