Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý đề bài phân tích tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích Trao duyên - Trích truyện Kiều

Lập Dàn ý: Phân tích tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích Trao duyên - Trích Thúy Kiều - Nguyễn Dữ ( phân tích chi tiết tí ạ)
Lập Dàn ý: Phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng ( phân tích chi tiết tí ạ)
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
9.923
15
2
Nguyễn Diệu Hoài
02/05/2018 20:00:12
Lập Dàn ý: Phân tích tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích Trao duyên - Trích Thúy Kiều - Nguyễn Du
I.Mở bài:
– Giới thiệu vài nét đặc sắc về tác giả tác phẩm, đoạn trích
– Dẫn dắt về nhân vật Thúy Kiều và em gái Thúy Vân hai người con gái có tài sắc nghiêng nước nghiêng thành là nhân vật chính trong trích đoạn Trao duyên.
II. Thân bài:
– Đoạn 1: Thúy Kiều nhờ em là Thúy vân thay mình trả ân nghĩa cho Kim Trọng
“Cậy em em có chịu lời

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”
+ Một nỗi đau đến xé lòng khi đành phải hy sinh tình yêu của mình, hy sinh chính hạnh phúc cá nhân để cứu lấy cha, cứu lấy gia đình cho trọn chữ hiếu.
-> Minh chứng được tính cách, phẩm giá của Thúy Kiều là người đặt chữ hiếu lên hết
+ Cách xưng hô, dùng từ khác thường (cậy, chịu lời, lạy, thưa…) có ý nghĩa một phần là nhờ vả một phần nài ép Thúy Kiều coi đó là việc Thúy Vân cần làm “tình chị duyên em”
-> Tuy rằng trong lòng rất đau xót nhưng Thúy Kiều vẫn mạnh mẽ quyết đoán.
+ Mối tình của Thúy Kiều với chàng Kim tuy rất mặn nồng, thắm thiết nhưng lại mong manh, nhanh tan vỡ.
+ Mâu thuẫn giữa hành động >< lời nói, lí trí >< tình cảm của Thúy Kiều trong cảnh trao duyên cho Thúy Vân. Lời trao duyên, trao kỉ vật nửa muốn trao, nửa muốn níu gữ.
– Đoạn 2: Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên
(Mai sau dù có bao giờ…thiếp đã phụ chàng từ đây)
+ Cuộc độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Thúy Kiều hướng một lòng về tình yêu thương mong nhớ người mình yêu
+ Mức độ của nỗi đau cao hơn,xót xa hơn khi Kiều chuyển sang tự nói với bản thân mình, từ đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đẹp phải chia li.
-> Nổi bật vẻ đẹp nhân cách hy sinh đến quên mình, quên hạnh phúc cho nghĩa cử cao đẹp của Thúy Kiều
III. Kết bài
– Đoạn trích nói lên được số phận bất hạnh của nàng Kiều về tình yêu, không được hưởng tình yêu chọn vẹn.
– Tính hiện thực, nhân đạo của Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích “Nỗi thương mình”
– Nghệ thuật miêu tả nội tâm, khám phá nội tâm nhân vât đặc sắc

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
11
Nguyễn Diệu Hoài
02/05/2018 20:02:01
Lập Dàn ý: Phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng
I. Mở bài
Ngòi bút Nguyễn Du tài tình khi khắc họa những nhân vật trong Truyện Kiều luôn chân thật, sống động, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Nhân vật vừa có nét chung, vừa có nét riêng nổi bật, đặc biệt là về tâm lí, tính cách. Chỉ cần một lời thơ cô đọng, tác giả đã làm lộ ngay thần thái của nhân vật.
Đoạn Chí khí anh hùng – Từ Hải ra đi lập sự nghiệp, giã từ Thúy Kiều – đã thể hiện sắc nét nghệ thuật miêu tả nhân vật đó của Nguyễn Du.
II. Thân bài
A. Hình ảnh Từ Hải
Từ Hải đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chỉ là mục đích cao để hướng tới, khi là nghị lực để đạt tới mục đích.
Ở con người Từ Hải, nỗi khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng như đã trở thành một sức mạnh của thiên nhiên, không gì có thể kiềm chế nổi. Từ Hải đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa, chợt động lòng bốn phương. Thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời bể mênh mang và lập tức ở vào tư thế một mình với thanh gươm yên ngựa sẵn sàng lên đường. Động lòng bốn phương là “động bụng nghĩ đến bốn phương” (Tàn Đà). Nói cụ thể hơn là thấy trong lòng cái chí tung hoành ở bốn phương đang thúc giục, kêu gọi. Chỉ hai câu đầu, ta thấy Từ Hải không phải là con người tầm thường, mà có tâm chí của bậc hào kiệt.
Không gian trong câu 3, 4 (trời bể mênh mang, lên đường thẳng rong) thể hiện chí khí anh hùng của Từ Hải: lên đường, một mình một ngựa, một thanh gươm!
B. Chí khí anh hùng của Từ Hải.
Lời Từ Hải nói trong lúc tiễn biệt thể hiện rõ tính cách của nhân vật anh hùng này.
Con người có chí khí phi thường. Từ Hải là con người của sự nghiệp phi thường, không thể đắm mình mãi chốn khuê phòng. Đang ở trong cảnh hạnh phúc ngọt ngào. Từ Hải thoắt đã động lòng bốn phương, tiếng gọi của sự nghiệp đã thức tỉnh chàng. Giờ đây sự nghiệp đối với chàng là trên hết. Đối với Từ Hải, sự nghiệp chẳng những là ý nghĩa của sự sống, mà còn là điều kiện để thực hiện -nhưng ước ao mà người tri kỉ gửi gắm, trông cậy ở chàng. Họ vậy nên không chút bịn rịn, không có những lời than vãn lúc chia biệt. Thêm nữa, trong lời trách người tri ki chưa thoát khỏi thường tình nhi nữ, còn bao hàm cái ý khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để làm vợ của một anh hùng. Cho nên sau này trong nỗi nhớ thương của Kiều (Cánh hồng bay bỗng tuyệt vời – Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm) không chi có sự mong chờ người yêu xa cách, mà còn mong chờ cả sự nghiệp của Từ Hải.
Con người rất tự chủ và tự tin. Trước đây, ngay trong cảnh trần ai, Từ Hải ngang nhiên xem mình là anh hùng, tất cả sự nghiệp sau này như đã nắm chắc trong tay. Giờ đây xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, Từ Hải đã khẳng định, muộn thì cũng không qua một năm, sẽ nhất định trở về với cả một cơ đồ to lớn.
C. Khuynh hướng lí tưởng hoá nhân vật anh hùng Từ Hải.
Từ Hải là nhân vật được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hóa. Trong đoạn trích này, qua từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật miêu tả của tác giả, Từ Hải hiện ra với tính cách của con người phi thường.
Trượng phu là người đàn ông có chí khí lớn. Chữ thoắt nói những quyết định dứt khoát của Từ Hải. Bốn chữ động lòng bốn phương nói lên được cái ý Từ Hải “không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương” (Hoài Thanh). Chữ dứt áo trong câu Quyết lời dứt áo ra đi thể hiện được phong cách con người phi thường lúc chia biệt: người ở nắm áo, nhưng người đi cứ dứt áo ra đi.
Mặt khác, Từ Hải là con người phi thưởng, nên lúc ra đi cũng không thể ra đi như mọi người. Nguyễn Du nói rõ:
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.
Hơn nữa, hình ảnh Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi cho thấy chí lớn của một bậc hào kiệt. Từ Hải ra đi chỉ với thanh gươm yên ngựa, nhưng vẫn cả quyết ngày trở về sẽ có mười vạn tinh binh. Làm thế nào mà có được như thế. Từ Hải không nói. nhưng Kiều thì tin và người đọc cũng không thấy phải băn khoăn.
III. Kết bài
Hình ảnh người anh hùng Từ Hải, chỉ khi của người anh hùng Từ Hải hiện rõ trong đoạn thơ.
Nguyễn Du đã thành công trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng lí tưởng, phi thường với những nét thật cụ thể, sinh động.
3
1
Park Roseanne
09/06/2020 20:55:24

1. PHÂN TÍCH ĐỀ

- Yêu cầu : phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn trích Trao duyên.

- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : các từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích bài Trao duyên.

- Phương pháp lập luận chính : phân tích.

2. HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM

- Luận điểm 1: Tâm trạng Kiều khi mở lời trao duyên

- Luận điểm 2: Tâm trạng Kiều khi trao kỉ vật và dặn dò em

- Luận điểm 3: Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về Kim Trọng.

3. LẬP DÀN Ý CHI TIẾT

a) Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả, đoạn trích

+ Nguyễn Du là một ngôi sao sáng trên nền trời thơ ca Việt Nam, ông còn là bậc thầy trong cả việc miêu tả nội tâm nhân vật.

+ Đoạn trích Trao duyên là một trong những đoạn thơ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

- Khái quát tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích: Đoạn trích là tiếng lòng đau xót và tê tái, tâm trạng giằng xé đầy đau khổ của Thúy Kiều khi phải chia lìa hạnh phúc của mình.

b) Thân bài

* Luận điểm 1: Tâm trạng Kiều khi mở lời trao duyên

"Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

...

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."

- Kiều nhờ cậy Vân, lời nhờ cậy có sắc thái khác thường (cậy, chịu lời, lạy, thưa).

-> Lời xưng hô của Kiều vừa như trông cậy, vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị “tình chị duyên em”.

- Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim:

+ “Giữa đường đứt gánh tương tư”

+ “Mối tơ thừa”

+ “Quạt ước, chén thề”

-> Mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim - Kiều.

- Kiều giãi bày lí do đi đến quyết định trao duyên cho Vân

+ Gia đình Kiều gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì”. Kiều buộc phải chọn một trong hai con đường là “hiếu” và “tình” -> Kiều đành chọn hi sinh tình để giữ trọn hiếu.

=> Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.

+ “Ngày xuân em hãy còn dài

-> Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.

+ “Xót tình máu mủ thay lời nước non

-> Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.

+ “Thịt nát xương mòn”, “ Ngậm cười chín suối” : Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời.

=> Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.

* Luận điểm 2: Tâm trạng Kiều khi trao kỉ vật và dặn dò em

- "Chiếc vành, bức tờ mây"

-> Kỉ vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc.

- Từ “giữ - của chung - của tin

+ “Của chung” : của Kim, Kiều nay là cả của Vân nữa.

+ “Của tin” : những vật gắn bó gợi tình yêu thiêng liêng của Kim – Kiều (mảnh hương, tiếng đàn)

-> Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng.

- Kiều dự cảm về cái chết:

+ hiu hiu gió, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan

-> Dự cảm không lành về tương lai, sự tuyệt vọng tột cùng. Kiều tưởng tượng ra cảnh mình chết oan, chết hận. Hồn không sao siêu thoát được bởi trong lòng đang nặng lời thề ước với Kim Trọng.

=> Sự đau đớn, đầy tuyệt vọng, tấm lòng thủy chung một lòng hướng về Kim Trọng của Kiều.

- Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân

+ “Đền nghì trúc mai”: Đền ơn đáp nghĩa.

+ “Rưới xin giọt nước”: Tẩy oan cho chị.

-> Nỗi bứt rứt, dằn vặt trong lòng Kiều, Kiều như càng nhớ, càng thương Kim Trọng hơn bao giờ hết.

=> Thúy Kiều trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát.

* Luận điểm 3: Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về Kim Trọng

- Lời thơ chuyển từ đối thoại sang độc thoại

“trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”

-> Nàng ý thức rõ về cái hiện hữu của mình, số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi.

- Hành động:

   + Nhận mình là "người phụ bạc"

   + Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt khác với cái lạy nhờ cậy lúc đầu

   + Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.

-> Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý.

=> Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng.

c) Kết bài

- Khái quát tâm trạng của Kiều trong đoạn trích.

- Cảm nhận của em.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×