Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể tên các loại xương dài của cơ thể người? Vì sao tắm nắng vào buổi sáng giúp cho xương phát triển? Phân tích thành phần cấu tạo và chức năng của huyết tương? Cơ thể chống nóng chống lạnh bằng cách nào?

1) kể tên các loại xương dài của cơ thể người ? vì sao tắm nắng vào buổi sáng giúp cho xương phát triển
2) phân tích thành phần cấu tạo và chức năng của huyết tương
3) cơ thể chống nóng chống lạnh bằng cách nào ?
4) hãy giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch tụy phân hủy nhưng protein ở lớp niêm mạc dạ dày không bị phân hủy
5) vì sao tim hoạt động cả đời mà ko mệt mỏi
6) sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra như thế nào
7) công của cơ là gì ? yếu tố nào ảnh hưởng đến công của cơ ? viết công thức tính
8) miễn dịch là gì? có những loại nào? lấy vd từng loại
9) mô là gì ? hãy liệt kê các loại mô chính và cho biết vị trí của chúng trong cơ thể
10) trong ống tiêu hóa ở cơ quan nào có hoạt động tiêu hóa lí học mạnh mẽ nhất? cơ quan nào có hoạt động tiêu hóa hóa học triệt để nhất
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.887
4
0
quynh anh
23/12/2018 18:59:27
1). - Xương dài: Xương cẳng tay, xương cánh tay, xương đùi, xương cẳng chân.
- Vì ánh nắng có tác dụng rất hiệu quả trong việc tổng hợp vitamin D , làm tăng khả năng hấp thu và vận chuyển canxi nên giúp xương phát triển

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
quynh anh
23/12/2018 18:59:45
2. Thành phần: HUYẾT TƯƠNG:
Chất lỏng có màu nhạt, phần còn lại của máu sau khi loại bỏ tất cả các huyết cầu. Chứa 91% nước, 7% protein, gồm: anbumin, globulin (chủ yếu là kháng thể), prothrombin, fibrinogen. HT còn chứa một số ion của muối hoà tan đặc biệt: muối clorua, bicacbonat, sunfat và photphat của natri, kali. HT có độ kiềm nhẹ (pH = 7,3); các protein và bicacbonat có tác dụng như dung dịch đệm giữ cho pH ổn định. HT vận chuyển các chất dinh dưỡng hoà tan (glucozơ, axit amin, mỡ, axit béo), các sản phẩm bài tiết (ure, axit uric), các khí hoà tan (khoảng 40 mm3 oxi, 19 mm3 cacbon đioxit và 1 mm3 nitơ trong 100 mm3 HT), hocmon và vitamin. Đa số các hoạt động sinh lí của cơ thể đều có liên quan tới việc duy trì nồng độ chính xác và độ pH của tất cả các chất hoà tan (đó là trạng thái tối ưu của cơ thể). Vì vậy, HT là dung dịch ngoại bào, môi trường cho tất cả các tế bào.
Dùng HT để sản xuất một số chế phẩm của máu (chế phẩm đông máu, miễn dịch) và điều trị một số trường hợp (sốc, thiếu hụt yếu tố đông máu và protein). HT được chế biến thành HT khô để tiện chuyên chở.
Cấu tạo: Trong thành phần huyết tương nước chiếm 90 - 92%, chất khô 8 - 10%. Trong chất khô của huyết tương gồm có prôtêin, lipid, glucid, muối khoáng, các hợp chất hữu cơ có chứa N không phải prôtêin (đạm cặn), các enzym, hormon, vitamin.
Chức năng: tạo áp suất keo, chức năng vận chuyển, chức năng bảo vệ và chức năng cầm máu. Ngoài ra, còn có chức năng cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể:
2
0
quynh anh
23/12/2018 19:02:33
4) prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở tuyến vị. Các chất nhày này phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin. Do đó enzim pepín không tiếp xúc trực tiếp với protein ở niêm mạc dạ dày nên nó khong bị phân hủy
2
0
quynh anh
23/12/2018 19:04:56
5) Tim hoạt động suốt đời mà ko biết mệt mởi vì tim làm việc và nghỉ nghơi 1 cách hợp lí, nhịp nhàng
- Một chu ki hoạt động của tim gồm 3 pha ~ 0,8s
Pha co 2 tâm nhĩ = 0,1s; pha co 2 tâm thất = 0,3s; giãn chung = 0,4s.
- Tâm nhĩ co 0,1s nghỉ 0,7s ; tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s
- thời gian nghỉ ngơi nhiều, đủ đẻ phục hồi hoạt động.
- lượng máu nuôi tim nhiều: chiếm 1/10 lượng máu của toàn bộ cơ thể
2
0
quynh anh
23/12/2018 19:09:45
6) Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu ->tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch
2
0
quynh anh
23/12/2018 19:12:11
8) miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc1 bệnh truyền nhiễm nào đó.
Có 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo:
- Miễn dịch tự nhiên có được 1 cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra ( bẩm sinh) sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
- Miễn dịch nhân tạo: có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị nhiễn bệnh
2
0
quynh anh
23/12/2018 19:16:24
9) - Cơ thể người và động vật là một hệ thống nhất, toàn vẹn, có thể chia thành nhiều mức độ tổ chức khác nhau, với mức độ lớn nhất là cơ thể rồi đến hệ thống cơ quan, cơ quan, mô, tế bào và phân tử. Trong đó, tế bào là đơn vị sống cơ bản về cấu tạo và chức năng của mọi cơ thể sống. Tuy nhiên, cơ thể đa bào hiếm khi chỉ có một tế bào đơn độc thực hiện một chức năng nào đó, mà thường là một tập hợp tế bào (cùng chất gian bào) cùng nhau thực hiện, đó chính là mô.
- Có 4 loại mô:
+ Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết chất thải
+ Mô cơ: Gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.
  • Mô cơ trơn.
  • Mô cơ vân (cơ xương).
  • Mô cơ tim.
  • Chức năng co giãn tạo nên sự vận động
+ Mô liên kết:
có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau. Có hai loại mô liên kết:
  • Mô liên kết dinh dưỡng (Máu và bạch huyết)
  • Mô liên kết cơ học (Mô sụn và xương)
  • Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học.
+ Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều kiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×