Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khi rót nước nóng vào 2 cốc thủy tinh, một cốc dày và một cốc mỏng, cốc nào dễ bị vỡ hơn và giải thích?

5 trả lời
Hỏi chi tiết
3.710
19
0
Cô giáo Lan
26/04/2017 21:57:56
Cốc thuỷ tinh dày dễ vỡ hơn. Vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì bên trong cốc nóng nở ra, bên ngoài cốc chưa kịp nóng nên chưa nở ra. Do đó, bên trong cốc nở ra bị ngăn cản sẽ gây ra lực lớn làm vỡ cốc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
2
Trinh Le
26/04/2017 21:58:31
Các chất đều giãn nở vì nhiệt. Ly thủy tinh dày dễ vỡ nứt hơn khi ly thủy tinh mỏng khi đổ nước là do: khi đổ nước vào ly thủy tinh dày, phần thành ly bên trong tiếp xúc và giãn nở nhiệt và truyền nhiệt ra thành ly bên ngoài, do ly dày nên sự truyền nhiệt này chậm, dẫn đến sự giãn nỡ của thành bên ngoài ly chậm hơn bên trong nên làm cho ly nứt, vỡ. Còn ly thủy tinh mỏng giãn nở vì nhiệt đồng đều hơn nên ít bị nứt vỡ hơn.
2
1
Ho Thi Thuy
26/04/2017 21:59:49
Khi nóng thì vật chất nở ra.Khi rót nước vào cốc thủy tinh mỏng thì hầu hết mặt trong và mặt ngoài thành li giãn nở đồng đều nên không bị nứt.còn cốc thủy tinh dày thì mặt trong và ngoài thành li giãn nở không đồng đều nên nó bị nứt.
3
2
Trần Thị Huyền Trang
27/04/2017 15:25:55
Khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn vì lớp thủy tinh bên trong nóng lên, nở ra trước còn lớp ngoài chưa kịp nở ra nên gây ra 1 lực từ bên trong đẩy ra nên dễ vỡ.
Khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng không dễ vỡ vì cả hai lớp thủy tinh trong và ngoài đều nóng lên, nở ra cùng lúc nên cốc khó vỡ.
2
0
Trần Duy Quân
07/05/2017 09:00:13
+ ) Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước nóng lên trước và dãn nở , trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở . Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ.
+ ) Khi rót nước vào cốc thủy tinh mỏng thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k