Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý chi tiết: Văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay

Lập dàn ý chi tiết (kn, biểu hiện ,nguyên nhân, bp, y/n) về :
1. Văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay
2. Tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống
3. Vai trò của gia đình trong xã hội
7 trả lời
Hỏi chi tiết
15.069
25
8
Nguyễn Diệu Hoài
22/05/2018 20:29:48

1. Văn hóa, ứng xử của giới trẻ hiện nay
A, Mở bài

– Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện nay.

– “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.

B, Thân bài:

-Giải thích ứng xử là gì?

>>> Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.

-Ứng xử mang lại điều gì cho con người?

+ Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Và ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự ,…có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.

+Một học sinh ngoan ngãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ đúng không bạn?

+Hay như trong các cuộc thi hoa hậu cũng vậy. Ở vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh dự thi. Người nào mà có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác trong cùng một cuộc thi khi cơ hội của mọi người là như nhau.

-Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

C, Kết luận

Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn mình, lịch sự.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
3
Ngọc Trâm
22/05/2018 22:42:24
Câu 3 :
1) Giới thiệu đề bài:
* Dẫn dắt: "Gia đình là tế bào của xã hội", là điểm tựa tinh thần vững chắc trong cuộc đời mỗi con người. Dẫu ta có đi xa, làm gì, ở đâu thì hai tiếng gia đình vẫn vang lên trong tâm khảm, có ý nghĩa thiêng liêng nhất. Đó là bến đợi, bến chờ, bến tình thương.
* Dẫn đề: Vì vậy gia đình có vai trò và ý nghĩa thiêng liêng trong sự sống, cuộc đời mỗi chúng ta.
2) Giải thích:
- Gia đình là khái niệm dùng để chỉ những con người cùng chung huyết thống, dòng tộc, gia phả.
- Có nhiều gia đình trong đó gồm nhiều thế hệ sống chung với nhau, "tam đại đồng đường" thậm chí là "tứ đại đồng đường".
- Ngoài những đặc điểm chung như mọi gia đình trên đất nước Việt Nam thì mỗi gia đình có truyền thống riêng, qui ước riêng về lễ giáo, đạo đức, lối sống, bổn phận, nghĩa vụ.
3) Suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với cuộc sống con người:
- Gia đình là cội nguồn sinh dưỡng của con người.
- Là nơi khởi đầu của mọi yêu thương và mơ ước trong ta.
- Là điểm tựa tinh thần vững chắc trong cuộc đời con người.
- Có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình hình thành nhân cách, lẽ sống, lí tưởng.
4) Bàn luận:
- Một đất nước hùng mạnh phải dựa trên nền tảng của gia đình vững chắc.
- Một đất nước suy vong khi nền nếp trong gia đình bị băng hoại.
- Phê phán một bộ phận con người nói chung và giới trẻ nói riêng thiếu ý thức đối với trách nhiệm gia đình.
5) Kết luận:
- Khẳng định vai trò gia đình đối với cuộc sống con người.
- Suy nghĩ của bản thân.
2
5
Dương Tú
22/05/2018 22:56:18
Đề 3
I. Mở bài: giới thiệu về mái ấm gia đình, tình thương gia đình
“Với bố mẹ con luôn là đứa trẻ
Vẫn thơ ngây, bé bỏng chẳng biết gì
Vẫn cần bảo ban cần yêu thương bảo bọc
Dù tuổi con chẳng bé bỏng nữa rồi…”
Đây là những câu thơ nói về tình cảm gia đình, tình yêu thương mà ba mẹ dành cho con cái. Nhưng ai thực sự biết được mái ấm gia đình, tình thương gai đình đối với nhiều người nó có được hạnh phúc như thế.
II. Thân bài: nghị luận về mái ấm gia đình, tình thương gia đình
- Những quan điểm về gia đình:
  • Gia đình là nơi ta được che chở, đùm bọc
  • Là nơi ta được yêu thương, chăm sóc
  • Là nơi ta được thoải mái, không nợ nần, ân oán
  • Là nơi mà ta về mỗi khi mệt mỏi
  • Là nơi chưa đầy tình yêu thương
- Vai trò của gai đình đối với một đứa trẻ :
  • Là nơi nuôi dạy những đứa trẻ một cách tốt nhất
  • Là nơi trẻ nhỏ được yêu thương và chăm sóc ân cần nhất
  • Những đứa trẻ cần được sống trong tình yêu thương gai đình
- Thực trạng hiện nay :
  • Những đứa trẻ mới sinh bị bỏ rơi, bơ vơ
  • Có những đứa trẻ mới tuổi nhỏ đã đi mưu sinh, kiếm sống
  • Có những đứa trẻ bị đánh đạp, chửi mắng và cho nhịn đói
- Những việc làm để mang lại mái ấm gia đình, tình thương gia đình
  • Yêu thương con cái, chăm soc chúng một cách chu đáo
  • Quan tâm đến tâm tư, tình cảm của những đứa trẻ
III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về mái ấm gia đình, tình thương gia đình
mái ấm gia đình, tình thương gia đình là một tình cảm rất đặc biệt, là một điều khiến bao con người hạnh phúc. Vậy nên chúng ta nên tạo dựng một mái ấm gia đình, tình thương gia đình.
9
3
0
3
Quỳnh Anh Đỗ
23/05/2018 10:21:29
3.
Mở bài:
- Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta.

Thân bài: - Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống.

- Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.

- Vậy gia đình có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

+ Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắrí kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp.

+ Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,...

+ Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt.

- Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng mội trường sống và hoàn thiện con người.

- Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm móng cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ.

- Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau. Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác.

Kết bài: - Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.
1
2
Quỳnh Anh Đỗ
23/05/2018 12:28:19
1.

Mở bài: - Giới thiệu:
Văn hóa ứng xử là điều vô cùng quan trọng nó đã tồn tại trong xã hội hàng ngàn năm nay, nhất là ở Việt Nam một đất nước mà người ta thường nói “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” thì việc văn hóa ứng giữa con người với nhau được đặc biệt coi trọng

Thân bài:
- Trước hết chúng ta cần hiểu văn hóa ứng xử chính là thái độ, lời nói, cử chỉ, ánh mắt của chính ta với người xung quanh.

- Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử là vô cùng to lớn. Ứng xử làm sao để đúng chuẩn mực đạo đức xã hội, đúng thuần phong mỹ tục, đúng trong hoàn cảnh mọi lúc mọi nơi là điều vô cùng khó mà con người chúng ta luôn luôn phải tự học hỏi rất nhiều.

- Biểu hiện: Người ứng xử tốt thường là người học hỏi rất nhiều từ sách vở, cuộc sống những người xung quanh, và thường là một người khá tế nhị và khôn khéo. Một người biết cư xử tế nhị, đúng mực luôn luôn để lại những thiện cảm tốt trong lòng người khác, sẽ giúp người đó dễ dàng thuyết phục học thương thảo một vấn đề nào đó có lợi trong công việc, trong giao tế.

- Bên cạnh đó, trong xã hội vẫn còn rất nhiều người không biết cách cư xử sao cho đúng mực và có văn hóa. Trước đám đông họ có thể thản nhiên chửi tục, nói bậy, mắng mỏ người nọ người kia mà không hề cân nhắc trước sau, làm mất thiện cảm của những người xung quanh, gây phản cảm khó chịu cho nhiều người khác.

- Với những học sinh còn đang đi học thì càng nên cố gắng rèn luyện văn hóa ứng xử, làm sao để trở thành người lễ phép, cư xử đúng đắn, biết vâng lời thầy cô, cha mẹ, thương yêu giúp đỡ bạn bè, có như vậy mới xứng đáng là trò giỏi con ngoan.

- Văn hóa ứng xử không chỉ thể hiện qua lời nói, hành động, thái độ mà nó còn thể hiện ở thời trang, trang phục của bạn.
- Hiện nay trong xã hội có rất nhiều người đang ngày càng thiếu đi cách ứng xử trong văn hóa đám đông. Họ có thể ngang nhiên mặc một bộ quần áo trong suốt hở hang cả những vùng nhạy cảm để đi ra đường, Hoặc có nhiều bạn học sinh mặc quần áo quá ngắn đi tới lớp học. Điều này không phù hợp với văn hóa học đường.

Trong một xã hội mà con người coi trọng văn hóa ứng xử, và lễ nghĩa tiết giáo, thì việc chào hỏi cũng luôn là một vấn đề quan trọng. Người chào hỏi cũng cần phải lựa chọn câu chào, thái độ, cử chỉ phù hợp với người mà mình định chào. Ví dụ như: Nếu chúng ta gặp thầy cô, người lớn tuổi thì câu chào lời chào phải thể hiện được sự kính trọng của mình,. Còn nếu ta gặp bạn bè cùng lứa tuổi bạn thân thiết thì lời chào có thể cợt nhả bông đùa, thể hiện sự thân thiết gần gũi…Bạn cần lựa chọn lời chào, thái độ chào phù hợp với hoàn cảnh lúc đó. Ví dụ bạn gặp bạn thân nhưng gia đình bạn vừa có chuyện rất buồn có người thân qua đời chẳng hạn thì cũng không nên quá cợt nhả, bông đùa, nên thể hiện sự quan tâm của mình tới bạn thì tốt hơn.

- Chào hỏi thể hiện văn ứng xử của bạn trong cuộc sống nó thể hiện bạn có phải là người có văn hóa hay không, có đạo đức hay không. Đôi khi lời chào cao hơn mâm cỗ chúng ta nên chào nhau sao cho đúng mực, đừng gây sự căng thẳng, hoặc sự chú ý quá mức nếu không cần thiết.

Kết bài: - Văn hóa ứng xử là một điều vô cùng quan trọng, ứng xử lịch sự trong quá trình giao tiếp là điều mà chúng ta cần phát huy. Ứng xử lịch sự thể hiện nhân cách của con người, nó cũng phản ánh trình độ văn minh của xã hội, chính vì vậy khi xã hội đang phát triển hòa nhập với kinh tế toàn cầu thì chúng ta phải giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa trong nếp chào hỏi của người Việt Nam.

0
1
Quỳnh Anh Đỗ
23/05/2018 12:32:18
2.
Mở bài: Giới thiệu:
Tinh thần tự giác là khả năng vượt qua rào cản cảm xúc để bắt tay hành động ngay lập tức dựa trên suy nghĩ của mình.
Tưởng tượng như có một ngày bạn nghĩ trong đầu: “Dạo này mình hơi tròn do lười vận động và ăn uống hơi quá đà. Đã đến lúc cần phải giảm 5 ký thôi!” Nếu bạn không có tinh thần tự giác lên kế hoạch và tập luyện nghiêm túc để có một thân hình như mong muốn, suy nghĩ đó cứ luẩn quẩn lúc ẩn lúc hiện trong đầu bạn. Tinh thần tự giác như một liều thuốc hữu ích giúp bạn vượt qua những căn bệnh như chần chừ, ngại khó, lười biếng,… Tinh thần tự giác còn là người bạn đồng hành không thể thiếu trên con đường bạn theo đuổi đam mê và mục tiêu của bản thân. Còn chần chừ gì nữa, bạn hãy tìm kiếm người bạn này trước khi bắt tay vào hành trình đi tìm ước mơ nhé!
Thân bài: Thói quen hay bẩm sinh?
Tinh thần tự giác cũng như những cơ bắp có được từ sự rèn luyện thể chất bền bỉ. Nói một cách khác, tinh thần tự giác cao hay thấp cũng xuất phát từ công sức mỗi người bỏ ra tập luyện mỗi ngày.
Bí quyết xây dựng tinh thần tự giác có thể học hỏi từ phương pháp tập tạ nghiêm khắc để hình thành cơ bắp. Điểm khởi đầu sẽ là nâng một cái tạ trong giới hạn khả năng bản thân. Bạn sử dụng sức lực nâng lên cho đến lúc cơ của bạn mỏi, bạn sẽ hạ xuống. Như vậy, tinh thần tự giác được xây dựng từ việc đối mặt với một số thử thách nhỏ nằm trong giới hạn cho phép của bản thân. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa chúng ta sẽ bị thu hẹp mãi trong một khuôn khổ nhất định. Cũng như việc tập tạ, bạn sẽ không tăng thêm sức mạnh nếu cứ nâng mãi một khối lượng nhẹ nhàng cố định, hay sẽ nản lòng sớm khi cố gắng quá sức mình. Quá trình rèn luyện bền bỉ đòi hỏi thời gian, lòng kiên trì, không ngừng thử thách bản thân sau mỗi lần thành công. Một điều quan trọng không kém là bạn cảm thấy thoải mái chấp nhận khả năng hiện tại của mình đang ở đâu và không ngại hàng ngày nỗ lực làm từng chút để đạt mục tiêu.
Như vậy, nhìn một cách tích cực hơn, tinh thần tự giác cũng là một thói quen cần được mài dũa lâu dài. Chúng ta càng dành nhiều thời gian và tâm sức rèn luyện từ những mục tiêu nhỏ, ý thức chúng ta càng phát triển lớn mạnh.
Từ bỏ sự hoàn hảo
Sự hoàn hảo là kẻ thù của ý thức tự giác. Nếu bạn tìm kiếm sự hoàn hảo, bạn sẽ không bao giờ thực hiện được những gì cần làm để tiến tới thành công. Đòi hỏi mỗi việc phải thật hoàn hảo thì rất khó để bắt đầu bắt tay vào làm.
Tôi có một kinh nghiệm nhỏ thế này. Một ngày, tôi lên kế hoạch là phải cố gắng đọc xong một số chương trong các quyển sách trên bàn ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu không hoàn thành, tôi sẽ dẹp bớt đống sách qua một bên hay điều chỉnh lại mục tiêu ngày để không bị ngán ngẩm. Nghe có vẻ như lời biện minh cho sự lười biếng, nhưng tôi cảm thấy tinh thần ít bị dễ nản hơn là để mục tiêu không hoàn thành mà giấy tờ lúc nào cũng chất đống.
Không so sánh với người khác
Bạn đừng nên so sánh mình với người khác mà tự hủy hoại tinh thần bản thân. Nếu không xuất phát từ việc noi gương người khác để phấn đấu, sự so sánh sẽ “giúp” bạn tìm ra những gì bạn đang muốn thuyết phục suy nghĩ của mình theo chiều hướng tiêu cực. Nếu bạn nghĩ mình yếu, người khác sẽ dường như mạnh mẽ hơn. Nếu bạn nghĩ bạn mạnh mẽ, người khác có vẻ như yếu đuối hơn. Vì thế, sẽ không có lúc nào là tốt nhất để có sự tin tưởng vào bản thân có thể vượt khó, hay tinh thần không ngừng phấn đấu cải thiện hơn nữa. Thật là một sự hao phíthời gian và năng lượng! Bạn hãy dành chúng cho thói quen luyện tập để tiến bộ hơn bản thân mình lúc trước và tự nhủ rằng bạn có thể vượt qua được chính mình, bạn nhé!.
Kết bài: Không có thành công nào là không trải qua thử thách. Bạn hãy hình dung khoảng khắc bạn gặt hái được những thành quả mình mong đợi, cảm nhận của bạn lúc đó, niềm vui khi bạn chia sẻ thành công với bạn bè và người thân…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo