1. Phần Mở bài
- Nếu truyện “Con Rồng cháu Tiên” giúp em hiểu được về cội nguồn dân tộc thì truyện “Bánh chưng, bánh giầy” vừa giúp em hiểu được nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa giúp em hiểu được thành tựu văn minh nông nghiệp à buổi đầu dựng nước của cha ông ta.
- “Bánh chưng, bánh giầy” là một truyền thuyết để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc về con người đất Việt với những phẩm chất tốt đẹp: cần cù và sáng tạo trong lao động.
- Những yếu tố thần kì trong truyện cũng giúp em cảm nhận nội dung câu chuyện một cách nhẹ nhàng và lí thú hơn.
2. Phần Thân bài
a). Cảm nhận tác phẩm về mặt nội dung
* Truyện đã giúp em hiển về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy
- Vua Hừng Vương lúc về già muốn truyền ngôi nhưng trong 20 người con trai, vua không biết nên truyền ngôi cho ai. Nhà vua gọi các con lại và nói rõ yêu cầu rằng trong ngày lễ Tiên vương, ai làm vừa ý nhà vua thì sẽ truyền ngôi cho.
- Các lang đua nhau đi tìm của quý trên rừng dưới biển mong vừa ý vua cha để ngôi báu về mình.
- Lang Liêu là con trai thứ mười tám của vua cha. Chàng nghèo nhất trong các người con. Quanh năm, chàng chỉ biết có ruộng đồng nên trong nhà chi có khoai lúa.
- Trong giấc mộng, chàng nghe tiếng thần dạy báo hãy lấy gạo làm bánh mà làm lễ Tiên Vương. Và chàng đã làm ra bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông là tượng Đất. Bánh giầy hình tròn là tượng Trời. Nhờ hai thứ bánh này mà vua Hùng đã chọn Lang Liêu là người nối ngôi.
- Cũng từ đó, nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết.
Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” cho em ấn tượng tốt dẹp về tinh thần lao động cần cù vù sáng lạo của cha ông ta
- Là con trai của vua nhưng Lang Liêu quanh năm lao động cần cù. “Từ khi lớn lên, ra ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai.
- Lang Lieu là một người lao động rất sáng tạo. Thần chỉ mách báo Lang Liêu lấy lúa gạo làm bánh để tế lễ Tiên Vương. Từ lời dặn còn chung chung đó, Lang Liêu đã tự mình nghĩ ra cách làm hai loại bánh.
+ “Chàng chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ”. Chàng làm được thứ bánh hình vuông mà vua cha đặt tên là bánh chưng vì đó là tượng Đất.
+ “Củng thứ gạo ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn". Chàng Lang Liêu đã làm được thứ bánh hình tròn mà vua cha đặt tên là bánh giầy vì đó là tượng Trời.
- Phái là người có óc sáng tạo, Lang Liêu mới nghĩ ra cách làm hai thứ bánh đó.
* Câu chuyện hàm chứa một bài học giáo dục sâu sắc
- Bánh giày tượng Trời. Bánh chưng tượng
Đất. “Các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Lá bọc ngoài mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau”. Lời nhận xét về bánh chưng thực ra là một lời nhắc nhở con cháu, nhắc nhở mọi người phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.
- Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” còn có một ý nghĩa sâu xa. Câu chuyện cho ta thấy tầm nhìn xa trông rộng của vua Hùng: “Giặc ngoài đã dẹp yên. Nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững”. Như vậy, vua Hùng đã lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên... trong việc giữ nước.
b). Cảm nhận về mặt nghệ thuật của tác phẩm
- Trong truyện “Bánh chưng, bánh giầy” có yêu tố hoang đường, kì ảo. Đó là nhân vật thần xuất hiện trong giấc mộng của Lang Liêu. Thần bảo Lang Liêu: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thỉ mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”.
- Việc thần xuất hiện giúp Lang Liêu thể hiện mong muốn chính đáng của nhân dân ta. Thần chỉ xuất hiện giúp đỡ Lang Liêu chứ không giúp đỡ những người con trai khác của vua. Lang Liêu là người thiệt thòi nhất trong những người con trai của vua Hùng. Lang Liêu siêng năng, cần cù và sáng tạo. Lang Liêu xứng đáng để được thần giúp đỡ. Nhất định, nối ngôi cha, Lang Liêu sẽ là một ông vua nhân đức, hiểu dân, biết yêu quý nghề nông, một nghề cơ bản của dân tộc.
- Trong truyện có rất nhiều hình ảnh quen thuộc đời thường: thịt mỡ, đậu xanh, lá dong, gạo nếp,... Những hình ảnh này mỗi người dân đều biết. Có lẽ vì vậy mà khi nói đến sự tích bánh chưng, bánh giầy, không ai không biết.
3. Phần Kết bài
- Mỗi khi được cùng ông nội ngồi bên bếp lửa hồng với nồi bánh chưng sôi ùng ục trên bếp, em lại nhớ đến câu chuyện về bánh chưng, bánh giầv.
- Ngày nay, người ta có thể đun bánh chưng bằng ga, bằng than, nhưng sao em vẫn thích nhất bánh chưng được đun bằng củi. Em thèm được cùng anh chị em nếm những chiếc bánh chìa (bánh gói nhỏ bằng 1/4 bánh chưng) vừa được vớt ra từ nồi bánh chưng của ông nội.
- Em yêu quý phong tục làm bánh chưng, bánh giầy của dân tộc. Em mong muốn phong tục này đừng bao giờ bị quên lãng trong cái Tết cổ truyền. Thiếu bánh chưng bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.