Khi phát hiện người bị điện giật, em cần:
- Ngắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách rút dây điện, ngắt cầu dao điện…
- Không nên chạm vào trẻ bằng tay trần trong khi trẻ vẫn đang tiếp xúc với dòng điện và không được đi vào khu vực rò điện có nước nếu không chính bạn cũng có thể bị điện giật. Để tách trẻ khỏi nguồn điện, bạn nên sử dụng một đồ vật không làm bằng kim loại và không dẫn điện như que gỗ hay chổi…
- Khi trẻ đã được tách khỏi nguồn điện và có thể chạm vào một cách an toàn, nên kiểm tra xem trẻ còn thở và mạch còn đập không. Nếu trẻ ngừng thở và không có mạch, cấp cứu hồi sinh tim phổi (CPR) nên được tiến hành ngay lập tức. Dù vết thương là lớn hay nhỏ thì vẫn nên gọi cấp cứu ngay.
- Trường hợp trẻ vẫn thở tốt, cần kiểm tra màu da của trẻ xem có chuyển sang xanh tái hay không. Tiếp tục theo dõi nhịp thở của trẻ và thực hiện cấp cứu CPR nếu trẻ ngừng thở.
Trẻ nhỏ là đối tượng hiếu động, ổ điện có thể là vị trí yêu thích để nghịch ngợm nên cần cẩn trọng, tránh tối đa cho trẻ tiếp xúc dụng cụ đồ điện nói chung.
- Tìm xem da trẻ có bị bỏng hay không. Sốc điện có thể khiến da bị bỏng nặng. Ngay cả khi vết bỏng bên ngoài trông không quá nghiêm trọng thì trên thực tế vết bỏng có thể rất sâu và gây đau đớn. Ngoài ra, vết bỏng trên môi đôi khi rất khó quan sát.
- Nếu trẻ bị bỏng, không nên chườm đá, bôi thuốc mỡ hay bất cứ thứ gì lên vết bỏng. Cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay để được nhân viên y tế xử trí. Bác sĩ sẽ làm sạch và băng vết thương cho trẻ đồng thời kiểm tra những tổn thương bên trong. Nếu trẻ bị đau, hãy hỏi bác sĩ xem có thể cho trẻ sử dụng paracetamol hay ibuprofen hay không.
- Nếu bác sĩ cho rằng con bạn bị tổn thương các cơ quan bên trong, trẻ sẽ được tiến hành một số xét nghiệm. Trường hợp bỏng nặng, trẻ sẽ cần phải nằm viện điều trị.