Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý nêu cảm nhận của anh chị về giá trị nhân đạo trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du

3 trả lời
Hỏi chi tiết
10.341
21
17
Nguyễn Nhật Thúy ...
11/04/2019 21:12:29
A. Mở Bài
Giới thiệu về tác giả và đoạn trích trao duyên
Nguyễn Du ( 1765-1820) tự là Tố Như quê ở Hà tĩnh
Là đại thi hào dân tộc, niềm tự hào của nhân dân ta, đất nước ta
Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du trong đó nổi bật là đoạn trích "Trao duyên"
Với tài nghệ miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của Nguyễn Du, đoạn trích Trao duyên ca ngợi tình yêu sâu sắc của Thuý Kiều đối với Kim Trọng qua việc thể hiện nỗi đau đớn tột cùng mà nàng phải chịu đựng khi phải trao duyên; qua đó thể hiện lòng cảm thông, thương yêu sâu sắc của Nguyễn Du đối với con người "bạc mệnh".
B. Thân Bài
Kiều trao duyên:
Kiều trao cho Vân tình yêu đầu đời mặn nồng và tha thiết của mình
Tình yêu sâu đậm nhưng không thể đến được với nhau đành trao lại cho em
Tác giả sử dụng từ " cậy", ép Vân vào một thế dù không muốn cũng phải nhận tình yêu mà Kiều trao
Thể hiện niềm tin, niềm hi vọng của Kiều ở Vân
Lời lẽ cậy nhờ của Kiều rất đẹp đẽ và chính xác, chặt chẽ
Kiều đưa ra lí do trao duyên hết sức thuyết phục
Kiều trao kỉ vật cho Vân
Kiều trao những kỉ vật gắn bó mình với Kim Trọng cho Vân: Chiếc thoa, bức tờ mây, phím đàn với mảnh hương nguyền
Tình yêu mặn nồng, thắm thiết
Kiều và Trọng đã thề non hẹn biển rất nhiều
Kiều coi như mình đã chết, cái chết trong chính tâm hồn kiều
Dù trao duyên cho em nhưng Kiều có nỗi buồn chất cứa và đau thương
Tình yêu của mình dù không muốn nhưng Kiều vẫn trao lại cho em, để em giữu gìn những kỉ niệm tốt đẹp nhất của mình.
C. Kết Bài
Đoạn trích nói lên được số phận bất hạnh của nàng Kiều về tình yêu, không được hưởng tình yêu chọn vẹn.
Tính hiện thực, nhân đạo của Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích "Nỗi thương mình"
Nghệ thuật miêu tả nội tâm, khám phá nội tâm nhân vât đặc sắc
Đoạn trích trao duyên cho ta thấy một tình yêu đẹp của mình dành cho Kim Trọng. Thúy Kiều tin tưởng vào tình yêu của mình dành cho Kim trọng và nhờ cậy vào người em thân thiết của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
7
Death Angel
11/04/2019 21:17:21
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu đoạn trích trao duyên

Ví dụ:
Nhắc đến Truyện Kiều thì điểm đặc sắc và nổi bật của bài thơ là đoạn trích Trao duyên của thúy Kiều lại cho Thúy Vân. Qua đoạn trích ta có thể thấy được vẻ đẹp và tình yêu mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Đồng thời đoạn trích con thể hiện lên một sự khó hiểu về tình yêu, sự trao duyên của chị dành cho em. Chúng ta cùng đi tìm đoạn trích.
II. Thân bài: phân tích đoạn trích Trao Duyên
1. Kiều trao duyên:
  • Kiều trao cho Vân tình yêu đầu đời mặn nồng và tha thiết của mình
  • Tình yêu sâu đậm nhưng không thể đến được với nhau đành trao lại cho em
  • Tác giả sử dụng từ “ cậy”, ép Vân vào một thế dù không muốn cũng phải nhận tình yêu mà Kiều trao
  • Thể hiện niềm tin, niềm hi vọng của Kiều ở Vân
  • Lời lẽ cậy nhờ của Kiều rất đẹp đẽ và chính xác, chặt chẽ
  • Kiều đưa ra lí do trao duyên hết sức thuyết phục
2. Kiều trao kỉ vật cho Vân
  • Kiều trao những kỉ vật gắn bó mình với Kim Trọng cho Vân
  • Tình yêu mặn nồng, thắm thiết
  • Kiều và Trọng đã thề non hẹn biển rất nhiều
  • Kiều coi như mình đã chết, cái chết trong chính tâm hồn kiều
  • Dù trao duyên cho em nhưng Kiều có nỗi buồn chất cứa và đau thương
  • Tình yêu của mình dù không muốn nhưng Kiều vẫn trao lại cho em, để em giữu gìn những kỉ niệm tốt đẹp nhất của mình.
III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về đọa trích Trao duyên
Ví dụ:
Đoạn trích trao duyên cho ta thấy một tình yêu đẹp của mình dành cho Kim Trọng. thúy Kiều tin tưởng vào tình yêu của mình dành cho Kim trọng và nhờ cậy vào người em thân thiết của mình.
8
8
Death Angel
11/04/2019 21:19:32
Dàn ý chi tiết
  1. Mở bài
Đoạn thơ dài 34 câu, từ câu 732 đến câu 756 trong Truyện Kiều, khởi đầu bi kịch cho quãng đời 15 năm trời lưu lạc của Thúy Kiều.
Kiều trao duyên cho Thúy Vân, gửi lại em gái những kỉ vật của mối tình chung. Nàng đau khổ khóc than cho mối tình đầu tan vỡ, cay đắng cảm thấy mình là con người phụ bạc.
  1. Phân tích
  2. Kiều cầu khẩn, van lạy em gái, cậy nhờ em gái “chịu lời”, nhận lời chịu uỷ thác một việc hệ trọng. Em gái đã trở thành ân nhân của chị gái. Kiều đã lấy “lễ” đối xử với em: “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”. “Lạy rồi sẽ thưa” – cử chỉ trang trọng, trang nghiêm.
Kiều thổ lộ với em mối tình đẹp với chàng Kim: “Chén thề”: chén rượu hai người cùng uống dưới trăng đêm tình tự thề nguyền “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. “Quạt ước”: chiếc quạt mà Thúy Kiều đã tặng Kim Trọng. Đó là một mối tình đã thề nguyền thuỷ chung và đẹp.
Trước gia biến “sóng gió bất kì”, giữa tình và hiếu “khôn lẽ hai bề vẹn hai”. Chị phải đặt chữ hiếu lên chữ tình. Chị phải trao duyên cho em bởi lẽ em là “tình máu mủ” của chị, hơn nữa cuộc đời em còn trẻ còn chứa chan hạnh phúc:
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
“Lời nước non” là lời thề non hẹn biển; son sắt thuỷ chung. “Thay lời nước non” nghĩa là thay chị, em lấy chàng Kim trả nghĩa cho chàng.
Truyện Kiều Nửa năm sau, chàng Kim trở lại vườn Thúy…, tìm đến nơi “di trú” của gia đình người yêu. Vương Ông khóc than nhắc lại lời Kiều trước lúc ra đi:
Dùng dằng khi bước chân ra
Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần.
Trót lời nặng với lang quân,
Mượn con em nó Thúy Vân thay lời.
Gọi là trả chút nghĩa người
Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên…
Qua đó, ta thấy tấm lòng quý hóa thơm thảo của Thúy Kiều. Nàng bán mình để chuộc cha, để cứu gia đình. Tình yêu dù tan vỡ nhưng nàng vẫn giữ lấy cái “nghĩa” với chàng Kim, “cậy em”… “thay lời nước non”. Chị có trải qua nhiều đau khổ “thịt nát xương mòn…” vẫn thơm lây về nghĩa cử của em.
  1. Kiều trao lại kỉ vật thiêng liêng cho em. Trao duyên rồi vẫn còn vấn vương, đó là bi kịch tình yêu khi Kiều nói:
Chiếc thoa với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Đã trao duyên rồi, sao lại nói “vật này của chung?” Đó là quy luật của tình yêu, là nỗi đau của Kiều “con tằm đến thác vẫn còn vương tơ”.
  1. Lời than của Kiều não nùng thê thiết như lời trăng trối. Kiều nói đến “hồn”, đến “dạ đài”, nói đến một ngày mai bi thảm từ cõi âm trở về:
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đến nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Tình yêu tan vỡ, Kiều xem như mình đã “chết”, chết trong đau khổ. Lời than của Kiều thấm đầy lệ.
  1. Kiều thầm nhắn gửi người yêu: Tình yêu đã tan vỡ, đã “trâm gãy bình tan”. Đau đớn khôn xiết kể cho “tơ duyên ngắn ngủi”, cho “phận bạc”… Kiều gửi lạy tình quân… Kiều cất tiếng gọi người yêu rồi ngất đi:
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Trao duyên cho em để rồi ra đi mặc cho số phận “nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Kiều ngỡ rằng trả được nghĩa chàng Kim sẽ bớt phần đau khổ. Trái lại, trao duyên cho em rồi, Kiều lại càng vô cùng đau khổ. Nguyễn Du với trái tim nhân đạo mênh mông, ông đã ghi lại những biến thái tinh tế trong tâm hồn Kiều, những đau đớn ứa máu của người con gái khi mối tình đầu tan vỡ. Ta cảm thấy ông là người chứng kiến lễ trao duyên. Đây là một trong những đoạn thơ xúc động nhất trong Truyện Kiều, gồm những “câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo