Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý các bài sau: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Ai có dàn ý chi tiết mấy bài này thì cho m xin vs ,cảm ơn
5 trả lời
Hỏi chi tiết
2.886
1
0
Kẻ bí ẩn
23/04/2018 08:39:16
*MB: Dẫn dắt vấn đề: Khái quát về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Bình Ngô đại cáo
*TB:-Nêu luận đề chính nghĩa:Cốt lõi nhân nghĩa chính là yên dân và trừ bạo. Nhân nghĩa không bó hẹp trong khuôn khổ tư tưởng Nho giáo mà rộng hơn là làm thế nào để đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Bên cạnh đó khẳng định nước ta tuy là một nước nhỏ nhưng vẫn có thể tự hào về:
+Nền văn hiến lâu đời
+Cương vực lãnh thổ
+Phong tục tập quán
+Lịch sử và chế độ riêng
-Bản cáo trạng vạch rõ tội ác kẻ thù: Giặc Minh xảo quyệt thừa nước đục thả câu. Không những thế còn tàn sát, hành hạ, tước đoạt mạng sống con người một cách dã man( dẫn chứng)
-Tổng kết quá trình kháng chiến:+Xây dựng hình tượng người anh hùng áo vải bình thường nhưng có lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sâu sắc, có lí tưởng cao cả (so sánh với Trần Quốc Tuấn để thấy được lòng căm thù giặc và niềm tin sắt đá)
+Khắc họa những chiến công oanh liệt hào hùng (dẫn chứng)
-Tuyên bố hòa bình mở ra kỉ nguyên mới
*Nghệ thuật:-Sử dụng từ ngữ hiển nhiên, vốn có
-Biện pháp đối lập, lấy cái vô hạn của trúc Nam Sơnđể nói đến cái vô hạn trong tội ác giặc Minh, lấy cái vô cùng của nước Đông Hải để nói lên sự dơ bẩn vô cùng
-Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật
-Liệt kê, so sánh, đối lập để tạo thành bản anh hùng ca về những chiến công oanh liệt.
*KB:Tóm tắt lại nội dung, nghệ thuật tiêu biểu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
23/04/2018 12:16:58
1.
Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Khái quát về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Bình Ngô đại cáo.
Thân bài
- Nêu luận đề chính nghĩa:Cốt lõi nhân nghĩa chính là yên dân và trừ bạo. Nhân nghĩa không bó hẹp trong khuôn khổ tư tưởng Nho giáo mà rộng hơn là làm thế nào để đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Bên cạnh đó khẳng định nước ta tuy là một nước nhỏ nhưng vẫn có thể tự hào về:
+ Nền văn hiến lâu đời.
+ Cương vực lãnh thổ.
+ Phong tục tập quán.
+ Lịch sử và chế độ riêng.
- Bản cáo trạng vạch rõ tội ác kẻ thù: Giặc Minh xảo quyệt thừa nước đục thả câu. Không những thế còn tàn sát, hành hạ, tước đoạt mạng sống con người một cách dã man( dẫn chứng).
- Tổng kết quá trình kháng chiến:+Xây dựng hình tượng người anh hùng áo vải bình thường nhưng có lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sâu sắc, có lí tưởng cao cả (so sánh với Trần Quốc Tuấn để thấy được lòng căm thù giặc và niềm tin sắt đá).
+ Khắc họa những chiến công oanh liệt hào hùng (dẫn chứng).
- Tuyên bố hòa bình mở ra kỉ nguyên mới.
* Nghệ thuật:-Sử dụng từ ngữ hiển nhiên, vốn có.
- Biện pháp đối lập, lấy cái vô hạn của trúc Nam Sơnđể nói đến cái vô hạn trong tội ác giặc Minh, lấy cái vô cùng của nước Đông Hải để nói lên sự dơ bẩn vô cùng.
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
- Liệt kê, so sánh, đối lập để tạo thành bản anh hùng ca về những chiến công oanh liệt.
Kết bài: Tóm tắt lại nội dung, nghệ thuật tiêu biểu.
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
23/04/2018 12:18:29
Mở bài : Giới thiệu vấn đề “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
Sự phát triển, thịnh vượng của dân tộc đều phụ thuộc vào những người tài giỏi của quốc gia đó. Những người tài giỏi khó kiến thức cao, học rộng, thông minh,… có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Những điều này hoàn toàn đúng và đã được khẳng định từ thời xa xưa. Tiến sĩ Thân Nhân Trung đã khẳng dịnh điều này qua bài viết của chính mình “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Chắc hẳn có nhiều người chưa hiểu rõ về câu nói này, sau đi chúng ta sẽ đi tìm hiểu ý nghĩa của nó.
Thân bài
Giải thích câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
- Hiền tài: là người có tài và người đó phải có đức. Hiền tài là người tài giỏi, là người có tài cao, học rộng, hiểu biết sâu xa,….
- Nguyên khí: là sức mạnh vật chất, tinh thần, tiềm tàng của con người. là sức mạnh tiểm ẩn và quyết tâm của con người sẽ quyết định thành tích của người đó.
Ý nghĩa của câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
- Những người học rộng tài cao là khí chất ban đầu, làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước.
- Hiền tài có vai trò quan trọng trong sự thịnh suy của đất nước.
- Những người tài giỏi là nhân tố quan trọng để xây dựng đất nước.
Những việc người xua đã làm để thể hiện sự coi trọng nhân tài
- Đề cao danh tiếng, phong chức tước, đề cao ở bảng vàng,….
- Khắc bia để lưu tên
- Khuyến khích noi gương người tài, ngăn ngừa kẻ xấu
- Học tập người tài những điều hay
Bài học từ câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
- Phải biết quý trọng nhân tài
- Những người tài giỏi luôn là người có vai trò quan trọng đối với sự thịnh suy của đất nước
- Phát huy quan điểm của nhà nước, giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài
Kết bài : nêu cảm nghĩ về câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
Câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là một câu nói hết sức có ý nghĩa. Câu nói nhắc chúng ta phải coi trọng người tài ở mọi lúc mọi nơi.
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
23/04/2018 12:19:28
3. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Tác giả: Đặng Trần Côn sinh ra Hà nội.
+ Tác phẩm : tình cảnh lẻ loi người chinh phụ viết về cảnh và tâm trạng người phụ nữ phải sống trong cô đơn, buồn khổ, trong thời gian đợi chồng đi đánh giặc trở về, không có tin tức.
Thân bài
Phân tích:
  • Tám câu đầu: thời gian chờ đợi mỏi mòn.
+ Hai câu thơ đầu: hành động vô thức của người chinh phụ, hành động lặp đi lặp lạià tâm trí đã để nơi biên ải xa nên tất cả việc làm đều không kiểm soát.
+ Hai câu tiếp : sự ngóng trông chim khách báo tin lành nhưng biệt vô âm tín.
+ Hình ảnh ngọn đèn: nói lên thời gia trôi nhanh, người phụ nưc cô đơn một mình đối diện với ngọn đèn vô tri, vô giác lòng mang đầy nỗi sầu, sầu thương về niềm hạnh phúc dở dang.
+ Gà eo óc: tiếng gà âm thanh duy nhất trong đêm tối nhưng lại nhanh chóng im lặng.
+Hòe phất phơ:gợi cảm giác cô quạnh, lạnh lẽoàsự cô đơn của người chinh phụ.
  • “ Khắc giờ” mà cứ như một năm chờ đợi, mối sầu đã đong đầy thành biển khơi vô tâm.
Người thiếu phụ đợi chờ chồng trong mỏi mòn, lo lắng trong sự bồn chồn không yên lo cho sự bình an của chông.
  • Sự gắng gượng thoát khỏi nỗi bủa vây của sự cô đơn:
  • gượng đốt hương -> mê mải về quá khứ
  • gượng soi gương-> nước mắt tuôn trào
  • gảy đàn -> lo cho đứt dây đàn báo điềm chẳng lành.
  • Người phụ nữ gắng gượng bản thân thoát nỗi cô đơn, nhưng càng bị bủa vây nỗi cô đơn đó, càng đau khổ tuyệt vọng.
* Tám câu cuối:Sự thương nhớ của người thiếu phụ
– Gió đông: Gió mùa xuân
– Nghìn vàng: lòng thương nhớ , trân trọng quý như vàng.
– Núi Yên: nơi chiến trận ngoài biên ải xa xôi.
-> Người thiếu phụ gửi nỗi nhớ vào gió đến chồng của mình
– núi Yên ở đâu nàng cũng không biết, trời thăm thẳm xa vời không thấu cho nỗi niềm của nàng
– Cảnh buồn: sương, cành cây, mưa phùn đượm nỗi buồn người chinh phụ. Thiết tha là nỗi buồn khôn nguôi, không lối thoát , dai dẳng, dày sé con tim.
Kết bài:
  • Bài thơ hay
  • Cung bậc và sắc thái khác nhau sự cô đơn, buồn khổ , khát khao sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
23/04/2018 12:20:35
4. Mở bài:
​– Giới thiệu vài nét đặc sắc về tác giả tác phẩm, đoạn trích
– Dẫn dắt về nhân vật Thúy Kiều và em gái Thúy Vân hai người con gái có tài sắc nghiêng nước nghiêng thành là nhân vật chính trong trích đoạn Trao duyên.
II Thân bài:
– Đoạn 1: Thúy Kiều nhờ em là Thúy vân thay mình trả ân nghĩa cho Kim Trọng
“Cậy em em có chịu lời

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”
+ Một nỗi đau đến xé lòng khi đành phải hy sinh tình yêu của mình, hy sinh chính hạnh phúc cá nhân để cứu lấy cha, cứu lấy gia đình cho trọn chữ hiếu.
-> Minh chứng được tính cách, phẩm giá của Thúy Kiều là người đặt chữ hiếu lên hết
+ Cách xưng hô, dùng từ khác thường (cậy, chịu lời, lạy, thưa…) có ý nghĩa một phần là nhờ vả một phần nài ép Thúy Kiều coi đó là việc Thúy Vân cần làm “tình chị duyên em”
-> Tuy rằng trong lòng rất đau xót nhưng Thúy Kiều vẫn mạnh mẽ quyết đoán.
+ Mối tình của Thúy Kiều với chàng Kim tuy rất mặn nồng, thắm thiết nhưng lại mong manh, nhanh tan vỡ.
+ Mâu thuẫn giữa hành động >< lời nói, lí trí >< tình cảm của Thúy Kiều trong cảnh trao duyên cho Thúy Vân. Lời trao duyên, trao kỉ vật nửa muốn trao, nửa muốn níu gữ.
– Đoạn 2: Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên
(Mai sau dù có bao giờ…thiếp đã phụ chàng từ đây)
+ Cuộc độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Thúy Kiều hướng một lòng về tình yêu thương mong nhớ người mình yêu
+ Mức độ của nỗi đau cao hơn,xót xa hơn khi Kiều chuyển sang tự nói với bản thân mình, từ đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đẹp phải chia li.
-> Nổi bật vẻ đẹp nhân cách hy sinh đến quên mình, quên hạnh phúc cho nghĩa cử cao đẹp của Thúy Kiều
III. Kết bài
– Đoạn trích nói lên được số phận bất hạnh của nàng Kiều về tình yêu, không được hưởng tình yêu chọn vẹn.
– Tính hiện thực, nhân đạo của Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích “Nỗi thương mình”
– Nghệ thuật miêu tả nội tâm, khám phá nội tâm nhân vât đặc sắc

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo