Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kỹ thuật nhảy xa gồm mấy giai đoạn?

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.218
5
0
Hope Star
16/05/2019 21:54:21
Câu 1:
Kĩ thuật nhảy xa gồm 4 giai đoạn:
- Chạy đà
- giậm nhày
- trên không
- Tiếp đất
Trong đó , Giậm nhảy là giâi đoạn quan trọng nhất của nhảy xa. Giai đoạn giậm nhảy bắt đầu từ khi đặt chân giậm lên ván giậm nhảy. Lúc này chân giậm nhảy hơi khuỵu gối, sau đó dùng sức mạnh của chân và toàn thân đạp mạnh, nhanh lên ván như sức bật của một chiếc lò xo. Khi giậm nhảy phải chủ động đạp mạnh duỗi thẳng chân, phối hợp với đánh tay và đưa chân lăng ra trước – lên cao và giữ cơ thể được thăng bằng.
Giậm nhảy phải phối hợp nhịp nhàng với tốc độ nằm ngang của chạy đà tạo nên. Kết quả nghiêng cứu của nhiều công trình khoa học về giai đoạn giậm nhảy trong nhảy xa cho thấy thành tích đạt được phụ thuộc vào sức mạnh của chân, sự linh hoạt của cổ chân, sức bật của bàn chân, sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ cơ thể đặc biệt là sự phối hợp chính xác giữa lực giậm nhảy và lực do chạy đà tạo nên và góc độ giậm nhảy hợp lý. Góc giậm nhảy khoảng 70 – 780 (so với mặt đất phía trước) để đạt góc bay khoảng 20 – 240.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Trịnh Ngọc Hân
16/05/2019 21:56:27
Câu 1: Kĩ thuật nhảy xa gồm 4 giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy, trên không, tiếp đất. Giai đoạn quan trọng nhất là giậm nhảy.
1
0
Hope Star
16/05/2019 21:58:00
Câu 2:
- Kí thuật đánh cầu thấp thuận tay
Đây là một trong những động tác phòng thủ chủ yếu được sử dụng khi đối phương đánh cầu sang bên phải của mình và đường bay của cầu lại thấp.
Từ tư thế chuẩn bị cơ bản ta di chuyển về hướng cầu đến, tạo một khoảng cách để đánh cầu thích hợp nhất.
Trong quá trình di chuyển để đánh cầu, thì đồng thời vợt cũng được đưa từ trước ra sau lên trên.
Khi hai chân đã cố định ở tư thế để đánh cầu thì vợt lại được chuyển động từ trên xuống dưới, từ sau ra trước và điểm đánh cầu ( điểm tiếp xúc giữa vợt và cầu ) ở trước mũi chân trước và ngang với đầu gối. Lúc này ta cần phải dùng lực của toàn thân, cánh tay và cổ tay để đánh cầu đi. Cần sử dụng linh hoạt của cổ tay để thay đổi góc độ vợt làm thay đổi hướng đi và tầm đi của cầu gây khó khăn cho đối phương khi đánh trả. Sau khi kết thúc động tác cần nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị đánh quả sau ngay.
- Kĩ thuật đánh cầu thấp trái tay
Đây cũng ltrai-tay-thapà động tác phòng thủ bên trái, khi cầu của đối phương đánh sang thấp dưới thắt lưng thì động tác này thường được sử dụng để đánh trả lại sân đối phương bằng đường cầu ngắn.
Từ tư thế chuẩn bị cơ bản ta có thể di chuyển nhanh chóng đến điểm cầu sẽ rơi. Khi dừng để đánh cầu thì tay cầm vượt và chân cùng phía với tay cầm vượt đã ở phía trên, người hơi xoay nhẹ về bên trái, trọng tâm dồn về chân trước, đầu vợt chúc bên trái, góc được tạo bởi cẳng tay và cánh tay vào khoảng 100-1100 ( Lớn hơn góc vuông)
Khi đánh cầu thì phôi hợp chuyển động người từ trái ra trước, đồng thời vợt được cẳng tay lăng từ trái ra trước. Điểm tiếp xúc giữa vợt và cầu ở ngang đầu gối thẳng mũi chân trước. Trong lúc thực hiện kỹ thuật này ta cũng nên sử dụng cổ tay linh hoạt của mình để điều khiển hướng đi của cầu theo ý muốn. Sau khi rời cầu, trở về tư thế chuẩn bị ngay.
1
0
Hope Star
16/05/2019 22:02:06
Câu 3:
- Kĩ thuật chuyền bóng cao tay trong bóng chuyền:
  • Bước 1: Vận động viên bóng chuyền cần quan sát, dự đoán đường đi của bóng để nhanh chóng di chuyển đến vị trí đón bóng kịp thời và chuyền bóng nhanh chóng.
  • Bước 2: Sau khi ổn định vị trí, vận động viên đứng ở tư thế đưa hai tay sẵn sàng chuyền bóng, ngả thân người về phía sau, để bóng tiếp xúc với các ngón tay, phối hợp nhịp nhàng toàn bộ cơ thể và dướn người chuyền bóng đi.
  • Bước 3: Để đỡ bóng, vận động viên bóng chuyền dùng sức ở hai bàn tay, chủ yếu là ngón cái với sự hỗ trợ của các ngón còn lại. Chuyền bóng là động tác sử dụng ngón trỏ, ngón giữa kết hợp sự điều khiển của ngón cái, thả lỏng cổ tay, đỡ bóng nhịp nhàng.

- Kĩ thuật truyền bóng thấp tay trong bóng chuyền:

Kỹ thuật chuyền bóng tay thấp là kỹ thuật sử dụng cẳng, bàn tay để chuyền bóng với diện tích tiếp xúc với bóng và tay rộng.

Đệm bóng có tác dụng gì?

Đệm bóng trong bóng chuyền tạo nên hướng bóng di chuyển mạnh, nhanh và gây khó khăn cho đối phương khi tấn công. Đệm bóng khống chế phạm vi rộng và giúp bạn đỡ các đường bóng xa với những kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện hơn so với kỹ thuật chuyền bóng tay cao
Đệm bóng có các kỹ thuật chính nào?

Đệm bóng chủ yếu được áp dụng kỹ thuật đệm bằng hai tay hoặc bằng một tay kết hợp lăn đỡ bóng. Bên cạnh đó, đệm bóng còn có kỹ thuật dùng cơ thể hoặc đỡ bóng bằng chân nhưng không phổ biến như các kỹ thuật trên.
Kỹ thuật chuyền bóng tay thấp
Kỹ thuật chuyền bóng tay thấp thực hiện với tư thế thấp và gập vừa phải, hai chân rộng bằng vai, co hai tay tự nhiên bên sườn và quan sát bóng.
Tương tự như với kỹ thuật chuyền bóng thấp tay, người chơi cần xác định vị trí điểm rơi của bóng chính xác và đưa tay ra đỡ bóng. Ở tư thế đỡ bóng, bạn cần giơ thẳng hai tay, bàn tay đặt đè chéo lên nhau và nắm lại, bọc hai bàn tay và đặt song song hai ngón cái.

Tiếp đến kỹ thuật đánh bóng được thực hiện khi bóng ở vị trí cách thân người một khoảng gần một cánh tay và đến tầm ngang hông. Lúc này, bạn đạp chân với khớp gối duỗi, nâng thân người và nâng tay chuyển động từ dưới lên trên, sử dụng giữa cẳng tay đệm phía dưới bóng và nâng tay với mức độ cần thiết. Gập cổ tay xuồng và làm căng các nhóm cơ cẳng tay khi tay chạm bóng, kết hợp gồng bụng và giữ chắc khớp khuỷu và bả vai. Hai tay cần giữ thẳng chắc cố định, ép chặt và nắm hai bàn tay hơi ngả thân mình về phía trước.

1
0
doan man
16/05/2019 22:06:31
câu 1.
Gồm 4 giai đoạn:
- Chạy đà: đường chạy đà đối với Học sinh Phổ thông khoảng 15-25m; đối với Vận động viên Nam khoảng 38-48m (18-24 bước), Nữ khoảng 32-42m (16-22 bước).
- Giậm nhảy: góc độ giậm nhảy khoảng 70-780, để đạt góc độ bay 20-240.
- Trên không: khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt ván là lúc bắt đầu giai đoạn trên không.
- Tiếp đất: đây là giai đoạn người nhảy phải chủ động tiếp đất và không để ngã ra sau.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×