Với xo = 5 km và v = 10 km/h thì ta có:
x = 5 + 10t (km) (2.4)
với t tính bằng giờ.
a) Bảng (x,t)
Dựa vào phương trình (2.4) để lập bảng (x,t) (Bảng 2.1).
Vẽ hai trục vuông góc: Trục hoành là trục thời gian (chia độ theo giờ), trục tung là trục tọa độ (chia độ theo 10km). Đánh đấu các điểm đã có trong bảng (x, t) bằng các chấm. Nối các điểm đó lại với nhau, ta được một đọan thẳng, đoạn thẳng này có thể kéo dài thêm về bên phải. Đó là đồ thị tọa độ của chuyển động đã cho (Hình 2.2).
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của toạ độ của vật chuyển động vào thời gian gọi là đồ thị toạ độ - thời gian (đồ thị toạ độ) của chuyển động.
Đề: Cùng một lúc tại 2 điểm A, B cách nhau 100 km có hai ôtô chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ôtô chạy từ A là 72 km/h và của ôtô chạy từ B là 36 km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của 2 xe ôtô làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của 2 ôtô làm chiều (+). Viết phương trình chuyển động của 2 xe, xác định thời điểm và vị trí 2 xe gặp nhau?
Tóm tắt:
- Cho biết:
AB = 100 m.
vA = 72 km/h.
vB = 36 km/h
- Tính: v = ? t = ?
Giải:
* Chọn hệ quy chiếu:
+ Hệ trục toạ độ:
- Gốc tọa độ O: Tại A.
- Chiều (+) Ox: Chiều từ A đến B.
+ Mốc thời gian: Lúc 2 xe bắt đầu chuyển động (t0 = 0).
Ta có PTCĐ: x = x0 + vt.
Xe A: xA = x0A + vAt = 72t.
Xe B: xB = x0B + vBt = 100 + 36t.
Khi 2 xe gặp nhau Þ xA = xB Û 72t = 100 + 36tÛ 36t = 100 Û t = h.
Þ x = 40. = 111,1 km.
Vậy sau h hai xe gặp nhau tại
vị trí cách A 80 km (hoặc cách B 11,1km).