Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

22/03/2017 21:06:56

Lập dàn ý cho 2 đề văn nghị luận: a) Tuổi trẻ và tương lai đất nước; b) Văn học và tình thương

Lập dàn ý cho 2 đề văn nghị luận:
a) Tuổi trẻ và tương lai đất nước
b) Văn học và tình thương
(Bài tập làm văn số 7)
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
23.953
56
12
Trinh Le
22/03/2017 21:10:57
a) MB : - dẫn lời dạy của Bác 
- nêu vấn đề nghị luận 
TB : 1) tuổi trẻ là lứa tuổi nào 
- tuổi trẻ là tuổi thanh thiếu niên , học sinh sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường 
2) vid sao tuổi trẻ có vai trò quan trọng đối với đất nước 
-tuổi trẻ là tuổi sung sức nhất trong cuộc đời mỗi người 
- tuổi trẻ là tuổi dám nghĩ dám làm , ôm ấp nhiều hoài bão khát vọng lớn lao 
- là tuổi có sức bật mạnh mẽ nhất 
=> với bấy nhiêu những phẩm chất tinh túy ấy , tuổi trẻ sẽ là nguồn nhân lực hàng đầu trong công cuộc xây dựng đất nước phồn thịnh giàu mạnh 
3) vậy để gánh vác trách nhiệm vừa vinh quang lại nặng nề ấy tuổi trẻ phải làm gì 
- tuổi trẻ phải ko ngừng tu dưỡng đạo đức đẻ trở thành người có đạo đức , có nhân cãh tốt 
- đồng thời phải ko ngừng học tập nâng cao kiến thức hiểu biết trở thành những người vừa có đức vừa có tài để phục vụ tổ quốc . như Bác Hồ nói " có tài ko có đức là người vô dụng có đức mà ko có tài làm việc gì cũng khó " 
- việc học phải bắt đầu ngay từ bây giờ đẻ nắm bắt kiến thức cơ bản trong trường phổ thông 
- chính những kiến thức có tính chất nền tảng ấy sẽ giúp chúng ta tiến xa hơn trên con đường khám phá tri thức nhân loại 
- với sự phát triển vượt bậc của kh- kt sẽ ko chấp nhận những ai tự bằng lòng với mình ko chịu phấn đấu 
- chúng ta phải xác định được mục tiêu học tập đúng đắn đó là : học có tri thức , kiến thức vững vàng bước vào tương lại làm rạng danh que hương đất nước 
- sau khi xác định được mục tiêu học tập vinh quang ấy thi phải định ra phương pháp học tập đúng đắn : học phải đi dôi với hành , lí thuyết phải gắn với thực nghiệm 
- ( đến đây bạn nêu ra một số dẫn chứng về những tấm gương tuổi trẻ góp vai trò quan trọng với đất nước từ xưa tới nay như : anh hùng trẻ tuổi trần quốc toản bóp nát quả cam , thêu lá cờ mang 6 chữ vàng " phá cường địch báo hoàng ân " lập nhiều chiến công hiển hách . trong trân đánh điện biên phủ trên ko có nhiều vị anh hùng trẻ tuổi hy sinh như phan đình giót lấy thân bịt lỗ châu mai , tỗ vĩnh diện lấy thân chèn pháo , bế văn đàn làn giá súng cho đồng dội bắn ... họ đã ko tiếc hy sinh mình để tạo lên một trận đánh " lừng lẫy 5 châu chấn động địa cầu " . hơn ai hết là tuổi trẻ của Bác Hồ, Bác đã đi tìm đường cứu nước chỉ với 2 bàn tay trắng và rồi trở về với bao nhiêu kiến thức để cứu dân cứu nước ) 
KB : khẳng định lai vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
15
Đề b)
Bài làm:
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một phong tục, đạo lý của riêng mình. Đó là cái họ tự hào, bảo vệ, giữ gìn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Xem lại bảo tàng truyền thống Việt Nam, tình đoàn kết yêu thương con người từ lâu đã hình thành và tồn tại vĩnh hằng trông mỗi chúng ta.

Mỗi chúng ta ai cũng có một con tim để yêu thương. Tình thương, tình nhân ái là phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là tình cảm rộng lớn đối với bạn bè, đồng chí, là những cử chỉ tốt đẹp mà ta dành cho những người xung quanh hàng ngày. Mặt khác, tình thương là sự mở mang lòng mình để đến với những người cùng khổ, chia sẽ với họ những gì ta có thể. Tình thương là sự lắng nghe, lắng nghe những gì người cùng khổ nói và lắng nghe con tim mình muốn đáp lại như thế nào. Không chỉ vậy, tình thương còn thể hiện trong văn chương. Như nhà văn Hoài Thanh đã nói “nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình thương và lòng vị tha. Trước hết văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử thì cao quí hơn cả. hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại vô cùng kính yêu, nhớ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ảnh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét cho điều này. Nhân vật “chị Dậu” được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoàn cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên lý trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc

mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Thật đúng với câu ca dao:

“Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn”

Và chắc hẳn những người nào đã và đang học cấp 2 cũng đều biết đến chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến hai anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gởi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa hai anh em với nhau trong gia đình:

“Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè…hay nói chung là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn đề cập đến qua các câu ca dao như:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hoặc câu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Cùng với nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “Đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, năm mươi người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn năm mươi người con khác lên núi sau này trở thành người dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quân có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.

Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng

tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gởi gắm những suy nghĩ, tình cảm thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch Sanh” quen thuộc.

Nhân vật Thạch Sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi mười tám nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy trí nhân để thay cường bạo”

Rồi câu chuyện “Sọ Dừa” cũng không kém phần ý nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với Sọ Dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc Sọ Dừa một cách tận tinh mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thật sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.

Bên cạnh việc ca ngợi những con người “Thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong câu chuyện “Những ngày thơ ấu”, một người độc ác “Ngoài thon thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé – đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải gánh chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí tưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những phụ

nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng chẳng tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “Sống chết mặc bay” là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong lúc nguy cấp, nhân dân đội gió dầm mưa để cứu đê thì quan lại ngồi ung dung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn? Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa bị cuốn trôi hết, tình cảnh trông thật bi thảm. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy.

Qua những tác phẩm văn học trên, chúng ta có thể thấy được rằng: Văn học Việt Nam luôn đề cao lòng nhân ái, ngợi ca tình yêu thương con người và cũng lên án kịch liệt những kẻ vô trách nhiệm, thờ ơ, độc ác, ích kỉ…Đây là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả…đã trở thành truyền thống cao cả quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong học tập để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Còn gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau”

Thế nhưng, bên cạnh cách sống tốt đẹp ấy cũng còn không ít kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Họ sống sung sướng trên sự đau khổ của người khác. Họ ngoảnh mặt làm ngơ trước cảnh “màn trời chiếu đất” của đồng bào. Đó là những biểu hiện suy thoái về đạo đức nhân cách. Họ đáng để cho người đời phê phán và lên án.

Yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau là một lối sống đẹp, biết trọng nhân nghĩa. Ta phải biết đặt tình thương ấy đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh. Đừng để cho những kẻ lười biếng thụ động lợi dụng lòng tốt của ta mà trở nên ỷ lại, sống bám vào người khác. Ta cũng nên hiểu rằng giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống tức là ta đã góp phần làm cho đất nước tiến đến phồn vinh, hạnh phúc. Việc làm

này xuất phát từ tấm chân tình, từ lòng thương yêu người, thương yêu đồng loại mới đáng trân trọng.

Nói tóm lại, người dân Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tình đoàn kết thương người.
7
5
Trinh Le
22/03/2017 21:13:32
b) I, Mở bài: Giới thiệu vấn đề
II, Thân bài: Nghị luận
LĐ1: Văn học dân tộc ca ngợi tình thương người
Mọi thứ đều bắt nguồn từ gốc rễ của nó. Và tình cảm cũng vậy. Gốc rễ của tình cảm là từ tình cảm trong gia đình:
LC1: Tình cảm trong gia đình
* Tình cảm khởi nguồn và có từ đầu tiên là tình cảm cha mẹ dành cho con cái:
_Câu ca dao : Ơn cha nặng lắm ai ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
-> Ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ dành cho con cái (" nặng lắm", " bằng trời". "chín tháng cưu mang")
_Lão Hạc
+ Nhân vật: lão Hạc
+ Biểu hiện: 
- Cả đời gà trống nuôi con
- Luôn day dứt vì chưa lấy được vợ cho con
- Sống khốn khổ để dành tiền cho con
- Chấp nhận cái chết để giữ trọn mảnh vườn cho con
-> Một lão nông thương con hết mực
*Trước tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho, con cái cũng có những tình thương yêu mãnh liệt dành cho cha mẹ
_ Trong lòng mẹ
+ Nhân vật: bé Hồng
+ Biểu hiện
- Luôn nhớ về mẹ và luôn tin tưởng vào ngày mẹ trở vể dù rằng mẹ chưa từng gửi một lá thư, một đồng quà
- Chống đối lại những ý nghĩ, những lời nói cay độc của bà cô về mẹ mình
* Tình cảm anh em cũng rất thắm thiết:
_ Bức tranh của em gái tôi
+ Nhân vật: Kiều Phương
- Yêu quý anh trai cho dù anh luôn xa lánh
- coi anh là người gần gũi, thân thiết nhất-> chọn anh trai làm đề tài cho bức tranh của mình-> đoạt giải nhất
-> Một tấm lòng trong sáng, nhân hậu
* Con người lớn lên, lấy vợ gả chồng. Tình cảm vợ chồng cũng bắt nguồn từ đó:
_Tắt đèn
+ Nv: chị Dậu
+ Biểu hiện: -nhất mực thương chồng
-Không ngần ngại van xin cho chồng, cãi lý với người nhà lý trưởng để tránh đòn cho chồng, đánh nhau với cai lệ và người nhà lý trưởng để bào vệ chồng
LC2: Tình cảm bên ngoài
_ Bạn đến chơi nhà: 
+ tình cảm bạn bè cao khiết và niềm hạnh phúc khi có bạn thể hiện ở câu thơ cuối
_ Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
+ Nv: Thái y lệnh họ Phạm
+ Biểu hiện
- Trái lệnh vua để cứu giúp người bệnh nặng trước
-Tích nhà, lương thực để giúp đỡ những người bệnh người khó
-> Một lương y hết lòng vì người dân
_ Tắt đèn
+Nv: Bà lão hàng xóm 
+ Cho gia đình chị Dậu một nắm gạo. Một nắm gạo tưởng chừng rất ít nhưng đối với gia đình chị Dậu một nắm gạo ấy là rất quý vì cả gia đình nhịn ăn từ sáng và anh Dậu thì đang ốm nặng
_ Chiếu dời đô
+ Nv: vua Lý Công Uẩn
+ Biểu hiện: Vô cùng thương con dân(câu văn" Trẫm rất đau xót.....")
_ Lá lành đùm lá rách : tình cảm, sự giúp đỡ lẫn nhau của những con người không cúng huyết thống, là một truyền thống lâu đời của dân tộc
LĐ2: Văn học dân tộc phê phán những con người vô tình
LC1: Sự thờ ơ với người ngoài
_ Sống chết mặc bay
+ Quan phụ mẫu: 
- Hộ đê bằng một ván bài tổ tôm
- Khi đê vỡ: mặc cho " kẻ sống không chỗ ở, người chết không nơi chôn", hắn ta hạnh phúc, sung sướng vì thắng ván bài to
_ Lão Hạc
+ Nv: vợ ông giáo
+ Biểu hiện: sự lạnh lùng thờ ơ của thị với hoàn cảnh khó khăn của lão Hạc. Thể hiện ở câu: " Lão ấy ngu thì cho lão ấy chết......"
_ Thuế máu
+ Sự độc ác tàn nhẫn của các tên quan đối với những người dân thuộc địa( lọc vài ý thôi nhé):
- ép đi lính
- coi họ như lũ lợn
- xếp vào hầm như xếp lợn, cho ăn như cho lợn ăn
- sau khi từ trận chiến trở về, chúng đón họ bằng 2 chữ : " cút đi"
''''''''''''
* Trong gia đình
_ Tấm Cám
+ Nv: mụ dì ghẻ
+ Biểu hiện:
- hành hạ Tấm
- đối xử tàn nhẫn, nhiều lần lập mưu hãm hại-> kết cục của mụ vô cùng bi thảm
_ Cây khế
+ Nv: người anh
+ Biểu hiện:
- Vì quá tham lam mà đối xử tàn nhẫn với em
- Cố lấy cây khế của em để được như em 
III, Kết bài: Khẳng định vấn đề
6
5
Trinh Le
22/03/2017 21:17:35
b) Dàn ý cho đề văn: Văn học và tình thương 
* Dàn ý sơ lược

Mở bài:
Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận.
 
Thân bài:
- Mối quan hệ giữa văn học và tình thương.
- Các tác phẩm văn học thường ca ngợi, trân trọng những con người biết “thương người như thể thương thân”, giàu lòng yêu thương và nhân ái:
+ Tình yêu với những người thân.
+ Tình yêu với những gì gần gũi, bình dị xung quanh.
+ Tình yêu quê hương đất nước...
(Mỗi ý đều có dẫn chứng, phân tích, chứng minh.)
- Các tác phẩm văn học cũng luôn lên án, phê phán những kẻ sống thiếu tình thương. (Tương tự như ở phần trên, lấy dần chứng, phân tích, chứng minh.)
 
Kết bài:
Vai trò của các tác phẩm văn chương trong việc bồi đắp tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người.
 
* Dàn bài chi tiết.
1. Mở bài:
- Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lí của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới.
 
- Văn học, với chức năng cao cả của nó, luôn luôn ngợi ca những tấm lòng nhân ái “thương người như thê thương thân”, đồng thời cũng lên án những kẻ thờ ơ, dửng dưng hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người.
 
2. Thân bài:

a) Mối quan hệ giữa văn học và tình thương
- Theo Hoài Thanh (ý nghĩa văn chương) thì nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người...)
- Các tác phẩm văn chương thường khơi gợi tình thương và lòng nhân ái của con người...).
 
b) Văn học ca ngợi lòng nhân ái
- Trước hết là những tình cảm ruột thịt trong mỗi gia đình:
+ Cha mẹ yêu thương, hết lòng, hi sinh vì con cái.
+ Con cái hiếu thảo, yêu thương, kính trọng cha mẹ.
+ Anh chị em ruột thịt yêu thương, đùm bọc nhau.
(Dẫn chứng:
+ Người mẹ trong Cổng trường mở ra, Mẹ tôi...
+ Người cha trong Lão Hạc, Mẹ tôi...
+ Hai anh em Thành - Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê).
- Tình làng nghĩa xóm.
(Dẫn chứng: ông giáo với lão Hạc, bà lão láng giềng với gia đình chị Dậu...)
- Tình đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò...
(Dẫn chứng: 3 nhân vật họa sĩ trong Chiếc lá cuối cùng, cô giáo và các bạn của Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê...).
 
c) Văn học phê phán những kẻ thờ ơ hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người
- Những kẻ thiếu tình thương ngay trong gia đình.
(Dẫn chứng: bà cô bé Hồng trong Trong lòng mẹ, ông bố nghiện ngập trong Cô bé bán diêm..).
- Những kẻ lạnh lùng, độc ác ngoài xã hội.
(Dẫn chứng: vợ chồng nghị Quế trong Tắt đèn, những người qua đường đêm giao thừa trong Cồ bé bán diêm..).
 
3. Kết bài:
Liên hệ thực tế và mong ước của em.
2
7
NoName.26218
27/04/2017 12:46:18
vi sao em lam nhu vay
3
6
NoName.116388
30/11/2017 21:39:05
Cho Acc lien quan voi 200+ du Minh se cho
0
0
Tô Chí Nguyên
12/04/2019 19:54:31
Chúng ta có thể thấy, trong tất cả các tác phẩm văn học, không có tác phẩm nào là không nhắc tới tình thương. Thật vậy, văn học và tình thương là hai khái niệm đan xen, không thể tách dời.
Văn học là một bộ môn nghệ thuật dùng ngôn ngữ để tái hiện đời sống. Các nhà văn, nhà thơ cũng dùng ngôn ngữ để diễn tả tự tưởng, tình cảm của mình với cuộc sống, đặc biệt là tình yêu thương luôn được các nhà văn đề cập đến ở nhiều phương diện. Tóm lại, các cung bậc tình cảm yêu thương đều được phản ánh rất sinh động trong các tác phẩm văn học. Còn tình thương là những biểu hiện tình cảm của người với người, là sự thương mến, xót xa, đồng cảm của những tấm lòng nhân ái, là thứ tình cảm trao đi mà không cần nhận lại, không vụ lợi, toan tính.
Trước tiên, văn học thể hiện phong phú các cung bậc tình cảm yêu thương của con người. Khởi nguồn cho mọi tình yêu, đó là tình cảm gia đình – một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Trong đó, tình mẫu tử là cao quý hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “Những ngày ấu thơ”, đã cho ta thấy được lòng hiếu thảo của Hồng và tình yêu thương mẹ tha thiết. Cậu phải sống trong cảnh mồ côi, người cha nghiện ngập rồi chết, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Ấy vậy mà cậu không hề oán trách mẹ, ngược lại, cậu lại càng yêu thương mẹ hơn. Và chính người mẹ, cũng đã vượt qua những dị nghị, những sự mặc cảm để trở về bên đứa con bé bỏng của mình. Không chỉ ở những tác phẩm văn học, mà ca dao tục ngữ cũng nói về tình cảm mẫu tử:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Cho dù ta đã lớn khôn, trưởng thành, nhưng mẹ sẽ luôn ở bên cạnh ta, theo ta đến suốt cuộc đời này. Mẹ ở bên ta để chia sẻ với ta những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, và mỗi khi ta vấp ngã, mẹ sẽ là người động viên, cổ vũ để ta có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Tiếp theo, văn học còn cho ta thấy một thứ tình cảm cũng vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Ví dụ như chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô tất Tố, chị là một người phụ nữ đảm đang, yêu thương chồng con hết mực, dám vùng dậy đấu tranh, đánh trả bọn cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng mình. Không chỉ vậy, chắc hẳn trong chúng ta không ai có thể quên được câu chuyện cảm động “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài. Hai anh em Thành và Thuỷ chia tay nhau đẫm nước mắt. Những con búp bê trong truyện cũng như hai anh em Thành và Thuỷ trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì, thế mà lại phải chia tay nhau. Đọc câu chuyện này, chúng ta thấy rơi nước mắt vì tình cảm yêu thương nhau của hai anh em. Qua đó, nhà văn đã cho chúng ta thấy tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình.
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữa những con người không cùng máu mủ, nhưng văn học vẫn đề cập đến, đó tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội. Người xưa luôn nói đến tình cảm yêu thương đồng bào qua câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Bầu và bí là hai loại cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất, thường leo chung một giàn tre. Nó trở nên thân thiết, gần gũi, cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận. Chính vì thế, dân gian đã mượn hình ảnh cây bầu, cây bí, qua đó nhắc nhở con người phải biết yêu thương, đùm bọc nhau. Hay như nhân vật ông giáo trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao, ông là một người tri thức nghèo nhưng có lòng yêu thương người vô bờ bến. Khi lão Hạc phải xa con, dằn vặt vì không lo nổi đám cưới cho con mình, khi lão Hạc khổ sở vì bán con chó, thì chính ông giáo là người xoa dịu cái nỗi đau của lão Hạc. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Không chỉ vậy, ông giáo còn tìm mọi cách để giúp khi biết lão Hạc đã nhiều ngày không ăn gì.
Lòng yêu thương đất nước còn được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Trước tiên, Trần Quốc Tuấn thể hiện lòng yêu nước của mình ở lòng căm thù giặc. Ông vạch trần tội ác của giặc bằng lời lẽ sinh động, coi chúng như loài cầm thú: “cú diều”, “dê chó”, “hổ đói”. Trạng thái căm uất sục sôi, hận thù bỏng rát, chất chứa cảm xúc lớn về vận mệnh đất nước. Không chỉ Trần Quốc Tuấn là một vị chủ tướng yêu nước, mà ngay cả Nguyễn Trãi cũng thể hiện lòng yêu nước của mình qua văn bản “Nước Đại Việt ta”. Nguyễn Trãi đã có tư tưởng tiến bộ, ông đề cao sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Không những thế, ông còn cho ta thấy tất cả các yếu tố của một quốc gia có độc lập tự chủ: nền văn hoá lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng.
Tình thương trong văn học còn thể hiện ở các nhà văn phê phán thái độ sống ích kỷ, độc ác của con người trong xã hội. Ví dụ như trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, chúng ta sẽ thấy được thái độ căm ghét của mọi người đối với mẹ con Cám. Cái chết ở cuối câu chuyện đã lên án gay gắt: những kẻ ác phải bị trừng phạt. Không chỉ trong truyện cổ tích dân gian, mà chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài cũng phê phán lối sống vô lương tâm của con người. “Cô bé bán diêm” của Andecxen là một trong những tác phẩm đó. Vào đêm giao thừa, một em bé mồ côi mẹ, đầu trần chân đất, bụng đói người rét, vẫn phải đi bán diêm. Em lang thang trên khắp mọi nẻo đường, nhưng không ai để ý đến em. Và cuối cùng, cô chết trong một xó tường, xung quanh là những que diêm đã đốt hết. Qua câu chuyện này, tác giả đã lên án thái độ sống thờ ơ của những con người trong xã hội.
Tình yêu thương gia đình, yêu thương đồng loại, phê phán những tội ác to lớn, tất cả đều được phản ánh trong văn học. Văn học chính là yếu tố quan trọng trong việc lưu giữ lịch sử của thế hệ trước cho đời sau.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×