Các bạn đang học cấp bậc Tiểu học và bây giờ các bạn đang học cấp bậc THCS. Lên cấp bậc này thì bạn sẽ thấy rằng nó hoàn toàn khác với những gì bạn đã trải qua trong suốt thời gian học từ lớp 1 đến lớp 5. Lên lớp 6, bạn sẽ phải học bài cũ. Kiểu giống như là “Cô đọc – Trò chép” hoặc sách nó viết cái gì đi chăng nữa thì cũng phải học cho hết. Giống y hệt mình. Ngày đầu tiên lên bảng xơi con 2. Ngày tiếp lên bảng xơi con 1. Ngày sau lên bảng xơi con 4. Tức và khó hiểu đến nỗi không thể nhịn được.
Và cuối cùng thì mình cũng tìm được một phương pháp học mới cho tất cả các bạn học sinh cấp 2.
+ Về chuyện nói chung: Mình xin đảm bảo rằng cách này hữu hiệu hơn bao giờ khác. Thứ nhất, học thuộc phần ghi nhớ trong sách (Trừ môn ngoại khóa, nếu có thì chỉ học đúng môn Nhạc hoặc Mĩ thuật thôi) học những gì thầy cô giáo đã nhắc ở trên lớp và học thuộc tất cả những gì đã viết trong vở.
Chú ý: Phải chép đầy đủ và cân nhắc từng việc một, nếu thấy dễ thì có thể bỏ qua, Nếu khó thì lại phải ghi chép. Nhất là môn Lịch sử. Không tin à! Lên mạng hỏi đi, có thể nói đó là môn học mà học sinh cảm thấy khô khan và buồn ngủ nhất.
+ Về chuyện nói riêng: Các bạn phải cân nhắc từng môn học và phải cho rằng mình thích nó hơn bao giờ hết. Đó là bởi vì nếu đó là môn học yêu thích của bạn thì chắc hẳn bạn học giỏi môn đó chứ.
VD: Mình thích môn nhạc nên điểm nhạc toàn 9 trở lên thôi à! Không có 8,9 đâu nhá!
- Học giỏi môn Ngữ Văn:
Nói về môn học này thì nó phức tạp lắm, nhất là việc học bài cũ. Thôi thì thế này cho nó gọn, muốn tiếp cận với nó lâu đời thì nên mua sách học tốt về mà chép. Nên chép những ý chính vì có thể đứa bạn khác đụng hàng với bạn thì sao. Hoặc khi cô hỏi thì bạn trả lời thế nào? Có cảm thụ được không?
Giơ tay càng nhiều càng tốt, giáo viên sẽ tin tưởng bạn, đừng bao giờ ra vẻ ta đây để khi đến câu khó là “Tách”. Hazzz! Nếu cảm thấy khó hiểu thì nên hỏi bạn bè chứ đừng tự làm một mình vì ý kiến tập thể sẽ đưa ra một câu trả lời đúng. (Umhh! Đa số là vậy)
Việc soạn văn thì như mình đã nói ở trên. Nếu cảm thấy không phù hợp lắm thì lên mạng mà hỏi là được. OK?
- Học giỏi môn Sinh học:
Để học giỏi môn này cũng không khó chút nào. Chúng ta chỉ cần tìm hiểu và đọc thêm thật nhiều sách và các loài vật và về môi trường là được. Chỉ chép thông tin trên mạng chứ còn sách học tốt thì tham khảo thôi cũng được vì nó lằng nhằng lắm.
- Học giỏi môn Vật Lý:
Một số người rất thích học Lý nhưng một số người lại không thích học môn này. Tại sao thế nhỉ? Đơn giản là môn Lý chỉ cần học thuộc phần Ghi nhớ và lý thuyết trong SGK là xong, nhưng khó ở chỗ là phải làm bài tập vận dụng trong SGK và trong SBT. Để nắm vững kĩ năng này thì chúng ta phải tìm hiểu mọi thứ xung quanh ta. Các hiện tượng tự nhiên, động-thực vật, các tác động do con người tạo ra, …. .Đọc thật nhiều sách khoa học tự nhiên và cuốn “Mười vạn câu hỏi Vì sao”. Đọc cuốn “Những điều lạ em chưa biết” hoặc cuốn “Những bí ẩn em chưa biết”. Mua thêm sách nâng cao và bồi dưỡng Vật Lý nhưng đừng làm bài bài tập trong đó vì để làm chúng ta phải mất nhiều thời gian, cần cù quá cũng làm chúng ta mệt mỏi. Đặc biệt là học quá nhiều sẽ làm quên hết những gì đã làm. Chỉ cần đọc các thêm các bài tập vận dụng và xem cách giải bài đó. Nếu khó hiểu thì cứ lấy giấy bút ra mà viết lại đề phòng khi quên dạng. Có câu “Phòng hơn chữa mà”. Nếu ai siêng thì cứ làm những gì các bạn thích. Tùy thuộc vào khả năng các bạn thôi.
- Học giỏi môn Toán (Toán Số - Hình)
Thứ nhất, để mình nói chuyện này. Ở lớp 6, xét về mặt nội dung thì phần Toán số nó dễ hơn phần Toán hình rất nhiều, còn xét về mặt hình thức thì 2 môn phần này quá xá dễ. Còn ở lớp 7 thì ở kì một, phần Toán số dễ hơn phần Toán Hình, qua chương hai thì phần Toán số cũng chỉ hơi hơi kho khó một chút thôi. Chứ qua kì hai thì hãy cố gắng tiếp tục sống với Toán hình nhé!
Phần Số chỉ cần thuộc công thức và ghi nhớ là được, nhưng không cần thiết học thuộc ghi nhớ đâu. OK? Phần hình thì phải học hết vì nó khó lắm. Nhất là lớp 7, nếu không học phần này kĩ thì lên các lớp trên sẽ bị nơi xuống hết. Có câu “Mất gốc là hết”. Hầu như giáo viên dạy Toán nào cũng nói câu này hết. Vì vậy bạn cố gắng vượt qua thử thách nhé!
Còn lại các môn Anh - Sử - Địa - GDCD - Công nghệ - Tin học - Âm nhạc - Mĩ thuật - Thể dục thì các bạn cứ làm theo những gì mình đã nói ở trên và ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày là được. Mình chúc các bạn học giỏi và chăm ngoan