vào tcn mk đánh giá 5 sao
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1939) ở Mĩ
Trong khi giai cấp tư sản của Mĩ đang hết lời ca ngợi sự phồn vinh của nền kinh tế thì cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy bất ngờ bùng nổ vào tháng 10-1929, chấm dứt thời kì hoàng kim của kinh tế Mĩ.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngày 29-10-1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Niu Ooc. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn cản nổi, phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ.
Năm 1932, khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất: sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% (so với năm 1929), 11,5 vạn công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng (chiếm 40% tổng số ngân hàng) phải đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản…Số người thất nghiệp lên tới hàng chục triệu. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ.
2. Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven
Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế-tài chính và chính trị-xã hội, đượcgọi chung là Chính sách mới.
Bằng sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh tế, Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Trong các đạo luật đó, Đạo luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.