LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể về một buổi đi tham quan đền Hùng

2 trả lời
Hỏi chi tiết
467
1
2
Học tốt là số 1
12/12/2017 18:23:07

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Lễ hội đền Hùng từ lâu đã trở thành một lễ hội thiêng liêng lớn nhất của dân tộc Việt Nam, đó là dịp người dân ở khắp các nơi cùng đổ về làm lễ cúng bái để tỏ lòng biết ơn với các vua Hùng. Năm nay, lần đầu tiên em được cùng gia đình đi tham quan khu di tích lịch sử cấp quốc gia – đền Hùng.

Đền Hùng nằm ở đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây được núi rừng bao bọc nên khung cảnh trở nên rất kín đáo, linh thiêng, xứng đáng là nơi yên bình tao lạc của các vị vua Hùng. Ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương là ngày mùng mười tháng ba âm lịch, nhưng mọi người từ khắp các nơi đã đổ về đây từ ngày mùng một và kéo dài đến hết ngày mùng mười. Gửi xe xong, khách du lịch phải đi bộ một quãng khá dài để vào trung tâm của lễ hội. Xung quanh là các quán bán hàng đồ lưu niệm như quần áo, sách vở, vòng tay bằng đá,..đều khắc những chữ viết riêng của khu lễ hội.
Đền Hùng có ba khu di tích chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng được sắp xếp từ dưới lên trên theo đường đi của du khách. Con đường lên các đền thờ giống như được làm theo đường đi lên núi, mọi thứ đều được bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ có khi đã hàng trăm tuổi, cành lá xum xuê. Đặc biệt trên mỗi thân cây đều có treo một tấm biển ghi tên và lịch sử ra đời của nó. Đi được vài chục mét sẽ có một tấm biển ghi câu tục ngữ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là câu : “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “ Chim có tổ người có tông”. Đến đền Hùng mới thấy được nét đẹp văn hóa của người Việt. Mọi người luôn có ý thức trên đường đi, không vứt rác bừa bãi, không xô đẩy ở nơi thiêng liêng, ai cũng có tâm nguyện bái cúng tổ tiên vừa để tỏ lòng biết ơn, vừa để cầu may mắn, sức khỏe cho người thân. Các bậc đá dẫn lối đi đến các đền thờ được xây giống như những cầu thang nối tiếp nhau trả dài, khi đi lên khá vất vả, vì vậy dọc đường có nhiều ghế đã làm bằng gỗ cây cho du khách ngồi nghỉ.

Đền thờ đầu tiên là đền Hạ, đền hạ có kiến trúc khá đơn sơ và dường như được xây dựng từ khá lâu. Tương truyền đây là nơi mẹ Âu cơ sinh ra bọc trứng một trăm người con từ đó khai sinh ra đồng bào ta. Trước khi vào làm lễ, mọi người thường viết những tờ sớ màu vàng rồi thả vào bình nhang to để đốt. Sau khi làm lễ xong, nhiều người sẽ nghỉ ngơi ở những chiếc ghế đá xung quanh để lấy sức tiếp tục leo lên đền Trung. Từ đền Hạ đến đền Trung quãng đường ngắn hơn so với từ nơi bắt đầu đi đến đền Hạ. Tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng các vị tướng thường họp bàn việc nước. Sau khi làm lễ ở đền Trung, mọi người lại tiếp tục leo lên đền Thượng, dù bên ngoài trời nắng nóng nhưng cây cối ở đây rậm rạp tỏa bóng mát khiến cho không khí trở nên dễ chịu hơn. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, đây là nơi có đền thờ của vua Hùng đời thứ sáu. Bố em kể ngày xưa đền Thượng từng bị quân giặc tàn phá nhưng sau đó nhân dân đã góp công góp sức để khôi phục lại.

Sau khi làm lễ ở đền Thượng, mọi người không phải quay trở lại con đường đã đi để xuống chân núi mà tiếp tục đi vòng xuống đền Giếng. Nếu khi leo lên mọi người có khá vất vả thì đường đi xuống lại thoải mái hơn nhiều. Mọi người có thể vừa đi vừa ngắm khung cảnh xung quanh . Đền Giếng có hình tròn giống y như một chiếc Giếng cùng với mái che cổ kính, nước của Giếng khá trong. Tương truyền ngày xưa mẹ Âu Cơ thường tắm cho các con ở giếng này. Vào ngày lễ chính của giỗ tổ Hùng Vương nên có rất nhiều hoạt động diễn ra, có cả chương trình cắt bánh chưng cho người dân đi làm lễ ở đền hay chương trình trình diễn múa hát con rồng cháu tiên. Đây là những hoạt động thường niên để dâng hương bái tế các vua Hùng. Những người dâng hương bái tế vua Hùng thuộc đông đảo các tầng lớp nhân dân, từ trẻ nhỏ đến người già. Thế mới biết người dân Việt Nam từ khi sinh ra đã được dạy dỗ về nguồn cội của mình. Trong lễ hội vua Hùng còn có sự xuất hiện của các du khách nước ngoài. Họ đến đây không chỉ để tham quan mà còn để tìm hiểu về một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Đền Hùng còn có nhiều khu di tích nữa như : Cột đá thề, đền thờ Lạc Long Quân,.. để du khách sau khi làm lễ ở các đền thờ chính có thể đến đây tham quan và tìm hiểu lịch sử dân tộc.

Trên đường đi xuống chân núi là nhiều tốp người đang ngồi nghỉ ở các tảng đá hoặc chụp ảnh kỉ niệm ở các dòng suối mát. Nước suối ở đền Hùng mát lạnh và rất trong, có thể nhìn thấy cả đá ở dưới. Ở đây còn có nhiều nơi mở cửa cho du khách vui chơi và tắm suối. Lễ giỗ tổ Hùng Vương diễn ra hàng năm đã trở thành lễ hội thiêng liêng không thể thiếu của văn hóa dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
12/12/2017 18:23:17

“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Lễ hội đền Hùng từ lâu đã trở thành một lễ hội thiêng liêng lớn nhất của dân tộc Việt Nam, đó là dịp người dân ở khắp các nơi cùng đổ về làm lễ cúng bái để tỏ lòng biết ơn với các vua Hùng. Năm nay, lần đầu tiên em được cùng gia đình đi tham quan khu di tích lịch sử cấp quốc gia – đền Hùng.

Đền Hùng nằm ở đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây được núi rừng bao bọc nên khung cảnh trở nên rất kín đáo, linh thiêng, xứng đáng là nơi yên bình tao lạc của các vị vua Hùng. Ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương là ngày mùng mười tháng ba âm lịch, nhưng mọi người từ khắp các nơi đã đổ về đây từ ngày mùng một và kéo dài đến hết ngày mùng mười. Gửi xe xong, khách du lịch phải đi bộ một quãng khá dài để vào trung tâm của lễ hội. Xung quanh là các quán bán hàng đồ lưu niệm như quần áo, sách vở, vòng tay bằng đá,..đều khắc những chữ viết riêng của khu lễ hội.
Đền Hùng có ba khu di tích chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng được sắp xếp từ dưới lên trên theo đường đi của du khách. Con đường lên các đền thờ giống như được làm theo đường đi lên núi, mọi thứ đều được bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ có khi đã hàng trăm tuổi, cành lá xum xuê. Đặc biệt trên mỗi thân cây đều có treo một tấm biển ghi tên và lịch sử ra đời của nó. Đi được vài chục mét sẽ có một tấm biển ghi câu tục ngữ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là câu : “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “ Chim có tổ người có tông”. Đến đền Hùng mới thấy được nét đẹp văn hóa của người Việt. Mọi người luôn có ý thức trên đường đi, không vứt rác bừa bãi, không xô đẩy ở nơi thiêng liêng, ai cũng có tâm nguyện bái cúng tổ tiên vừa để tỏ lòng biết ơn, vừa để cầu may mắn, sức khỏe cho người thân. Các bậc đá dẫn lối đi đến các đền thờ được xây giống như những cầu thang nối tiếp nhau trả dài, khi đi lên khá vất vả, vì vậy dọc đường có nhiều ghế đã làm bằng gỗ cây cho du khách ngồi nghỉ.

Đền thờ đầu tiên là đền Hạ, đền hạ có kiến trúc khá đơn sơ và dường như được xây dựng từ khá lâu. Tương truyền đây là nơi mẹ Âu cơ sinh ra bọc trứng một trăm người con từ đó khai sinh ra đồng bào ta. Trước khi vào làm lễ, mọi người thường viết những tờ sớ màu vàng rồi thả vào bình nhang to để đốt. Sau khi làm lễ xong, nhiều người sẽ nghỉ ngơi ở những chiếc ghế đá xung quanh để lấy sức tiếp tục leo lên đền Trung. Từ đền Hạ đến đền Trung quãng đường ngắn hơn so với từ nơi bắt đầu đi đến đền Hạ. Tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng các vị tướng thường họp bàn việc nước. Sau khi làm lễ ở đền Trung, mọi người lại tiếp tục leo lên đền Thượng, dù bên ngoài trời nắng nóng nhưng cây cối ở đây rậm rạp tỏa bóng mát khiến cho không khí trở nên dễ chịu hơn. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, đây là nơi có đền thờ của vua Hùng đời thứ sáu. Bố em kể ngày xưa đền Thượng từng bị quân giặc tàn phá nhưng sau đó nhân dân đã góp công góp sức để khôi phục lại.

Sau khi làm lễ ở đền Thượng, mọi người không phải quay trở lại con đường đã đi để xuống chân núi mà tiếp tục đi vòng xuống đền Giếng. Nếu khi leo lên mọi người có khá vất vả thì đường đi xuống lại thoải mái hơn nhiều. Mọi người có thể vừa đi vừa ngắm khung cảnh xung quanh . Đền Giếng có hình tròn giống y như một chiếc Giếng cùng với mái che cổ kính, nước của Giếng khá trong. Tương truyền ngày xưa mẹ Âu Cơ thường tắm cho các con ở giếng này. Vào ngày lễ chính của giỗ tổ Hùng Vương nên có rất nhiều hoạt động diễn ra, có cả chương trình cắt bánh chưng cho người dân đi làm lễ ở đền hay chương trình trình diễn múa hát con rồng cháu tiên. Đây là những hoạt động thường niên để dâng hương bái tế các vua Hùng. Những người dâng hương bái tế vua Hùng thuộc đông đảo các tầng lớp nhân dân, từ trẻ nhỏ đến người già. Thế mới biết người dân Việt Nam từ khi sinh ra đã được dạy dỗ về nguồn cội của mình. Trong lễ hội vua Hùng còn có sự xuất hiện của các du khách nước ngoài. Họ đến đây không chỉ để tham quan mà còn để tìm hiểu về một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Đền Hùng còn có nhiều khu di tích nữa như : Cột đá thề, đền thờ Lạc Long Quân,.. để du khách sau khi làm lễ ở các đền thờ chính có thể đến đây tham quan và tìm hiểu lịch sử dân tộc.

Trên đường đi xuống chân núi là nhiều tốp người đang ngồi nghỉ ở các tảng đá hoặc chụp ảnh kỉ niệm ở các dòng suối mát. Nước suối ở đền Hùng mát lạnh và rất trong, có thể nhìn thấy cả đá ở dưới. Ở đây còn có nhiều nơi mở cửa cho du khách vui chơi và tắm suối. Lễ giỗ tổ Hùng Vương diễn ra hàng năm đã trở thành lễ hội thiêng liêng không thể thiếu của văn hóa dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư