Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể về cô giáo cũ của em. Kể về một việc tốt em đã làm. Kể về một người bạn hay giúp đỡ các bạn trong lớp em. Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu không phai mờ trong em

​1. Điền vào chỗ trống:
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
..........................................................
2. Kể về cô giáo cũ của em
3. Kể về một việc tốt em đã làm
4. Kể về một người bạn hay giúp đỡ các bạn trong lớp em
5. Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu không phai mờ trong em
6. Kể một lần em mắc lỗi làm cho bố mẹ phiền lòng
7. Phát biểu cảm tưởng truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng
8. Phát biểu cảm tưởng truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi
9. Phát biểu cảm tưởng về hai anh chàng trong truyện Lợn cưới, áo mới
10. Phát biểu cảm tưởng về truyện Treo biển
11. Kể về người bạn mới quen
12. Kể một cuộc gặp gỡ
13. Kể về những đổi mới ở quê em
14. Kể về một người thân của em
15. Kể một chuyện vui sinh hoạt
16. Kể về một kỉ niệm đáng nhớ
17 trả lời
Hỏi chi tiết
471
2
0
Chymtee :"v
29/10/2018 17:18:45
2.Kể về một cô giáo cũ
Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1. Cô giáo của tôi cao, gầy, mái tóc không m­ướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc, cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp. Ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng, nghiêm nghị mà dịu dàng. Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên...
Hôm ấy là ngày thứ 7. Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ "My pen" lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút. Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng, thầm ao ước được cầm nó trong tay...
Đến giờ ra chơi, tôi một mình coi lớp, không thể cưỡng lại ý thích của mình, tôi mở cặp của Mai, ngắm nghía cây bút, đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa. Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày, được tự mình sở hữu nó, được thấy nó trong cặp của chính mình...
Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp, Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay! Cả lớp xôn xao, bạn thì lục tung sách vở, bạn lục ngăn bàn, có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không... Đúng lúc đó, cô giáo của chúng tôi vào lớp! Sau khi nghe bạn lớp tr­ưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút: nào là nó màu gì, có chữ gì, có điểm gì đặc biệt, ai cho, để ở đâu, mất vào lúc nào... Cô yên lặng ngồi xuống ghế. Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:
- Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!
Cô hình như không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:
- Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?
Cả lớp nhìn tôi, vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi, những cái nhìn dò hỏi, nghi ngờ, tôi thấy tay mình run bắn, mặt nóng ran như­ có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trư­ờng, chỉ một cái gật đầu của cô lúc này, cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra...Bạn bè sẽ thấy hết, sẽ chê cười, sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa...Tôi sợ hãi, ân hận, xấu hổ, bẽ bàng...Tôi oà khóc, tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn... Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng, cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp, giờ học lặng lẽ trôi qua...
Sáng thứ hai, sau giờ chào cờ, cô bước vào lớp, gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:
- Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình, có phải là cây bút của em không?
Mai cầm cây bút, nó sung sướng nhận là của mình, cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận, giờ học trôi qua êm ả, nhẹ nhàng...Ra chơi hôm ấy, các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước. Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu...
Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi, cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều. Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm, cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường, coi rẻ...
Năm tháng qua đi, bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết. Nhưng hôm nay, nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình như là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.
Giờ đây tôi đã lớn, đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình, tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NGƯỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Chymtee :"v
29/10/2018 17:20:02
1. Điền vào chỗ trống:
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không?
0
1
Chymtee :"v
29/10/2018 17:22:00
3.Kể về một việc tốt em đã làm
Bài làm
Cho đến bây giờ, mỗi khi tôi và Hoa sánh vai nhau trên con đường làng quen thuộc tới trường thì những kỉ niệm năm nào lại hiện về trước mắt tôi như mới hôm qua. Kỉ niệm đó là việc tốt mà tôi và Hoa không bao giờ quên được.
Lúc ấy, đã gần đến giờ vào lớp. Các bạn đã đến gần đông đủ, riêng chỉ có bàn trực nhật của cái Hoa là vẫn chưa thấy ai đến. Thấy vậy, tôi lên tiếng: “Các bạn ơi, hôm nay bàn nào trực nhật mà chưa làm nhỉ?”. Mi lên tiếng: “Hôm nay là bàn cái Hoa đấy, ban nãy tớ đi học còn thấy nó đang gánh nước tưới rau”. Thấy thế, tôi suy nghĩ một lát rồi nói: “Chúng mình mỗi người một tay giúp bạn ấy vào lớp chẳng vào lớp bây giờ”. Cái Uyên lên tiếng: “Mặc kệ, chúng mình cứ thoải mái chơi đi, có phải bàn mình đâu mà phải lo, cậu thích thì đi mà làm”. Tôi không nói gì, lặng lẽ đi mượn chổi quét lớp.
Đầu tiên, tôi vẩy nhẹ một ít nước lên nền nhà rồi quét cho đỡ bụi, tôi móc từng gậm bàn, gậm ghế chẳng mấy chốc lớp đã sạch bóng. Xong rồi kê lại bàn ghế cho ngay ngắn và chạy đi xách nước, giặt giẻ lau bảng. Vừa xách nước vào tới lớp thì cái Hoa đã hớt hả chạy vào đã thấy lớp sạch tinh tươm. Từ cửa văn phòng, ba tiếng trống vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Tôi nhanh chân vào vị trí xếp hàng với khuân mặt đỏ bừng, lấm tấm mồ hôi. Bạn cờ đỏ cũng đã có mặt. Cô giáo bước vào lớp, tất cả đứng dậy chào cô. Cô giáo đưa mắt nhìn xung quanh một lượt, có vẻ rất hài lòng rồi cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nói:
- Hôm nay bàn em Hoa trực nhật rất tốt, lại đúng giờ. Cô mong cả lớp học tập tinh thần làm việc của bàn bạn Hoa thì lớp ta sẽ rất tốt.
Cả lớp tôi không có ai nói gì, đều đưa mắt về phía tôi. Hoa nghẹn ngào lên tiếng:
- Thưa cô, em xin lỗi cô và bạn Ánh. Hôm nay đến phiên bàn em trực nhật nhưng mẹ em ốm, sáng sớm em phải đi tưới rau giúp mẹ. Vì trời lạnh nên em không đi sớm được chính bạn ấy đã giúp em đấy ạ.
Nghe Hoa, cô giáo nhẹ nhàng nói:
- Cô hiểu rồi, thế là bàn em Hoa không trực nhật, nếu không có bạn ấy thì lớp ta bây giờ sẽ ra sao đây? Ánh quả là một học sinh đã làm được việc tốt rồi đó. Chúng ta nên học tập bạn Ánh nhé! Cả lớp mình có đồng ý không?
Chúng tôi thi nhau: "Có ạ!" Nghe cô giáo nói, các bạn cảm thấy thật xấu hổ về hành động của mình. Việc tốt của tôi là như thế đấy, tuy nó rất nhỏ bé thôi nhưng no thật ý nghĩa. Qua câu truyện này tôi cũng muốn gửi tới các bạn một thông điệp: Phải biết chia sẻ, cảm thông với bạn bè trong những lúc họ gắp khó khăn. Có như thế thì cuộc sống của chúng ta mới tốt đẹp hơn.
0
1
Chymtee :"v
29/10/2018 17:23:33
4.Kể về một người bạn hay giúp đỡ các trong lớp em
Bài làm
Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”
Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.
Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.
Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.
Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.
Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.
Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.
0
1
Chymtee :"v
29/10/2018 17:25:17
5.Kể về một kỷ niệm thời thơ ấu không phai mờ trong em
Bài làm
Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.
Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao.
Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này... Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười.
Bỗng dưng có một tiếng nói to "Cho tôi chơi với!" Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười.
Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.
Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
1
0
Chymtee :"v
29/10/2018 17:27:16
6. Kể một lần em mắc lỗi làm cho bố mẹ phiền lòng
Bài làm
Mặc dù đã lên lớp 6 nhưng tôi không quên được lần mắc lỗi hồi lớp 3. Mỗi khi nhớ lại chuyện đó, tôi thấy vô cùng ân hận.
Hồi lớp 3, tôi luôn là một học sinh chăm chỉ, luôn làm đầy đủ bài tập thầy cô giao, luôn thuộc những đoạn thơ văn hay trong sách mà thầy cô bảo. Bài kiểm tra văn và toán, tôi luôn đạt chín hoặc mười. Những lúc thầy cô gọi báo điểm, tôi luôn hãnh diện đáp rõ to những điểm chín, điểm mười của mình. Tôi tự hào về bàn thân tôi. Các bạn lớp tôi cũng tự hào về tôi. Các bạn luôn yêu quý và noi gương tôi. Nhưng rồi tôi đã làm các bạn thất vọng.
Đó là tôi thứ hai. Cứ nghĩ mình đã giỏi nên tôi chủ quan, không học thuộc bài thơ cô giáo giao. Sáng hôm sau, tôi đến lớp với bộ mặt vui vẻ, không gợn chút lo âu vì nghĩ cô sẽ không gọi mình đọc bài. Tôi ung dung nhìn qua cửa sổ, ngắm những vệt nắng ban mai, lắng nghe tiếng chim hót trên cây, mặc cho xung quanh các bạn đang cô ôn lại bài lần cuối. Trống báo vào lớp vang lên. Cô giáo cầm một tập giấy kiểm tra trên tay, thông báo với cả lớp kiểm tra 15 phút bài thơ cũ. Một thoáng lo lắng chạy qua trong tôi. Tôi ngồi ngẩn người ra vì không thuộc tí nào. Cô bạn bên cạnh nhắc tôi nhanh lên kẻo hết giờ. Tôi cắn bút, suy nghĩ xem mình sẽ thế nào nếu bị điểm kém? Sẽ nói với bố mẹ như thế nào?… Một loạt các câu hỏi xuất hiện trong tôi, tôi không thể nghĩ được gì cho bài kiểm tra. Cô giáo bắt đầu nhắc các tổ trưởng thu bài. Tôi nộp bài với phần bài làm để trắng. Cô giáo ra khỏi lớp. Các bạn bàn tán về bài kiểm tra. Còn tôi? Tôi có gì đâu để mà bàn với tán. Tôi thấy sợ. Cả buổi học hôm đó, tôi luôn bị các thầy cô giáo nhắc vì không tập trung nghe giảng. Về nhà, tôi không dám kể với bố mẹ.
Đã đến ngày cô trả bài. Vừa nhận bài từ tay bạn tổ trưởng, tôi như tụt xuồng hố sâu. Tôi bị "zero" vì "không học bài" (cô phê thế). Khi cô lấy điếm vào sổ, vì không muốn xấu hổ với các bạn, tôi đọc 8,5. Tôi nghĩ đơn giản cô sẽ không nhớ và không xem lại bài. Về nhà, tôi cũng thông báo với bố mẹ điểm 8,5. Một tuần trôi qua, không thấy cô nói gì, tôi chắc mẩm mình đã thoát. Bỗng một hôm, cô báo đưa cô tất cả các bài kiểm tra văn của tôi. Xem xong, cô gọi tôi lên hỏi về bài kiểm tra tuần trước. Tôi đành phải nói hết sự thật và xin lỗi cô. Cô gọi điện thông báo cho bố mẹ tôi. Trên đường về, tôi vừa lo sợ vừa ân hận. Thê nào cũng bị bố mẹ mắng, nhưng không, về đến nhà, mẹ chỉ nhẹ nhàng bảo tôi: "Lần sau con đừng như thế nhé!". Tôi xin lỗi mẹ và hứa sẽ nghe lời mẹ. Cho đến giờ tôi vẫn xấu hổ mỗi khi nghĩ tới chuyên đó.
Tôi mong mọi người hãy tha lỗi cho tôi. Các bạn cũng đừng bao giờ mắc lỗi như tôi nhé.
0
1
Chymtee :"v
29/10/2018 17:29:25
7.Phát biểu cảm tưởng truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng
Bài làm
Truyện Ếch ngồi đáy giếng là ngụ ngôn mượn chuyện loài vật để bóng gió, kín đáo nói về chuyện con người.
Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thời khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.
Tuy ngắn nhưng bố cục của truyện cũng chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phần hai về hậu quả tai hại của thái độ chủ quan kiêu ngạo. Từ đó rút ra bài học cho mọi người.
Nội dung truyện có thể tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của truyện và tâm lí nhân vật . Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy?
Bởi ếch sống dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó thấy bầu trời bé xíu như cái vung nồi. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi.
Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, ua, ốc… Mỗi khi ếch cất tiếng kêu ồm ộp vang động, các loài vật kia đều hoảng sợ.
Chi tiết này vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giếng nhỏ lại sâu, khi có tiếng động thì âm vang rất lớn. Giống như ở nông thôn xưa, hễ nhà ai có việc gì thì cả xóm, cả làng đều biết. Làng lại xa vua, xa quan nên bọn cường hào ác bá tha hồ tác oai tác quái, nhũng nhiễu dân lành.
Trong thế giới quá nhỏ bé ấy, ếch tự cho mình là chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nó được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho nên tầm nhìn của nó rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả. Điều đó đã thành thói quen, thành tật xấu của nó.
Một tình huống bất ngờ xảy ra làm đảo lộn tất cả.
Sau một cơn mưa lớn, nước giếng đầy tràn, đẩy ếch ra ngoài. Hoàn cảnh sống của ếch đã đột ngột thay đổi, từ một phạm vi rất hẹp là đáy giếng tới một phạm vi rất rộng là không gian mênh mông. Lúc đầu, ếch cứ tưởng mặt đất cũng giống như đáy giếng kia, bầu trời trên đầu nó lúc này cũng chỉ là bầu trời mà nó đã quen nhìn qua miệng giếng bấy lâu nay và nó vẫn là chúa tể.
Nhưng mặt đất thì mênh mông mà bầu trời thì bát ngát.
Muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn, cách sống. Nhưng quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng ồm ộp.
Cơn mưa lớn chỉ làm thay đổi hoàn cảnh sống chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch mà nguyên nhân chính là thói kiêu ngạo, chủ quan của nó.
Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan, kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến mình thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.
0
1
Chymtee :"v
29/10/2018 17:32:30
8. Phát biểu cảm tưởng truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi
Bài làm
Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị.
Truyện ngụ ngôn là truyện không chỉ có nghĩa đen mả còn hàm chứa nghĩa bóng. Nghĩa bóng là ý nghĩa sâu kín gửi gắm trong truyện, thường là những bài học nhân sinh bổ ích cho con người trong cuộc sống.
Thầy bói xem voi kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét. Của từng người về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả.
Từ việc chế giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm.
Truyện ngắn gọn nhưng rất hấp dẫn bởi hàng loạt các yếu tố đặc biệt của nó: tinh huống đặc biệt, nhân vật đặc biệt, sự vật đặc biệt và cách cảm nhận sự vật của mỗi người lại càng đặc biệt. Có thể coi truyện ngụ ngôn này là một vở hài kịch nhỏ có đủ hoàn cảnh, nhân vật và mâu thuẫn kịch.
Mở đầu là cảnh năm thầy bói mù nhân buổi ế khách bèn túm tụm lại ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn là chưa biết hình thù con voi ra sao. Tình cờ đúng íúc ấy, các thầy nghe người ta nói có voi đi qua, bèn chung nhau tiền biếu quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem. Vì mù nên năm thầy rù no chung một cách xem voi là sờ bằng tay và mỗi thầy chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà thôi.
Phần mở đầu ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết để thu hút và dẫn dắt người đọc. Nếu coi truyện là một màn kịch thì ở đoạn này, mâu thuẫn kịch đã bắt đầu hình thành và phát triển.
Cách xem voi của năm thầy là dùng tay để sờ. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thi sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Thầy nào sờ được bộ phận nào thì nhận xét về hình thù “con voi” như thế. Thầy sờ vào vòi cho rằng voi sun sun như con đỉa. Thầy sờ vào ngà bảo voi chẩn chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ vào tai khăng khăng voi bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ vào chân voi thì cãi: Nó sừng sững như cái cột đình. Bốn nhận định của bốn thầy khác xa nhau nên thầy này phủ nhận ý kiến của thầy kia, Thầy thứ năm sờ vào cái đuôi thì phủ nhận tất cả bốn thầy trước: – Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Dựa trên thực tế mà mình “xem” được, mỗi thầy đều đưa ra nhận xét về hình thu con voi bằng hình thức ví von, so sánh. Điều đó làm cho truyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm sai lầm trong cách xem voi và lời “phán” về voi của các thầy.
Mầu thuẫn càng lúc càng tăng, không ai chịu ai vì người nào cũng cho rằng mình đúng. Tục ngữ có câu: Trăm nghe không bằng một thấy, Trăm thấy không bằng một sờ. Ở đây, các thầy đã sờ tận tay, thử hỏi còn sai vào đâu được? Do vậy, việc thầy nào cũng khẳng định rằng mình đúng là có cơ sở. Thầy nào cũng đúng nhưng khổ nỗi chỉ đúng với một bộ phận của con voi chứ không đúng với toàn bộ con voi.
Người xưa thật hóm hỉnh khi để các thầy bói mù xem một con vật khổng lồ là con voi. Các bộ phận của nó ở cách xa nhau (vòi, ngà, tai, chân, đuôi) mà các thầy đều bị mù, Không thể đi lại dễ dàng. Mỗi thầy lại chỉ sờ được có một thứ nên mới dẫn đến chuyện đấu khẩu bất phân thắng bại.
Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi thầy nào cũng khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình. Cãi nhau mãi không xong tất dẫn đến cuộc ẩu đả quyết liệt, bởi vì cả nám thầy không ai chịu ại. Như vậy là cãi nhau không đi đến đâu, mà đánh nhau càng không thể dẫn đến chân lí khách quan. Cái sai nọ tất yếu dẫn đến cái sai kia. Người đọc tưởng tượng ra cảnh năm thầy bói mù gân cổ cãi nhau rồi quờ quạng đánh nhau mà cười ra nước mắt.
Biện pháp phóng đại được sử dụng triệt để trong truyện để tô đậm cái sai về nhận thức của các thầy bói xem voi.
Năm thầy bói đều sờ vào voi thật và mỗi thầy đều tả đúng một bộ phận của voi, nhưng không ai nhận xét đúng về cả con voi. Sai lầm của họ là mỗi người chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà đã nhất quyết cho rằng đó là con voi. Điều đáng buồn cười là các thầy đều sai nhưng ai cũng nhận mình là đúng. Thực ra họ đều sai lầm trầm trọng bởi vì đã lấy nhận xét chủ quan về một chi tiết của sự vật để khẳng định, đánh giá toàn thể sự vật và phủ nhận ý kiến của người khác.. Cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện, dùng bộ phận để khái quát toàn thể. Truyện không nhằm chế giễu cái “mù” về thể chất (đây chỉ là chi tiết cần có của tinh huống truyện), mà muốn nói đến cái “mù” về nhận thức và phương pháp nhận thức của các thầy bói. Cao hơn thế, truyện có ý giễu cợt những người làm nghề xem bói (Thầy bói nói càn). Tiếng cười trong truyện nhẹ nhàng nhưng cũng rất thâm thúy.
Truyện là màn hài kịch ngắn nhưng chứa đựng một bài học bổ ích. Người xưa muốn thông qua truyện để nhắc nhở mọi người khi giao tiếp, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thi không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.
Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: Thầy bói xem voi.
0
1
Chymtee :"v
29/10/2018 17:34:47
Bài làm
Câu chuyện Lợn cưới, áo mới nói về hai anh chàng có tính thích khoe khoang. Tính khoe khoang (khoe của, khoe danh, khoe tài, khoe chức tước,...) là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người khác biết là mình giàu, mình tài giỏi, mình danh giá. Đó là một thói xấu. Thói xấu này thường lộ ra ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa, nói năng, giao tiếp,.... Truyện Lợn cưới, áo mới kể về hai anh chàng thích trưng diện, khoe khoang, ra điều mình có... của.
Một anh đi tìm con lợn bị xổng khi nhà anh đang chuẩn bị đám cưới. Trong tình huống gia đình bận bịu, bối rối, anh ta không tập trung tư tưởng để tìm lợn cho nhanh, cho mau mà lại nghĩ đến viộc khoe khoang. Khi gặp người bạn, đáng lẽ anh chỉ cần hỏi "Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không". Hoặc có thể tả vài nét về con lợn để người nghe dễ "nhận diện", chẳng hạn : lợn to hay nhỏ, lông trắng hay đen... Nhưng anh chàng lại nói kèm theo cụm từ "lợn cưới của tôi". Như vậy từ "cưới" (lợn cưới) là thừa, không cần thiết, khiến người nghe dễ bật cười. Chúng ta chứng kiến sự việc, thấy rõ anh chàng lợn cưới ấy thật là... hợm của, khoe khoang, đáng cười. Câu chuyện tiếp diễn và còn buồn cười hơn nữa là người nghe câu hỏi của anh lợn cưới lại không cười mà bình thản đáp bằng một câu làm nổ ra tiếng cười vang to. Đó là anh chàng sắm được chiếc áo mới. Có áo mới, anh không đợi ngày lễ, ngày tết, hay đi đâu đó, đem ra mặc. Anh mặc áo ngay, rồi ra đứng hóng ở cửa, đợi khách qua người ta khen. Tính thích khoe đã biến anh thành trẻ con. Trẻ con có áo mới thích được khen là tâm lí ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu mà tục ngữ đã đúc kết : "Già được bát canh, trẻ được manh áo mới". Anh áo mới trong câu chuyện tuy chưa già nhưng cũng không còn trẻ. Vậy mà anh mang tâm lí rất... trẻ con. Mặc áo rồi, anh "đứng hóng ngoài cửa, đứng mãi từ sáng đến chiều, chả thấy ai hỏi, anh ta tức lắm". Tính kiên trì và sự bực tức của anh ta thật không đúng chỗ, đáng buồn cười. Đáng cười hơn nữa là khi nghe anh "lợn cưới" hỏi, chỉ cần trả lời ngắn gọi : "Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua", hoặc "Tôi đứng đây từ sáng..." anh lại dài dòng, mở đầu lời đáp bằng cụm từ : "Từ lúc tồi mặc cái áo mới này...", thế là thành ra... thừa lời, vô duyên, đáng cười.
Đọc, nghe truyện Lợn cưới, áo mới, chúng ta được cười nhiều lần. Tiếng cười vang lên xung quanh con lợn cưới và chiếc áo mới. Của chẳng đáng là bao, mà hai anh chàng kia cứ thích khoe khoang. Thái độ và ngôn ngữ của cả hai đều quá mức, lố bịch. Điều thú vị là tác giả dân gian đã xây dựng được tình huống vừa song song vừa đối lập. Hai nhân vật giống nhau cái tính thích khoe, cũng đua nhau khoe để được người khác chú ý, khen ngợi. Nhưng rồi điều trái ngược đã xảy ra. Chả ai được khen cả, mà chỉ khiến người chứng kiến cuộc gặp gỡ và nghe những lời nói của họ, phải bật cười. Tiếng cười nổ ra ở cuối truyện vừa vang to vừa có ý nghĩa chế giễu sâu sắc. Tính hay khoe là một tính xấu nhưng lại thường xuất hiện nhiều trong cuộc sống chúng ta. Đọc và suy ngẫm về truyện này, chúng ta giật mình vì đôi khi chính bản thân ta cũng vướng tính xấu này. Cười anh chàng trong truyện, ta tự cười mình và nhắc mình phải sửa ngay tính thích khoe khoang, đồng thời rèn lấy tính khiêm tốn, nhún mình trong ứng xử hằng ngày ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
Nhìn chung, ý nghĩa, tác dụng của truyện cười là như thế. Vừa chế giễu, phê phán, mỗi truyện cười vừa nhắc nhở chúng ta tránh thói xấu, rèn luyện tính tốt. Vì thế, các nhà nghiên cứu đánh giá : truyện cười mang tính chiến đấu cao. Đó là những viên thuốc đắng, hoặc... ngọt thơm giúp con người giã tật.
0
1
Chymtee :"v
29/10/2018 17:36:17
10. Phát biểu cảm tưởng về truyện Treo biển
Bài làm
Người Việt Nam chúng ta rất thích cười, dù trong bất kì tình huống, hoàn cảnh nào. Vì vậy, tiếng cười dân gian rất phong phú, có đủ cung bậc khác nhau. Có tiếng cười hóm hỉnh, hài hước để giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc; có tiếng cười trào lộng, châm biếm để phê phán những thói hư tật xấu hay đả kích kẻ thù.
Treo biển là truyện ngụ ngôn chứa đựng ý nghĩa thâm thúy dưới hình thức tiếng cười vui vẻ, nhẹ nhàng. Nội dung kể về một ông chủ cửa hàng bán cá treo tấm biển: Ở đây có bán cá tươi. Nội dung tấm biển được một số người qua đường góp ý theo cách "nghĩ gì nói nấy". Ông chủ nghe theo, cứ bỏ dần từng chữ và cuối cùng thì cất luôn cái biển.
Đọc truyện, người ta thấy buồn cười vì trên đời này không có ai góp ý kiểu như vậy và cũng chẳng có ai lại dễ dàng nghe theo những lời góp ý vớ vẩn như thế. Điều thú vị là truyện lấy cái không thể xảy ra để nói đến những cái hiện tượng có thực trong cuộc sống hằng ngày. Mượn chuyện ông chủ cửa hàng bán cá nghe ai góp ý cũng làm theo, truyện ngụ ý phê phán những người thiếu chủ kiến trong cuộc sống.
Tuy ngắn gọn nhưng truyện vẫn có đầy đủ cốt truyện và nhân vật. Ngôn ngữ kể giản dị, mộc mạc nhưng hài hước, gây cười. Truyện bắt đầu từ tấm biển đề: Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI.
Nội dung tấm biển thông báo bốn ý: Ở ĐÂY chỉ rõ địa chỉ bán hàng. CÓ BÁN thông báo chức năng hoạt động của cửa hàng (bán chứ không phải là mua cá). CÁ thông báo loại mặt hàng mà cửa hàng bán ra (cá chứ không phải tôm, cua…). TƯƠI thông báo chất lượng của cá.
Bốn yếu tốt ấy là cần thiết cho nội dung của một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ.
Thông thường, một cửa hàng muốn bán thứ gì đều phải quảng cáo để giới thiệu hàng của mình với mọi người. Xét về mục đích thì nội dung của tấm biển trên là đầy đủ và hợp lí. Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu không có những lời góp ý vu vơ của một số người.
Có bốn người góp ý về tấm biển. Mỗi người bảo ông chủ bỏ bớt một yếu tố trong dòng chữ để trên biển.
Người đầu tiên bảo:
- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá TƯƠI?
Sự đối lập giữa tươi và ươn đã đánh vào lòng tự ái của ông chủ nên ông ta vội xóa bỏ chữ TƯƠI đi. Tấm biển còn dòng chữ: Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ.
Người thứ hai nhìn tấm biển cười bảo:
- Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là Ở ĐÂY?
Nghe thế, ông chủ vội xóa hai chữ ấy đi. Dòng chữ còn lại là CÓ BÁN CÁ.
Vài hôm sau, người khách khác đến mua cá, cũng cười bảo:
- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra khoe hay sao mà phải đề là CÓ BÁN?
Ngẫm cũng có lí, ông chủ xóa liền hai chữ CÓ BÁN. Rốt cuộc, tấm biển còn mỗi chữ CÁ. Chẳng cứ ông chủ cửa hàng mà đến chính người đọc, người nghe cũng tưởng rằng đến đây thì chẳng còn gì để góp ý nữa. Những người thứ tư lại bảo:
- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?
Vậy thì tấm biển treo lên là thừa, là vô ích, chủ nhà bèn cất luôn cái biển.
Thoạt nghe, ta tưởng ý kiến của từng người đều có lí nhưng nghĩ kĩ thì hóa ra không phải. Bởi vì người góp ý không hiểu được chức năng, ý nghĩ của yếu tố mà họ cho là thừa và mối quan hệ giữa nó với những yếu tố khác. Mỗi người đều lấy sự hiện diện của khách ở cửa hàng và sự trực tiếp được nhìn, ngửi, xem xét mặt hàng thay cho thông báo gián tiếp vốn là chức năng, đặc điểm của ngôn ngữ. Vì vậy, họ chỉ quan tâm đến một hoặc hai từ mà họ cho là quan trọng mà không thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của các thành phần khác trong câu.
Đọc truyện này, ta thấy cứ mỗi lần có người góp ý là ông chủ cửa hàng không cần suy nghĩ vội làm theo ngay. Ta cười vì thái độ tiếp thu thụ động, không suy xét cẩn thận của ông ta. Ta cười vì ông ta không hiểu mục đích treo biển để làm gì và những điều viết trên biển có ý nghĩa gì.
Kết thúc truyện cũng là lúc tiếng cười vang lên bởi vì ý kiến của từng người mới nghe qua tưởng là có lí nhưng làm theo thì kết quả cuối cùng lại thành phi lí. Ta bật cười vì trên đời này có lẽ không có ông chủ nào lại nghe góp ý kiểu "đẽo cày giữa đường" như thế.
Treo biển là một truyện hài hước tạo nên tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến trong suy nghĩ và trong hành động.
Từ truyện này, ta có thể rút ra bài học: Trong cuộc sống, chúng ta nên lắng nghe lời góp ý của mọi người nhưng không nên vội vàng làm theo khi chưa suy xét kĩ. Làm bất cứ việc gì ta cũng phải đặt ra mục đích, có chủ kiến và biết tiếp thu một cách chọn lọc và sáng tạo ý kiến của người khác để vận dụng thiết thực vào hoàn cảnh của mình. Trước khi làm việc gì cũng nên đặt ra câu hỏi: Mình làm việc ấy để làm gì? Làm như thế nào?
Qua truyện này, chúng ta cũng có thể rút ra bài học về cách dùng từ. Từ dùng phải có nghĩa, có chứa thông tin cần thiết, không dùng từ thừa và thiếu. Từ được sử dụng phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đem lại hiệu quả cao nhất trong giao tiếp.
1
0
Chymtee :"v
29/10/2018 17:38:12
11. Kể về người bạn mới quen
Bài làm
Lớp chúng tôi mới có thêm một thành viên mới đó chính là Lan một người bạn đến từ miền Nam và bạn mới chuyển ra đây sống cùng với ông bà. Lan là một người bạn mới của tôi, bạn là một người bạn mới khá thú vị của tôi.
Tôi vẫn còn nhớ như in đó là một ngày thứ hai đầu tuần đó là lần đầu tiên tôi gặp Lan. Cô giáo giới thiệu lan mới chuyển từ miền Nam ra đay sinh sống ,bạn sẽ học cùng với chúng tôi và cô đã sắp cho bạn ý ngồi cạnh tôi. Lan là một đứa con gái khá xinh,tôi nghĩ thế. Bạn có vầng trán cao và rộng lộ ra vẻ thông minh của Lan khi bạn làm bài tập. Đôi môi đỏ tươi của bạn luôn nở nụ cười với tôi. Mỗi khi bạn cười bạn đều để lộ hàm răng trắng như ngọc trai và đều như hạt bắp vậy, Thân hình bạn mảnh mai dong dỏng mỗi sáng đi học bạn lại mặc bộ đồng phục của trường mà không hề cầu kì trong cách ăn mặc nhưng vẫn thể hiện được sự sạch sẽ của. Bạn ấy có một đôi mắt to tròn long lanh như hai hòn bi,đôi mắt ấy nhiều lúc khiến cho tôi cảm thấy giật mình vì nó rất đẹp. Mỗi khi được nói về những tạp chí những ngôi sao thù đôi mắt ấy lại sáng bừng lên hạnh phúc. Lan có mái tóc đen nhánh dài đến ngang lưng. Cậu ấy không thích để tóc dài như thế nhưng mẹ bạn ấy lại không cho cắt. Đây là một nỗi bận tâm của nó mà lúc nào nó cũng than phiền về điều đó khiến tôi nhiều lúc muốn cắt ngay mái tóc ấy hộ nó. Nhưng phải công nhận là mái tóc nó đẹp,chẳng hiểu sao nó lại muốn ắt nữa. Cái mũi hơi to là một điều đặc biệt trên gương mặt nó. Đôi môi chúm chím hình trái tim và đỏ mọng khiến tôi phải ghen tỵ. Nó là một đứa con gái khá giản dị không cầu kì không sang chảnh và đó là lí do tôi cũng thấy ấn tượng khi lần đầu tôi nói chuyện với nó. Tưởng chừng như tình bạn giữa chúng tôi sẽ ngày càng tiến triển thì không bao lâu đó một chuyện đã khiến tình bạn ấy của chúng tôi không còn được thân thiết nữa và chúng tôi không thèm nhìn mặt nhau. Chuyện đó cũng bắt nguồn từ một đứa không hiểu chuyện như tôi. Chuyện bắt đầu vào một lần kiểm tra mười lăm phút môn văn phần tiếng Việt. Tối hôm trước do tôi mải xem phim quá nên tôi không học bài cũ. Khi cô giáo nói cô sẽ kiểm tra nên tôi thấy rất run không biết nên làm sao. Tôi với lên hỏi xem Lan đã học bài chưa thì Lan trả lời là học rồi. Thế là tôi bớt run hơn tôi có thể nhờ vả vào Lan, tôi yên trí đợi Lan làm xong rồi sẽ giúp tôi thôi.
Nhưng trái với suy nghĩ của tôi là nó tuy đã làm xong nhưng vẫn không cho tôi chép. Tôi nghĩ chắc nó quên nên tôi nhắc nó nhưng nó vẫn không có thái độ gì. Cơn tức của tôi khi ấy lên đến đỉnh điểm tôi tức nó và tức cả mình sao lại kết bạn với một đứa không giúp đỡ bạn bè khi bạn gặp khó khăn như. Tôi tức lắm tự nhủ với mình không thèm nói chuyện với nó nữa. Thế là tôi không thèm nói chuyện với nó cho đến một ngày tôi bị ngã gãy chân không thể đi học được. Biết chuyện nó đén nhà tôi nới nguyện làm xe ôm cho tôi. Tôi vẫn chưa nguôi giận bảo nó lúc cần giúp thì không giúp giờ thì đến làm gì. Nó bảo việc gì tốt cho cậu tớ sẽ làm. Nghe đến đây tôi cảm thấy ngại ngùng không dám nói gì. Thế rồi nó bắt chuyện với tôi như hồi chúng tôi mới quen nhau vậy. Dặn mình không được nói chuyện với nó nhưng rồi không biết tại sao tôi tiếp lời nó một cách vô thứ. Một tuần tôi bị gãy chân cũng là một tuồn nó chở tôi di học và đối với tôi đó la những ngày tháng tôi không bao giờ quên được.
Rồi cứ thế dần dần chúng tôi lại nói chuyện bình thường như trước đây. Chúng tôi quên những chuyện cũ không nhắc tới nó nữa. Tôi cũng thầm thấy vui vì mình bị đau chân vì nếu không có chuyện đó thì tôi cũng sẽ không thèm nghe tất cả mọi điều nó nói và đương nhiên chúng tôi cũng sẽ không thể có được một tình cảm thân thiết như bây giờ. Biết tôi bị đau chân nên khó tiếp thu việc học nhanh được cộng thêm việc những buổi đi viện khám lại tôi không lên lớp được nên mỗi buổi chiều nó thường đến nhà tôi để giúp tôi việc học nên chúng tôi càng thân nhau hơn. Càng nghĩ tôi càng cảm thấy mình thật là trẻ con so với nó. Kỉ niệm đó để lại cho cả hai chúng tôi những bài học rất khó quên. Chúng tôi tự hứa với nhau dù sau này có xảy ra chuyện gì đi nữa thì chúng tôi sẽ không bao giờ tránh mặt nhau mà sẽ đối diện để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng tôi.
Khi vui có nó khi buồn có nó,cuộc sống của tôi màu sắc vui vẻ hơn rất nhiều từ khi có nó. Tôi sẽ trân trọng tình bạn này,trân trọng những giây phút chúng tôi được ở bên nhau và tôi nghĩ cả đời này tôi sẽ không thể nào quên được nó quên được tình cảm trong sáng giữa chúng tôi
0
1
Chymtee :"v
29/10/2018 17:39:28
9. Phát biểu cảm tưởng về hai anh chàng trong truyện Lợn cưới, áo mới
Bài làm
Câu chuyện Lợn cưới, áo mới nói về hai anh chàng có tính thích khoe khoang. Tính khoe khoang (khoe của, khoe danh, khoe tài, khoe chức tước,...) là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người khác biết là mình giàu, mình tài giỏi, mình danh giá. Đó là một thói xấu. Thói xấu này thường lộ ra ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa, nói năng, giao tiếp,.... Truyện Lợn cưới, áo mới kể về hai anh chàng thích trưng diện, khoe khoang, ra điều mình có... của.
Một anh đi tìm con lợn bị xổng khi nhà anh đang chuẩn bị đám cưới. Trong tình huống gia đình bận bịu, bối rối, anh ta không tập trung tư tưởng để tìm lợn cho nhanh, cho mau mà lại nghĩ đến viộc khoe khoang. Khi gặp người bạn, đáng lẽ anh chỉ cần hỏi "Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không". Hoặc có thể tả vài nét về con lợn để người nghe dễ "nhận diện", chẳng hạn : lợn to hay nhỏ, lông trắng hay đen... Nhưng anh chàng lại nói kèm theo cụm từ "lợn cưới của tôi". Như vậy từ "cưới" (lợn cưới) là thừa, không cần thiết, khiến người nghe dễ bật cười. Chúng ta chứng kiến sự việc, thấy rõ anh chàng lợn cưới ấy thật là... hợm của, khoe khoang, đáng cười. Câu chuyện tiếp diễn và còn buồn cười hơn nữa là người nghe câu hỏi của anh lợn cưới lại không cười mà bình thản đáp bằng một câu làm nổ ra tiếng cười vang to. Đó là anh chàng sắm được chiếc áo mới. Có áo mới, anh không đợi ngày lễ, ngày tết, hay đi đâu đó, đem ra mặc. Anh mặc áo ngay, rồi ra đứng hóng ở cửa, đợi khách qua người ta khen. Tính thích khoe đã biến anh thành trẻ con. Trẻ con có áo mới thích được khen là tâm lí ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu mà tục ngữ đã đúc kết : "Già được bát canh, trẻ được manh áo mới". Anh áo mới trong câu chuyện tuy chưa già nhưng cũng không còn trẻ. Vậy mà anh mang tâm lí rất... trẻ con. Mặc áo rồi, anh "đứng hóng ngoài cửa, đứng mãi từ sáng đến chiều, chả thấy ai hỏi, anh ta tức lắm". Tính kiên trì và sự bực tức của anh ta thật không đúng chỗ, đáng buồn cười. Đáng cười hơn nữa là khi nghe anh "lợn cưới" hỏi, chỉ cần trả lời ngắn gọi : "Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua", hoặc "Tôi đứng đây từ sáng..." anh lại dài dòng, mở đầu lời đáp bằng cụm từ : "Từ lúc tồi mặc cái áo mới này...", thế là thành ra... thừa lời, vô duyên, đáng cười.
Đọc, nghe truyện Lợn cưới, áo mới, chúng ta được cười nhiều lần. Tiếng cười vang lên xung quanh con lợn cưới và chiếc áo mới. Của chẳng đáng là bao, mà hai anh chàng kia cứ thích khoe khoang. Thái độ và ngôn ngữ của cả hai đều quá mức, lố bịch. Điều thú vị là tác giả dân gian đã xây dựng được tình huống vừa song song vừa đối lập. Hai nhân vật giống nhau cái tính thích khoe, cũng đua nhau khoe để được người khác chú ý, khen ngợi. Nhưng rồi điều trái ngược đã xảy ra. Chả ai được khen cả, mà chỉ khiến người chứng kiến cuộc gặp gỡ và nghe những lời nói của họ, phải bật cười. Tiếng cười nổ ra ở cuối truyện vừa vang to vừa có ý nghĩa chế giễu sâu sắc. Tính hay khoe là một tính xấu nhưng lại thường xuất hiện nhiều trong cuộc sống chúng ta. Đọc và suy ngẫm về truyện này, chúng ta giật mình vì đôi khi chính bản thân ta cũng vướng tính xấu này. Cười anh chàng trong truyện, ta tự cười mình và nhắc mình phải sửa ngay tính thích khoe khoang, đồng thời rèn lấy tính khiêm tốn, nhún mình trong ứng xử hằng ngày ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
Nhìn chung, ý nghĩa, tác dụng của truyện cười là như thế. Vừa chế giễu, phê phán, mỗi truyện cười vừa nhắc nhở chúng ta tránh thói xấu, rèn luyện tính tốt. Vì thế, các nhà nghiên cứu đánh giá : truyện cười mang tính chiến đấu cao. Đó là những viên thuốc đắng, hoặc... ngọt thơm giúp con người giã tật.
0
0
Chymtee :"v
29/10/2018 17:40:26
12. Kể một cuộc gặp gỡ
Bài làm
Để chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, nhà trường tổ chức cuộc gặp gỡ, nói chuyện giữa các chú cựu chiến binh tham gia kháng chiến chống Mỹ với học sinh chúng tôi. Đó là một buổi nói chuyện đầy xúc động. Với tôi, cuộc gặp gỡ này càng đặc biệt hơn, bởi vì tôi được vinh dự đại diện cho các bạn học sinh phát biểu những suy nghĩ về tình cảm và trách nhiệm của thế hệ sau với thế hệ cha anh đi trước.
Tôi đã có mặt tại trường từ sáng sớm. Sao tôi thấy hồi hộp quá! Sân trường hôm nay được trang hoàng thật rực rỡ. Phía khán đài, tấm phông xanh nổi bật lên hàng chữ trắng: “Chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 – 22/12/2009”. Bên dưới là dòng chữ in nghiêng: “Gặp gỡ với những chứng nhân lịch sử”. Dường như một bầu không khí thiêng liêng và vô cùng trang trọng đang bao trùm cả sân trường.
Đúng 7 giờ 30 phút, buổi lễ chính thức được bắt đầu. Tất cả các học sinh đều mặc đồng phục, xếp hàng ngay ngắn. Trên khán đài, thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô giáo đã có mặt đông đủ. Cả trường bỗng vang lên tiếng vỗ tay giòn giã. Toàn thể học sinh đứng dậy để chào đón một đoàn khách đặc biệt. Đó là các chú bộ đội, những người trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sau nghi thức lễ chào cờ, thấy hiệu trưởng đọc bài diễn văn chào mừng ngày 22/12. Cả sân trường im lặng lắng nghe. Thỉnh thoảng, từng tràng vỗ tay nồng nhiệt vang lên, góp phần làm cho buổi lễ thêm phần sôi nổi. Giây phút chờ đợi rồi cũng tới. Một sĩ quan quân đội trong bộ quân phục màu xanh lá cây bước lên trò chuyện với toàn trường. Gương mặt chú kiên nghị và đôn hậu. Giọng nói của chú ấm áp và thân tình. Chú ôn lại những kí ức hào hùng của thế hệ các chú trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Có lẽ phần thú vị nhất mà chúng tôi được nghe là những kỉ niệm có thật và xúc động vô cùng giữa thời chiến.
- Với chú, kỉ niệm sâu sắc nhất là trong lúc tham gia chiến dịch ở Nam Lào. Đó là một đêm mưa tầm tã. Đơn vị chú trên đường hành quân qua cánh đồng thì bị địch phát hiện và bắn phá dữ dội. Chú bị thương và lạc đơn vị. Do mất máu quá nhiều nên chú ngất đi. Tỉnh dậy, chú thấy mình nằm trên chiếc chõng tre. Bên cạnh là một bà má với nét mặt lo lắng, đang ngồi chườm khăn lên trán chú. Má đã tận tình chăm sóc chú cho đến khi chú hồi phục trở lại.
Chú im lặng một lúc rồi xúc động nói tiếp:
- Sau này chú mới biết má cũng có con tham gia quân giải phóng và đã hi sinh. Má xem các chú bộ đội như con của mình, luôn chăm sóc các chú rất tận tình. Mấy năm sau, trở lại ngôi làng xưa, chú không còn được gặp má nữa. Má đã mất cách đó không lâu do tuổi già sức yếu.
Mắt chú như nhòa đi. Giọng chú nghẹn ngào, xúc động. Cả trường cũng im lặng hồi lâu.
Sau đó, chúng tôi đã hỏi các chú rất nhiều điều chúng tôi băn khoăn về thời chiến. Các bạn trong lớp tôi rất sôi nổi và hào hứng khi được đối thoại với các chú. Qua đó, chúng tôi đã hiểu hơn rất nhiều về những con người của thế hệ trước, về cuộc kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc, về những mất mát đau thương mà cả dân tộc ta đã phải trải qua.
Cuối cùng, tôi thay mặt cho các bạn học sinh đứng lên phát biểu suy nghĩ của mình. Dù rất xúc động và hồi hộp, tôi vẫn nhận thấy ánh mắt khích lệ mà các thầy cô giáo và các bạn cùng lớp dành cho tôi. Điều đó đã giúp tôi thêm tự tin để bước lên, phát biểu bằng chính cảm xúc đang dâng trào trong tôi.
- Thưa các bác, các chú!
Chúng cháu là thế hệ may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, thống nhất. Tuy nhiên, qua buổi gặp gỡ và trò chuyện hôm nay, chúng cháu đã phần nào biết được sự gian khổ và mất mát hi sinh của những người đi trước. Hiểu được điều ấy, chúng cháu càng khâm phục, ngưỡng mộ và tự hào về thế hệ cha anh. Chúng cháu càng trân trọng những giá trị của cuộc sống tự do mà chúng cháu đang được hưởng. Chúng cháu xin hứa sẽ chăm chỉ học tập để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Cuối cùng, cháu xin thay mặt các bạn học sinh, kính chúc các bác, các chú và gia quyến luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Chúc các bác, các chú có một ngày 22/12 thật vui vẻ và ý nghĩa.
Tôi kết thúc bài phát biểu của mình trong tiếng vỗ tay ủng hộ của các bạn trong trường. Trong tôi dâng lên một niềm tự hào về dân tộc mình, về thế hệ cha anh đi trước của mình. Tôi tự hứa với lòng mình phải sống sao cho thật xứng đáng là con cháu của đất nước Việt Nam anh hùng.
0
0
Chymtee :"v
29/10/2018 17:42:20
13. Kể về những đổi mới ở quê em
Bài làm
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
0
0
Chymtee :"v
29/10/2018 17:45:24
14.Kể về một người thân của em
Bài làm
Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.
Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.
Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.
Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.
Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà.
Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.
Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.
Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.
Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.
0
0
Chymtee :"v
29/10/2018 17:47:42
15.Kể một chuyện vui sinh hoạt
Bài làm
Nhát gan là một tật mà không ít người mắc phải và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Những câu chuyện ma của bọn bạn lúc nào cũng làm tôi sợ run. Nhưng vì xấu hổ nên tôi không bao giờ nói ra. Cho đến một ngày ….
Tối hôm đó, trăng sáng rất đẹp, gió thổi hiu hiu. Trong khu tập thể, các bà, các cô thong thả đi dạo và trò chuyện. Tôi và các bạn đang túm tụm chơi với nhau thì bỗng Lan đưa ra một ý kiến: “Hay là chúng mình thử đi vào ngôi nhà hoang ở cuối ngõ đi!”. Cả nhóm reo ầm lên hưởng ứng. Riêng tôi cảm thấy hơi rờn rợn. Nghe đâu, ngôi nhà ấy có nhiều ma, lại còn nằm ở cuối ngỏ, ánh đèn đường không rọi tới. Nhưng tôi chưa kịp phản đối thì các bạn đã lôi tôi đến cuối ngõ.
Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.
Về đến nhà, tôi vừa thở hổn hển vừa kể cho bố mẹ nghe về con ma. Thật là một phen hú vía! Nghe xong, bố tôi bật cười, mẹ tôi cũng chẳng nhịn được cười và giễu vui tôi:
- Làm gì có ma ở đó! Đấy là chú Thanh. Chú ấy vừa mua lại ngôi nhà ấy và chuẩn bị cho sửa chữa. Chú ấy ngủ lại để trong vật liệu xây dựng đấy mà!
Mặt tôi nóng bừng lên. Hóa ra là vậy! Tôi bèn chạy đi kể cho các bạn. Nghe xong, tôi còn bị cả bọn cười thối mũi vì lúc đó tôi là đứa hét to nhất và chạy cũng nhanh nhất nữa chứ!
Chuyện xảy ra đã lâu, giờ đây tôi không còn nhát gan và sợ ma nữa nhưng tôi không thể quên được câu chuyện đó. Tuy vật, tôi cũng không kể lại với đám bạn bè mới vì sợ các bạn lại trêu tôi là “thỏ đế”.
0
0
Chymtee :"v
29/10/2018 17:48:59
16. Kể về một kỉ niệm đáng nhớ
Bài làm
Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy ... Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.
Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em – cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.
Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gầm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!
Em đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố ...) gắn với kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kĩ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thỏa mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.
Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:
- Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm ... Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!
Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng: Sao lại thế hả Lan? Cô rất buồn ...
Trên đường về, em lo lắng và bối rối. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị 3 điểm Làm văn thì bố mẹ em sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và ước mơ rằng em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học xong bài mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi. Không thể làm bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá ... Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà mà đầu óc vẫn mông lung.
Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ, khóc tức tưởi. Không, em không thể lừa dối người mẹ yêu kính của mình.
Tối hôm ấy, em đã xem kĩ lại bài. Điểm 3 nhắc nhở em hãy nhìn lại mình. Em tự nhủ: Nhất định chỉ có một điểm 3 này mà thôi. Em sẽ tiếp tục giành được những điểm 9, điểm 10 và sẽ lại được cha mẹ, thầy cô, bè bạn tin yêu như trước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo