LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý chi tiết: Qua 2 bài thơ Nhớ rừng và Đập đá ở Côn Lôn, em hãy cảm nhận về hình ảnh của những nhà nho yêu nước đầu thế kỉ 20

4 trả lời
Hỏi chi tiết
414
1
0
Trịnh Quang Đức
27/01/2019 19:46:36
DÀN Ý BÀI THƠ NHỚ RỪNG:
A. MỞ BÀI
- Giới thiệu tác giả tác phẩm: Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới giai đoạn đầu 1932 - 1945. Bài thơ “Nhớ rừng” là một trong những tác phẩm nổi tiếng, làm nên thành công cho hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn - Thế Lữ
- Khái quát nội dung tác phẩm: Bài thơ thông qua tâm trạng uất hận trước hoàn cảnh thực tại và nỗi nhớ thời quá khứ vàng son của con hổ để nói lên tâm trạng của chính những người dân đang chịu cảnh mất nước lúc bấy giờ.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Trịnh Quang Đức
27/01/2019 19:47:58
DÀN Ý BÀI THƠ NHỚ RỪNG:
A. MỞ BÀI
- Giới thiệu tác giả tác phẩm: Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới giai đoạn đầu 1932 - 1945. Bài thơ “Nhớ rừng” là một trong những tác phẩm nổi tiếng, làm nên thành công cho hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn - Thế Lữ
- Khái quát nội dung tác phẩm: Bài thơ thông qua tâm trạng uất hận trước hoàn cảnh thực tại và nỗi nhớ thời quá khứ vàng son của con hổ để nói lên tâm trạng của chính những người dân đang chịu cảnh mất nước lúc bấy giờ.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Tâm trạng uất hận của con hổ khi bị giam cầm
- Sử dụng một loạt các từ ngữ gợi cảm thể hiện tâm trạng chán nản, uất ức: “ căm hờn”, “nằm dài”, “chịu ngang hàng”, “bị làm trò”, “bị nhục nhằn”. Sự đau đớn, nhục nhã, bất bình của con hổ như bắt đầu trỗi dậy mãnh liệt khi nhìn thực tại tầm thường trước mắt.
Luận điểm 2: Quá khứ vàng son trong nỗi nhớ của con hổ
- Nằm trong cũi sắt, con hổ nhớ về chốn sơn lâm – nơi nó từng ngự trị, đó là nơi có hàng ngàn cây đại thụ, có tiếng gió rít qua từng kẽ lá, tiếng của rừng già ngàn năm. Tất cả gợi ra một khu rừng hoang dã, hùng vĩ như vô cùng bí ẩn .
- Hình ảnh con hổ giữa chốn rừng xanh bạt ngàn được miêu tả qua một loạt từ ngữ miêu tả, gợi hình: “dõng dạc”, “đường hoàng”, “lượn tấm thân”, “vờn bóng”, “ mắt…quắc”…, thể hiện sự uy nghi, ngang tàng, lẫm liệt của loài chúa tể rừng xanh.
- Hình ảnh con hổ khi còn làm vua chốn rừng xanh được miêu tả qua nỗi nhớ về quá khứ: Một loạt những hình ảnh sóng đôi giữa rừng già và loài chúa tể sơn lâm: “Đêm vàng bên bờ suối” – “ ta say mồi…uống ánh trăng”, “ngày mưa” – “ ta lặng ngắm giang sơn”, “bình minh…nắng gội” – “giấc ngủ ta tưng bừng”, “chiều…sau rừng” – “ta đợi chết…”.
- Việc sử dụng 1 loạt câu hỏi tu từ, đặc biệt là câu cuối đoạn đã thể hiện tâm trạng nuối tiếc, nhớ nhung một quá khứ vàng son, một thời kì oanh liệt, tự do, ngạo nghễ làm chủ thiên nhiên núi rừng.
Luận điểm 3: Nỗi uất hận khi nghĩ về thực tại tầm thường, giả dối
- Quay trở về với hiện thực, con hổ với nỗi “uất hận ngàn thâu” đã vạch trần toàn bộ sự giả dối, tầm thường, lố bịch của cuộc sống trước mắt: Ấy là những “cảnh sửa sang tầm thường, giả dối”, cái bắt chước đầy lố bích của thiên nhiên giả tạo, cố cho ra cái “vẻ hoang vu” nơi rừng thiêng sâu thẳm.
Luận điểm 4: Khao khát tự do sục sôi trong lòng con hổ
- Giọng điệu bi tráng, gào thét với núi rừng (“hỡi…”), lời nói bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ, sự nuối tiếc về quá khứ và khao khát tự do, dù trong giấc mộng, con hổ cũng muốn được quay về nơi rừng già linh thiêng.
⇒ Mượn lời của con hổ, tác giả đã thay cho tiếng lòng của con dân Việt Nam trong thời kì mất nước, ấy là tiếng than nuối tiếc cho một thời vàng son của dân tộc, là tiếng khao khát tự do cháy bỏng, sục sôi trong từng người dân yêu nước.
Luận điểm 5: Nghệ thuật
- Thể thơ tự do hiện đại, phóng khoáng, dễ dàng bộc lộ cảm xúc
- Ngôn ngữ độc đáo, có tính gợi hình, gợi cảm cao
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công: nhân hóa, so sánh, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác…
- Giọng điệu, nhịp thơ linh hoạt, khi thì buồn thảm, khi hào hùng, lẫm liệt, theo trình tự logic hiện thực – quá khứ - hiện thực – quá khứ…
C. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật: “Nhớ rừng” không chỉ thành công ở nghệ thuật tinh tế, mà còn có giá trị lớn về nội dung, đại diện cho tiếng lòng của mọi người dân Việt Nam đang sục sôi trước hoàn cảnh đất nước.
- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Bài thơ góp phần to lớn vào sự thành công của phong trào Thơ mới.
1
0
Trịnh Quang Đức
27/01/2019 19:49:33
LẬP DÀN Ý BÀI THƠ ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN:
Mở bài: Khái quát:
Giới thiệu khát quát về tác giả Phan Châu Trinh và tác phẩm Đập đá ở côn Lôn ( Bài thơ đập đá ở Côn Lôn đã dựng lên một hình ảnh đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước, dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn chí; bài thơ cũng thể hiện được tài năng nghệ thuật của Phan Châu Trinh với tư cách của một nhà văn,nhà thơ).
Thân bài:Phân tích bài Đập đá ở Côn Lôn _Hình ảnh ngang tàng, khí phách của người anh hùng được thể hiện qua công việc đập đá:
+ Khẩu khí đầy ngang tàng, sừng sững của chí làm trai với lòng kiêu hãnh và khát vọng hành động mãnh liệt:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non”
+ Hình ảnh người tù đẹp đẽ, hùng tráng. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong tư thế ngạo nghễ, vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến một công việc lao động khổ sai thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì.
+) Xách búa đánh tan
+) Ra tay đạp bể
_ ý chí chiến đấu sắc son của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày
+ Tháng ngày gian khổ chỉ càng làm tôi luyện sức chịu đựng bền bỉ, dỏe dai, hun đúc ý chí chiến đấu sắc son.
+ Tự thấy mình có tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng, đổi chí trước gian lao thử thách. Có sức chịu đựng mãnh liệt cả về thể xác lẫn tin thần. Thể hiện sự bất khuất trước gian nguy. Trung thành với lí tưởng yêu nước
+ Những người có gan làm chuyện lớn khi phải chịu cảnh tù đày chỉ là việc nhỏ.Tự hào kiêu hãnh công việc mình theo đuổi.
Kết luận: Phân tích bài Đập đá ở Côn Lôn Khái quát lại những nội dung cơ bản và giá trị nghệ thuật của bài Đập đá ở Côn Lôn
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
08/02/2019 13:22:41
MB: Giới thiệu đôi nét về hình ảnh của những nhà nho yêu nước đầu thế kỉ 20
Vd:
Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX có những bước phát triển mới với những hoạt động sôi nổi phong phú. Tiên phong trong phong trào văn học thời kì này là các nhà Nho yêu nước tham gia phong trào cách mạng.

Thân bài:
- Những tác phẩm của họ đã thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, ý chí đấu tranh để giải phóng dân tộc, phát triển đất nước. Tác phẩm của họ còn khắc họa hình tượng người chiến sĩ yêu nước trong hoàn cảnh tù đày gian khổ nhưng vẫn hiên ngang, giữ vững ý chí kiên định với khí phách hào hùng. Tiêu biểu trong số đó là bài thơ ‘Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu và bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh.

+ Hai tác phẩm trên đã khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ dù lâm vào cảnh tù đày vẫn giữ tư thế hiên ngang, giữ vững khí phách của người chiến sĩ cách mạng, làm nên một phong thái ung dung giữa muôn trùng khó khăn của cuộc sống. Giọng thơ trong hai bài thơ này thể hiện sự coi thường khó khăn gian khổ pha lẫn chút tự hào:

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.

- Chỉ có một ý chí kiên định, một bản lĩnh vững vàng thì mới dám coi thường gian khổ nơi chốn tù đày, coi ở tù như một chuyện bình thường, là chốn trú ngụ khi đường đời mệt mỏi. Từ suy nghĩ ấy đã toát lên tư thế của người chiến sĩ cách mạng, họ không bị phụ thuộc mà vẫn làm chủ bản thân mình, sự nghiệp cách mạng vẫn được họ theo đuổi cho dù có trắc trở, gian truân. Coi những thử thách của nhà tù là cơ hội cho người chiến sĩ rèn luyện bản thân, biến nhà tù thành nơi học tập, thể hiện khí phách của người làm trai:

Làm trai đứng giữa đắt Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

+ Người tù thể hiện tư thế oai hùng, hiên ngang. Hành động đập đá biểu hiện sức mạnh và khí thế của con người. Đó là hình ảnh biểu tượng cho việc phá tan xiềng xích nô lệ của kẻ thù, thể hiện ý chí quyết tâm vì độc lập tự do của đất nước.

+ Chí khí lớn lao, hành động dũng mãnh nên không ngại gì khó khăn, không kể đến tấm thân phong trần. Dù có bị vùi dập chốn lao tù họ vẫn một lòng kiên trung với lí tưởng cách mạng:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

KB: Cảm nghĩ lại về 2 nhân vật:
Khí phách hào hùng, tư thế hiên ngang và ý chí kiên định của hai nhà cách mạng họ Phan xứng đáng tiêu biểu cho hình tượng người chiến sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. Yêu nước, bất khuất khi còn được tự do là điều thường gặp nhưng khi rơi vào tay giặc vẫn thể hiện bản chất ấy thì thật đáng khâm phục và tự hào. Truyền thống dân tộc ta đã góp phần tôi luyện thêm tinh thần sắt đá không chỉ của hai nhà thơ họ Phan mà còn biết bao nhiêu người khác nữa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư