LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau: Giải thích câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của"

4 trả lời
Hỏi chi tiết
10.074
26
22
mỹ hoa
10/03/2018 20:19:09
a,Mở bài:
*Yêu cầu:
-con người là sản phẩm hoàn hảo nhất của tạo hóa.
-của cải tuy quý giá nhưng không thể sánh với con người.
-chứng minh cho điều này cha ông ta đúc kết nên câu tục ngữ:".............."
b,Thân bài: cần đảm bảo những ý sau:
*giải thích câu tục ngữ:thế nào là một mặt người bằng mười mặt của?
-vì con người mới là thứ quý giá nhất
-còn người thì còn của:do con người tạo nên của cải.........
-câu tục ngữ so sánh mặt người mặt của theo tỉ lệ :1/10
=>đề cao giá trị con người
* Đưa một vài đẫn chứng để làm sáng tỏ cho lời giải thích:
- muôn đời nay xã hội luôn coi trọng con người hơn là của cải
-người ta sẵn sàng bàn hết nhà cửa đất đai, dánh đổi nhiếu thứ quý giá đế có được sinh mạng
-> hậu quả của điều đó
-> Khẳng định giá trị của con người
* Nêu thêm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự: người sống, đống vàng; người là vàng, của là ngãi...để làm nổi bật thêm giá trị của con người trong cuộc sống.
c,Kết luận: ý nghĩa câu tục ngữ:
- Câu tục ngữ đề cao giá trị con người
- Nhắc nhở con người về giá trị của bãn thân mình và những người xung quanh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
42
10
mỹ hoa
10/03/2018 20:19:31
a. Mở bài:
- Con người là tài sản quý giá nhất. Câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” đã làm sáng tỏ tư tưởng trên.
b. Thân bài:
* Giải thích câu tục ngữ:
- Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có ý nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều
- Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một >< mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so vớui của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.
- Không phải nhân dân không coi trọng của cải, nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào sánh dược
* Chứng minh:
- Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Đây là một tư tưởng hoàn toàn đúng đắn.
+ Trong lao động, sản xuất: Của cải quý giá nhưng của cải là do con người làm ra, không có con người không có của cải: Người làm ra của, người sống đống vảng.
+ Trong quan hệ giữa người với người: Nếu chỉ coi trọng của cải, chúng ta sẽ dễ trở thành người cô độc, không người thân, bạn bè:
Có vàng vàng chẳng hay phô,
Có con nó nói trầm trồ dễ nghe
- Câu tục ngữ còn có thể sử dụng trong nhiều văn cảnh khác:
+ Phê phán những trường hợp coi của hơn người
+ An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân cho là “Của đi thay người”
+ Quan niệm về sinh đẻ trước đây: muốn đẻ nhiều con (Rậm người hơn rậm cỏ)
-> Câu tục ngữ đã đi vào đời sống dân gian bởi tính đúng đắn và giá trị nhân văn của nó.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại giái trị câu tục ngữ.
41
25
Phạm Ngọc Na
10/03/2018 20:20:37
( Cả bài lun nè : . 5 sao nhé )
Kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta rất đa dạng và phong phú. Nó không chỉ đem lại những bài học về kinh nghiệm, quy tắc ứng xử mà còn cho chúng ta thấy cả những giá trị của con người. Trong đó có câu: “Một mặt người bằng mười mặt của”.
Đây là câu tục ngữ được hình thành từ lối so sánh, ví von rất sinh động và gần gũi với nhân dân. Từ việc so sánh ngang bằng giữa “một mặt người” và “mười mặt của” để ta thấy được giá trị to lớn của con người. “Của” ở đây là của cải, là tài sản mang ý nghĩa tiền bạc, kinh tế. So sánh giữa “một” và” mười” để khẳng định sự ơn hẳn của giá trị con người so với tiền tài phù phiếm. Qua đó còn nhằm phê phán những người coi trọng đồng tiền, coi trọng những lợi ích trước mắt mà quên đi giá trị vốn có của con người.
Thực tế trong xã hội ngày nay, khi mà giá trị con người ngày càng bị rẻ rúng, nhiều người mờ mắt trước đồng tiền thậm chí là đánh mất phẩm chất đạo đức của mình. Có rất nhiều người chỉ vì lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt mà làm những việc trái với lương tâm, trái với luân thường, đạo lý hay thậm chí là làm những việc trái pháp luật. Đây quả là một điều đáng thất vọng, đáng báo động trong xã hội hiện tại. Chính những lúc như vậy câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” vang lên như một hồi chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết trân trọng con người. Mỗi chúng ta cần phải luôn nhớ rằng con người mới làm nên của cải chứ của cải không thể tạo nen con người. Điều này có thể thấy ở ngay những người đanh đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết khi ấy người ta sẽ cảm nhận được ngay giá trị đích thực của con người nằm ở đâu. Khi mà bao nhiêu tiền bạc cũng không thể mua được sức khỏe, một thân thể khỏe mạnh khi đó ta mới biết rằng sinh mạng đáng quý như thế nào.
Bên cạnh đó không ít người có quan niệm sai trái rằng giá trị của mỗi con người nằm ở khối tài sản, của cải mà người đó nắm giữ. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, của cải chỉ là thước đo sự giàu có về vật chất còn giá trị của con người còn được xem xét dựa trên trình độ, nhân cách. Khi một người giàu có về vật chế nhưng lại có nhân cách xấu xa thì sẽ không thể nhận được sự tôn trọng chân thành. Trái lại những người mặc dù nghèo khó nhưng họ lại là người biết đối nhân xử thế, biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ người khác đó mới là những người “giàu”. Họ giàu có về tình yêu thương, về phẩm chất đạo đức tốt đẹp và chắn hẳn sẽ được mọi người yêu quý. Trái lại có những người luôn quanh quẩn suy nghĩ làm sao cho nhanh chóng đổi đời, có thật nhiều tiền để nâng giá trị bản thân trước người khác. Khi ấy họ thậm chí còn bất chấp làm những việc phạm pháp như buôn bán ma túy chỉ mong nhanh chóng đổi đời. Tuy nhiên đời chưa kịp đổi thì phải đối mặt với bản án trước vành móng ngựa. Khi ấy có hối hận, có nuổi tiếc thì cũng muộn.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà ông cha ta thường hay nói “Của đi thay người” trước những hoạn nạn phải mất đi của cải, vật chất nào đó. Bởi người còn thì còn làm ra của cải, nếu của cải còn mà người mất thì của cũng đâu tự sinh sôi nảy nở được. Hay đặt trong bối cảnh phát triển của xã hội, hằng ngày những bậc cha mẹ đang phải chạy theo guồng quay của công việc, để kiếm tiền mà bỏ mặc không quan tâm đến con cái. Mặc dù chạy theo công việc để con cái có cuộc sống tốt hơn, để tích lũy của cải cho con cái mà lơ đãng việc dạy dỗ, quản lý con cái sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Dù giàu có, nhiều của cải đến mấy nhưng không chăm chút cho thế hệ sau thì “Miệng ăn núi lở” biết bao nhiêu cho vừa.
Qua những điều trên cho ta một cái nhìn sâu sắc về giá trị của con người trong mối tương quan giữa của cải với nhân cách, tính mạng. Từ đó giúp ta có nhận định, đánh giá đúng đắn hơn về giá trị của mỗi người mà chúng ta tiếp xúc. Chắc hẳn đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho cả thế hệ bây giờ và mai sau.
31
18
Trịnh Quang Đức
10/03/2018 20:25:14
MB: giới thiệu câu tục ngữ
nêu tính đúng đắn của câu tục ngư
TB:
1. giải thik:
Đây là câu tục ngữ được hình thành từ lối so sánh, ví von rất sinh động và gần gũi với nhân dân. Từ việc so sánh ngang bằng giữa “một mặt người” và “mười mặt của” để ta thấy được giá trị to lớn của con người. “Của” ở đây là của cải, là tài sản mang ý nghĩa tiền bạc, kinh tế. So sánh giữa “một” và” mười” để khẳng định sự ơn hẳn của giá trị con người so với tiền tài phù phiếm. Qua đó còn nhằm phê phán những người coi trọng đồng tiền, coi trọng những lợi ích trước mắt mà quên đi giá trị vốn có của con người.
2. Chứng minh:
Thực tế trong xã hội ngày nay, khi mà giá trị con người ngày càng bị rẻ rúng, nhiều người mờ mắt trước đồng tiền thậm chí là đánh mất phẩm chất đạo đức của mình. Có rất nhiều người chỉ vì lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt mà làm những việc trái với lương tâm, trái với luân thường, đạo lý hay thậm chí là làm những việc trái pháp luật. Đây quả là một điều đáng thất vọng, đáng báo động trong xã hội hiện tại. Chính những lúc như vậy câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” vang lên như một hồi chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết trân trọng con người. Mỗi chúng ta cần phải luôn nhớ rằng con người mới làm nên của cải chứ của cải không thể tạo nen con người. Điều này có thể thấy ở ngay những người đanh đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết khi ấy người ta sẽ cảm nhận được ngay giá trị đích thực của con người nằm ở đâu. Khi mà bao nhiêu tiền bạc cũng không thể mua được sức khỏe, một thân thể khỏe mạnh khi đó ta mới biết rằng sinh mạng đáng quý như thế nào.
Bên cạnh đó không ít người có quan niệm sai trái rằng giá trị của mỗi con người nằm ở khối tài sản, của cải mà người đó nắm giữ. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, của cải chỉ là thước đo sự giàu có về vật chất còn giá trị của con người còn được xem xét dựa trên trình độ, nhân cách. Khi một người giàu có về vật chế nhưng lại có nhân cách xấu xa thì sẽ không thể nhận được sự tôn trọng chân thành. Trái lại những người mặc dù nghèo khó nhưng họ lại là người biết đối nhân xử thế, biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ người khác đó mới là những người “giàu”. Họ giàu có về tình yêu thương, về phẩm chất đạo đức tốt đẹp và chắn hẳn sẽ được mọi người yêu quý. Trái lại có những người luôn quanh quẩn suy nghĩ làm sao cho nhanh chóng đổi đời, có thật nhiều tiền để nâng giá trị bản thân trước người khác. Khi ấy họ thậm chí còn bất chấp làm những việc phạm pháp như buôn bán ma túy chỉ mong nhanh chóng đổi đời. Tuy nhiên đời chưa kịp đổi thì phải đối mặt với bản án trước vành móng ngựa. Khi ấy có hối hận, có nuổi tiếc thì cũng muộn.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà ông cha ta thường hay nói “Của đi thay người” trước những hoạn nạn phải mất đi của cải, vật chất nào đó. Bởi người còn thì còn làm ra của cải, nếu của cải còn mà người mất thì của cũng đâu tự sinh sôi nảy nở được. Hay đặt trong bối cảnh phát triển của xã hội, hằng ngày những bậc cha mẹ đang phải chạy theo guồng quay của công việc, để kiếm tiền mà bỏ mặc không quan tâm đến con cái. Mặc dù chạy theo công việc để con cái có cuộc sống tốt hơn, để tích lũy của cải cho con cái mà lơ đãng việc dạy dỗ, quản lý con cái sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Dù giàu có, nhiều của cải đến mấy nhưng không chăm chút cho thế hệ sau thì “Miệng ăn núi lở” biết bao nhiêu cho vừa.
KB:
Qua những điều trên cho ta một cái nhìn sâu sắc về giá trị của con người trong mối tương quan giữa của cải với nhân cách, tính mạng. Từ đó giúp ta có nhận định, đánh giá đúng đắn hơn về giá trị của mỗi người mà chúng ta tiếp xúc. Chắc hẳn đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho cả thế hệ bây giờ và mai sau.
=5Sao nha=

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư