1. Đầu tiên, bạn phải tập tâng cầu cho khéo và được nhiều đã, cố gắng tâng bằng phần mu bàn chân (mu giày) a. Khi bạn tâng cầu, bạn hãy giữ vững chân trụ của mình, đừng ngả nghiêng chân trụ nhé. b. Người đứng thẳng theo chân trụ, vững vàng đừng xê dịch quá nhiều. c. Chân thuận tâng cầu khi nâng cầu, hãy chắc chắn rằng trọng tâm mặt bàn chân của bạn sẽ hứng được trái cầu, nếu cầu không hứng được ngay trọng tâm mặt chân thì nó sẽ không bay thẳng mà sẽ bị lệch khiến cầu bay ra ngoài tầm với. Ngoài ra, chân khi giơ lên tâng cầu thì vuông góc 90 độ với cơ thể, như vậy cầu sẽ giữ được độ bay tầm trung và bạn có thể kiểm soát dễ dàng cho những trái tiếp theo, không cao quá khiến bạn có thời gian chết, không thấp quá vì phản ứng không nhạy. 2. Sau khi tâng cầu tốt rồi, bạn chuyển sang chương trình tập khác. Bạn đứng đối diện với tường, đánh dấu vài điểm trên tường và đá vào đến khi muốn vào điểm nào (tương đối thôi) là trúng điểm đó là ok. Có thể đứng từ xa, tâng cầu bằng chân lên và đá vào điểm đó (2 chạm) 3. Bắt đầu tập đá cầu với mọi người, có thể lúc đầu bạn đá vòng tròn hay không cần lưới để tạo phản xạ đỡ và đá dính cầu đã