LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể lại câu chuyện về lòng dũng cảm

5 trả lời
Hỏi chi tiết
10.994
17
11
Nguyễn Thùy Linh
12/10/2017 19:45:16
Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là “ở lại với chiến khu”. Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói: - Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên: - Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo: - Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động: - Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em. Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
14
Phương Dung
12/10/2017 19:45:58

Những năm giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình tôi sơ tán về một vùng quê, ở nhờ nhà một bạn nhỏ tên là Mến. Cùng tuổi với nhau nên tôi với Mến nhanh chóng kết thành đôi bạn thân thiết. Mĩ ngừng ném bom, tôi và gia đình về lại thị xã. Xa Mến, tôi nhớ lắm!

Hai năm sau, bố tôi đón Mến ra chơi. Tôi dẫn Mến đi thăm khắp nơi. Cái gì Mến cũng thấy lạ, ở thị xã có nhiều đường phố, nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà mái rạ, vách đất ở quê. Ban ngày, trên đường người và xe đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa, thích ơi là thích!

Chỗ vui nhất là công viên, ở đây, bên cạnh vườn hoa có cầu trượt, đu quay và có cả một cái hồ lớn. Mến bảo hồ rộng thế này mà không trồng sen như ao làng của Mến. Nhìn mặt hồ lăn tăn gợn sóng, tôi và Mến nhắc lại những kỉ niệm ngày trước, hai đứa bơi thuyền thúng ra giữa đầm để hái hoa sen. Sương đêm đọng trong lòng lá sen xanh, lóng lánh như những viên pha lê dưới ánh mặt trời buổi sớm.

Bỗng nhiên có tiếng kêu thất thanh làm cho chúng tôi phải ngừng câu chuyện:

-  Cứu với! Cứu người chết đuối!

Tôi chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì Mến đã nhảy ùm xuống nước. Giữa hồ, một cậu bé đang vùng vẫy chới với. Trên bờ hồ, mấy chú bé hoảng hốt kêu la.

Mến bơi rất nhanh. Chỉ một loáng, Mến đã đến bên đứa bé, khéo léo nắm được tóc vừa đẩy lên vừa diu vào bờ. Mọi người xúm lại khen Mến dũng cảm.

Về đến nhà, sợ bố lo nên tôi không dám kể cho bố nghe việc đó. Lúc chia tay Mến, tôi quyến luyến mãi. Tôi thấy Mến rất đáng khâm phục! Sau khi Mến về quê, tôi mới nói cho bố biết chuyện. Bố bảo:

-  Người dân ở làng quê là như thế đấy, con ạ! Lúc đất nước có chiến tranh họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa cho chúng ta. Cứu người, họ không hề ngần ngại.

Tôi thấy lời nhận xét của bố rất đúng. Bạn Mến của tôi là một người nhà quê đáng yêu như thế!

7
9
Phương Dung
12/10/2017 19:46:50
Hôm qua, trong chương trình "Người đương thời" của Đài Truyền hình Việt Nam có chiếu hình ảnh của chị Kiều Hải, một thương binh hạng nặng đã đi xe đạp suốt từ Nam ra Bắc để viếng thăm lăng Bác.
 
Chị Kiều Hải là một nữ biệt động Sài Gòn, chị bị giặc bắt năm chị mới mười sáu tuổi. Thấy chị là một cán bộ nguy hiểm, bọn giặc đã tuyên án và dày chị ra Côn Đảo. Tại đây, chị bị tra tấn rất dã man, nhiều khi chết đi sống lại. Tuổi trẻ của chị bị chôn vùi bởi đòn roi, bởi cái ngục tù khủng khiếp này.
 
Đất nước giải phóng, chị được trở về trong vòng tay của những người thân yêu. Nhưng thân xác chị đã không còn nguyên vẹn, bệnh tật hành hạ chị và rồi căn bệnh ung thư đang đe doạ tính mạng của chị. Với nghị lực và sức sống tiềm tàng vốn có, chị muốn trước khi nhắm mắt, trước khi từ giã cuộc sống tươi đẹp này chị muôn được ra thăm Bác Hồ, được thăm thủ dô yêu dấu, được di trên những con đường của Tổ quốc thân yêu. Thế là cuộc hành trình của chị bắt đầu. Trước hết chị phải tập đi xe đạp bằng một tay vì một cánh tay của chị đã bị liệt. Sau khi dã đi thạo rồi, chị chuẩn bị đồ dùng cá nhân, đồ ăn thức uống. Chặng đường đi của chị kéo dài hàng mấy tháng ròng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, một mình trên một chiếc xe chị gò lưng đạp. Những ngôi nhà hoang ở bên đường, những trạm gác là nơi nghĩ của chị. Có những hôm, chị đi suốt từ sáng đến chiều không gặp một ngôi nhà nào cả, thế là tảng đá bên đường, những dòng suối cũng trở thành chỗ nghỉ của chị. Nhiều lúc chị cũng gặp được những người dân tốt bụng, những đơn vị làm đường, họ đều tiếp đón chị ân cần, họ đều kinh ngạc trước ý chí và nghị lực của chị, họ luôn cầu chúc cho chuyến đi của chị mọi điều tốt dẹp và mong có ngày gặp lại chị.
 
Đoạn đường mà chị trải qua thật khó khăn gian khổ. Những đoạn đường có dốc cao, những đoạn đường bị sụt lở, chị phải đẩy xe bằng tất cả sức lực của mình. Sức người yếu ớt lại bệnh tật, người ta tưởng rằng chị sẽ phải gục ngã. Nhưng không, chị vẫn vượt qua. Con đường Trường Sơn đã hiện ra trước mắt chị, nó như tiếp thêm nghị lực cho chị, nó như mách bảo, thôi thúc chị phải cố gắng nhiều nữa. Và rồi vào một ngày đẹp trời chị dã đến thủ đô Hà Nội, chị được vào thăm lăng Bác, được nói với Bác ý nguyện của mình. Chị được gặp lại những người bạn chiến đấu ở trong tù, ở Côn Đảo trong đó có chị Võ Thị Thắng.
 
Chị được những người dân Hà Nội tiếp đón nồng hậu, họ cảm động về tấm lòng, ý chí và nghị lực của chị. Có bác sĩ đã ngoài tám mươi tuổi đã nhận chăm sóc sức khỏe của chị trong những ngày chị ở Hà Nội.
 
Tạm biệt Bác, tạm biệt Hà Nội chị quay trở về Thành phô' Hồ Chí Minh bằng xe đạp của mình. Đi đến đâu chị cũng được mọi người tiếp dón ân cần. Cuộc hành trình trở về này cũng đầy khó khăn gian khổ chẳng kém gì cuộc hành trình ban đầu.
 
Được chứng kiến cảnh chị Kiều Hải đạp xe, với vết thương ở ngực rĩ máu, tôi không sao cầm nổi nước mắt, tôi kính trọng tinh thần dũng cảm của chị, một người phụ nữ giàu nghị lực chứa đựng một sức sông tiềm tàng.
 
Tấm gương của chị mãi mãi là bài ca bất tận để cho thế hệ trẻ chúng tôi noi theo.
12
6
Phương Dung
12/10/2017 19:47:21
Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đâu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ cùa tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.

Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đò chì có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi di xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:

–   Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.

Đấy câu chuyện cua tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.

12
7
nguyễn văn A
13/10/2017 20:21:05

Hôm đó chúng tôi được học tiết đạo đức: Lòng dũng cảm. Sau khi đọc xong câu chuyện trong sách đạo đức, cô hỏi: Có bạn nào kể cho cả lớp nghe tấm gương dũng cảm mà các em được biết đến không? Trong lớp có rất nhiều cánh tay đang giơ lên cùng tiếng: Em! Em. Cô đã gọi Trúc, một bạn nữ ngồi dãy giữa, giơ tay nhưng vẻ mặt rất buồn.

Trúc đứng lên trong sự chờ đợi của các bạn. Chúng tôi đều không hiểu sao bạn không kể luôn trong sự hồi hộp của mọi người. Bạn đứng im một lúc cùng những tiếng thở dài như cố lấy tinh thần, sự bình tĩnh rồi nói: Em thưa cô! Em kể về mẹ của em, mẹ là người rất dũng cảm ạ!

Cả lớp im phăng phắc vì chúng em biết mẹ bạn đã bị mất hồi đầu năm. Bạn bắt đầu kể: Mẹ em 28 tuổi, mẹ là người chăm chỉ, luôn yêu thương bố và chúng em. Mẹ lúc nào cũng cười, chẳng bao giờ bố con em thấy mẹ buồn cả. Đến một ngày, mẹ nói bố đưa mẹ đi khám bệnh vì mẹ thấy đi lại khó khăn, bác sĩ nói phải chuyển mẹ xuống bệnh viện thành phố vì họ không xét được bệnh. Hôm sau, trước khi đi khám, mẹ chuẩn bị đồ ăn cả ngày cho chúng em và niềm nở:Hôm nay bố và mẹ đi chơi xa, chiều xẽ có mặt ở nhà, các con đi học về, ăn cơm rồi trông nhà cho bố mẹ nhé! Buổi hôm ấy, mẹ về trong mệt mỏi, yên lặng, mặt bố rầu rĩ nhưng mẹ lại không hề buồn phiền. Mẹ không quên mua quà cho 2 chị em. Chúng em không hề biết bệnh của mẹ cho đến khi bà nội hỏi bố. Bố nói mẹ bị ung thư máu giai đoạn cuối, hiện tại tuỷ và các dây thần kinh đã hoàn toàn bị phá huỷ. Bố cũng nói mẹ đã phải chịu đựng trong thời gian quá dài nhưng không nói sợ bố, con lo lắng. Cho tới khi mẹ đã quá mệt mỏi và kiệt sức mới nói ra. Em đã muốn òa khóc khi nghe bố nói vậy. Mẹ sẽ thế nào? Bố con em sẽ ra sao. Nhưng em chỉ ngồi trong bàn học mà viết ra giấy những suy nghĩ, không dám làm mẹ buồn.

Những ngày cuối cùng, khuôn mặt mẹ tái nhợt, nhưng mẹ không cau có bực bội chút nào mặc dù bố nói: Nếu bị cắn đau quá, em cứ khóc lên. Nhưng chính những lúc ấy khuôn mặt của mẹ lại trở nên rạng rỡ. Mẹ thường nói: Em có đau đâu, em vẫn ổn lắm, anh lo cho các con chu đáo thế em rất yên tâm.

Ngày mẹ biết mẹ sẽ ra đi, mẹ gọi 2 chị em đến và nói: Mẹ xa các con một thời gian dài, các con nhớ yêu thương nhau và đừng làm bố giận, mẹ lúc nào cũng dõi theo các con. Mẹ hạnh phúc khi có các con lắm! Rồi đôi mắt mẹ dần nhắm lại nhưng mẹ không hề khóc.

Kể đến đó Trúc nghẹn ngào, cả lớp cũng xúc động vô cùng. Không còn một tiếng động nào nữa, có bạn đã cúi gục xuống từ rất lâu.

Với Trúc và với chúng em, mẹ bạn là một người dũng cảm, mặc dù biết không thể vượt qua bệnh tật nhưng không khi nào người mẹ ấy làm bố con Trúc lo lắng. Đó là nỗi đau với bạn nhưng em tin rằng bạn cũng sẽ tự hào và cố gắng vì bạn có người mẹ dũng cảm, chiến thắng nỗi đau đớn của bản thân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư