Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lời khen giống như mặt trời "bạn càng cho đi mọi thứ xung quanh bạn càng tỏa sáng". Hãy viết một bài văn nghị luận về vai trò của lời khen trong cuộc sống

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
11.165
10
18
Quỳnh Anh Đỗ
24/05/2018 08:44:43

Xã hội loài người ngày càng phát triển về kinh tế, về tư tường, nhận thức và cũng song hành với phát triển sự phức tạp trong mọi quan hệ đời sống. “Miệng lưỡi thế gian" là điều không thể tránh khỏi. Mỗi con người sống chung trong đồng loại cần phải biết chấp nhận lời chê tiếng khen của mọi người, nhưng để nhận biết sự "thật" – "giả" trong mỗi lời khen tiếng chê, để có ứng xử thích hợp, quả không đơn giản. Câu nói của Tuân Tử đã giúp chúng ta cái kính chiêu yêu" nhận biết đâu là "thầy", đâu là "bạn", đâu là "thù" trong cuộc đời đầy phức tạp đó.

Là một con người, kế cả bậc vua chúa, vĩ nhân, trong cuộc sống, thật khó tránh khỏi những sai lầm. Những lúc như thế hẳn chúng ta nhận được những lời nhận xét của mọi người. Tất yêu, mỗi người khác nhau, sẽ có những nhận xét, thái độ khác nhau về ta. Điều quan trọng là ở chính bản thân ta: biết nhận ra cái đúng, cái sai của mình; quan trọng hơn, trong vô số những lời "khen” "chê" đó, ta nhận ra ai là "thầy ta", ai là "bạn ta", ai là "kẻ thù" của ta vậy!

Lời dạy của Tuân Từ thật chí lí: "Người chê ta mà chê đúng là thầy ta, người khen ta mà khen đúng là bạn ta". Mỗi người, khi phạm điều sai, tự mình không dễ gì nhận ra. Người nhận ra cái sai của ta, lại "chê"- tức khẳng định cái sai của ta và chi cho ta biết – hẳn phải là người có tầm tri thức, hiểu biết hơn ta. Người đó xứng đáng là bậc "thầy" của ta về trí tuệ. Hơn thế người thấy và dám chỉ cho ta nhận ra cái sai của mình, để mình có hướng khắc phục, sửa chữa, hẳn đó phải là người có cái tâm thật cao quý: những muôn cho chúng ta nhanh chóng tiến bộ. Chúng ta, về thái độ, tình cảm không thể không tôn trọng người đó là bậc "thầy" về nhân cách để ta học tập.

Người "khen ta mà khen phải"- nghĩa là người đó không những không kị, hiềm khích trước những cái tốt, cái mạnh của ta, mà còn "khen", cùng chung vui, chia ngọt sẻ bùi… Đó hẳn là người bạn tốt, người bạn tri âm, tri kỉ của ta vậy. Cuộc đời mỗi chúng ta, nếu có được nhiều người "thầy", người "bạn" như thế thì hạnh phúc biết bao nhiêu.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải ai khen hay chê ta đều là "thầy”, là "bạn'' của ta. Tuân Tử đã một lần nữa chỉ cho ta biết cách nhận ra " bộ mặt thật của những "kẻ" hiểm độc đó. Đó là "kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta", Tuân Tử tỏ thái độ rõ rệt, dứt khoát khi gọi những loại người đó "là kẻ thù của ta vậy". Nhưng để nhìn ra đâu là bạn "khen ta mà khen đúng" với "những kẻ vuốt ve, nịnh bợ” thì không dễ. Trước hết, kẻ vuốt ve, nịnh bợ, họ khen ta là xuất phát mục đích mong cầu lợi ích riêng của chính họ. Bởi vậy, thành tích của ta chỉ có một, chúng thổi phổng lên ba, bốn hoặc nhiều hơn thế. Thậm chí, có khi chúng còn nguỵ biện "phù phép" những khuyết điểm, sai lầm của ta thành "thành tích". Những kẻ luôn lấy việc "nịnh bợ" để tiến thân, khiến cho người được khen ngày càng tự đánh mất mình, xa rời lẽ phải… Thật đáng tiếc là những kẻ đó thời đại nào cũng có. Sử sách đã ghi lại không biêt bao nhiêu bậc vua chúa đã bị những kẻ nịnh thần làm cho u mê, dẫn đến hãm hại trung thần, triều chính đổ nát, xã tắc suy vong. Lời dạy của Tuân Tử lại một lần nhắc nhờ mỗi chúng ta cần sáng suốt để nhận ra đâu là "bạn ta" khen ta thật lòng; đâu là "kẻ vuốt ve, nịnh bợ" ta.

Không chỉ đúng với xã hội xưa, mà ngày nay và với tất cả mọi người, ở trên mọi lĩnh vực, lời dạy của Tuân Tử như một chiếc kính "chiếu yêu" giúp chúng ta nhận ra người tốt, kẻ xấu trong cuộc sống, trong học tập. Khi kinh tế thị trường mở cửa, thì đội ngũ những kẻ chạy theo lợi nhuận, vì danh, vì lợi ngày càng nhiều. Nhân viên nịnh bợ thủ trưởng, cấp dưới luôn luôn vuốt ve, chiều ý cấp trên; các bạn lười học thì xun xoe các bạn học giỏi đế cầu "phao cứu trợ” trong thi cử, kiểm tra… Hành động của những kẻ đó có thể khác nhau, nhưng đều chung một bản chất: mưu cầu lợi ích riêng tư. Nhưng bạn cũng vì những hiện tượng đó mà đánh mất niềm tin vào cuộc đời. Bởi người tốt, những người xứng đáng là "thầy ta", "bạn ta" luôn luôn ở bên ta. Câu nói của Tuân Tử, cũng là một lời nhắc nhở chí tình, chí lí cho chính mỗi chúng ta trong quan hệ ứng xử với mọi người. Chúng ta muốn mọi người chê ta lòng – như Tuân Tử đã dạy- ta phải biết coi trọng những người đó như bậc thầy của ta". Cũng vậy, với bạn bè, đồng đội, ta phải sống với cái tâm chân thành dám chỉ ra những khuyết điểm của bạn mà ta nhận thấy, với thức cầu mong cho bạn mình ngày càng hoàn thiện. Mỗi chúng ta cần biết "chia ngọt sẻ với bạn bè coi thành tích của bạn làm niềm vui chung cùng chia sẻ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
11
Nguyễn Tấn Hiếu
24/05/2018 08:55:01

Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn hoá nhân loại. Từ thời cổ đại, người dân Trung Quốc có quyền tự hào về những bậc học giả, về những người thầy lỗi lạc, uyên bác với những triết lí nhân sinh trở thành chân lý cho mọi thời đại. Tuân Tử là một trong số những bậc vĩ đại ấy. Và câu nói của ông: "Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta vậy", cũng đủ cho hậu thế phải suy nghĩ.

Xã hội loài người ngày càng phát triển về kinh tế, về tư tường, nhận thức và cũng song hành với phát triển sự phức tạp trong mọi quan hệ đời sống. “Miệng lưỡi thế gian" là điều không thể tránh khỏi. Mỗi con người sống chung trong đồng loại cần phải biết chấp nhận lời chê tiếng khen của mọi người, nhưng để nhận biết sự "thật" – "giả" trong mỗi lời khen tiếng chê, để có ứng xử thích hợp, quả không đơn giản. Câu nói của Tuân Tử đã giúp chúng ta cái kính chiêu yêu" nhận biết đâu là "thầy", đâu là "bạn", đâu là "thù" trong cuộc đời đầy phức tạp đó.

Là một con người, kế cả bậc vua chúa, vĩ nhân, trong cuộc sống, thật khó tránh khỏi những sai lầm. Những lúc như thế hẳn chúng ta nhận được những lời nhận xét của mọi người. Tất yêu, mỗi người khác nhau, sẽ có những nhận xét, thái độ khác nhau về ta. Điều quan trọng là ở chính bản thân ta: biết nhận ra cái đúng, cái sai của mình; quan trọng hơn, trong vô số những lời "khen” "chê" đó, ta nhận ra ai là "thầy ta", ai là "bạn ta", ai là "kẻ thù" của ta vậy!

Lời dạy của Tuân Từ thật chí lí: "Người chê ta mà chê đúng là thầy ta, người khen ta mà khen đúng là bạn ta". Mỗi người, khi phạm điều sai, tự mình không dễ gì nhận ra. Người nhận ra cái sai của ta, lại "chê"- tức khẳng định cái sai của ta và chi cho ta biết – hẳn phải là người có tầm tri thức, hiểu biết hơn ta. Người đó xứng đáng là bậc "thầy" của ta về trí tuệ. Hơn thế người thấy và dám chỉ cho ta nhận ra cái sai của mình, để mình có hướng khắc phục, sửa chữa, hẳn đó phải là người có cái tâm thật cao quý: những muôn cho chúng ta nhanh chóng tiến bộ. Chúng ta, về thái độ, tình cảm không thể không tôn trọng người đó là bậc "thầy" về nhân cách để ta học tập.

Người "khen ta mà khen phải"- nghĩa là người đó không những không kị, hiềm khích trước những cái tốt, cái mạnh của ta, mà còn "khen", cùng chung vui, chia ngọt sẻ bùi… Đó hẳn là người bạn tốt, người bạn tri âm, tri kỉ của ta vậy. Cuộc đời mỗi chúng ta, nếu có được nhiều người "thầy", người "bạn" như thế thì hạnh phúc biết bao nhiêu.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải ai khen hay chê ta đều là "thầy”, là "bạn'' của ta. Tuân Tử đã một lần nữa chỉ cho ta biết cách nhận ra " bộ mặt thật của những "kẻ" hiểm độc đó. Đó là "kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta", Tuân Tử tỏ thái độ rõ rệt, dứt khoát khi gọi những loại người đó "là kẻ thù của ta vậy". Nhưng để nhìn ra đâu là bạn "khen ta mà khen đúng" với "những kẻ vuốt ve, nịnh bợ” thì không dễ. Trước hết, kẻ vuốt ve, nịnh bợ, họ khen ta là xuất phát mục đích mong cầu lợi ích riêng của chính họ. Bởi vậy, thành tích của ta chỉ có một, chúng thổi phổng lên ba, bốn hoặc nhiều hơn thế. Thậm chí, có khi chúng còn nguỵ biện "phù phép" những khuyết điểm, sai lầm của ta thành "thành tích". Những kẻ luôn lấy việc "nịnh bợ" để tiến thân, khiến cho người được khen ngày càng tự đánh mất mình, xa rời lẽ phải… Thật đáng tiếc là những kẻ đó thời đại nào cũng có. Sử sách đã ghi lại không biêt bao nhiêu bậc vua chúa đã bị những kẻ nịnh thần làm cho u mê, dẫn đến hãm hại trung thần, triều chính đổ nát, xã tắc suy vong. Lời dạy của Tuân Tử lại một lần nhắc nhờ mỗi chúng ta cần sáng suốt để nhận ra đâu là "bạn ta" khen ta thật lòng; đâu là "kẻ vuốt ve, nịnh bợ" ta.

Không chỉ đúng với xã hội xưa, mà ngày nay và với tất cả mọi người, ở trên mọi lĩnh vực, lời dạy của Tuân Tử như một chiếc kính "chiếu yêu" giúp chúng ta nhận ra người tốt, kẻ xấu trong cuộc sống, trong học tập. Khi kinh tế thị trường mở cửa, thì đội ngũ những kẻ chạy theo lợi nhuận, vì danh, vì lợi ngày càng nhiều. Nhân viên nịnh bợ thủ trưởng, cấp dưới luôn luôn vuốt ve, chiều ý cấp trên; các bạn lười học thì xun xoe các bạn học giỏi đế cầu "phao cứu trợ” trong thi cử, kiểm tra… Hành động của những kẻ đó có thể khác nhau, nhưng đều chung một bản chất: mưu cầu lợi ích riêng tư. Nhưng bạn cũng vì những hiện tượng đó mà đánh mất niềm tin vào cuộc đời. Bởi người tốt, những người xứng đáng là "thầy ta", "bạn ta" luôn luôn ở bên ta. Câu nói của Tuân Tử, cũng là một lời nhắc nhở chí tình, chí lí cho chính mỗi chúng ta trong quan hệ ứng xử với mọi người. Chúng ta muốn mọi người chê ta lòng – như Tuân Tử đã dạy- ta phải biết coi trọng những người đó như bậc thầy của ta". Cũng vậy, với bạn bè, đồng đội, ta phải sống với cái tâm chân thành dám chỉ ra những khuyết điểm của bạn mà ta nhận thấy, với thức cầu mong cho bạn mình ngày càng hoàn thiện. Mỗi chúng ta cần biết "chia ngọt sẻ với bạn bè coi thành tích của bạn làm niềm vui chung cùng chia sẻ.
vô trang mình 5 sao nha

38
9
Dương Tú
24/05/2018 12:29:32

Bắt đầu câu chuyện nào đó bằng một lời khen cũng là bí quyết hiệu quả trong giao tiếp. Khen ngợi không chỉ là nghệ thuật giao tiếp mà còn đem lại niềm vui cho người khác và làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên hạnh phúc hơn.

Mỗi người chúng ta chắc hẳn ai cũng từng bị chê bai hay bị phê bình về một điều gì đó, nên dù tự tin đến mấy cũng có điểm khiến ta lo lắng. Do đó, vẫn có những mong ước như muốn mình hoàn hảo hơn, xinh đẹp hơn, thông minh hơn… Và trong mọi trường hợp, ai cũng mong muốn những nỗ lực và khả năng của mình được công nhận.

Vì vậy, lời khen luôn mang đến những ý nghĩa tốt đẹp. Một nhân viên sẽ làm việc hăng say hơn nếu được sếp và tổ chức khen thưởng, thừa nhận khả năng làm việc, từ đó tiếp tục phấn đấu, nâng cao năng suất làm việc và cống hiến nhiều hơn nữa. Trẻ con cũng sẽ biết vâng lời hơn, dễ dạy bảo nếu chúng được người lớn khen ngợi về những hành động ngoan ngoãn của mình. Một học sinh sẽ cảm thấy phấn khởi nếu được bạn bè và thầy cô khen thưởng về những tiến bộ trong học tập. Học sinh đã giỏi sẽ chăm chỉ để giỏi hơn, học sinh chưa giỏi sẽ cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân nếu được khen ngợi và động viên đúng cách. Đôi khi lời khen chân thành và đúng lúc còn là động lực để thay đổi cả một cuộc đời.

Tâm lý của chúng ta là thường ngại ngùng khi thốt ra những lời nói yêu thương, tán thưởng. Trong khi đó, lời trách móc, chê bai, nói xấu hay chỉ trích thì lại thốt ra rất dễ dàng, phát tán nhanh và rất dễ lây lan. Người có hàng chục ưu điểm ít khi được nhắc đến, nhưng hễ người đó phạm phải một sai lầm nào đó thì sẽ bị đem ra mổ xẻ, bới móc, chỉ trích và kết tội. Điều này không chỉ làm mất đoàn kết trong tập thể mà còn làm mối quan hệ giữa người và người ngày càng trở nên xấu đi.

Giữa lời khen ngợi và sự tâng bốc, xu nịnh sẽ khó phân biệt được nếu mất đi điểm xuất phát từ sự chân thành, đúng lúc và đúng cách. Khi ta khen người khác, điều nhận lại đơn giản chỉ là tiếng “cảm ơn” nhưng nó khiến ta vui vẻ, hơn nữa sẽ tạo được sự phấn khởi cho người được khen. Khen người khác có nghĩa là ta nhìn thấy những điểm tốt, giúp họ tự tin vào bản thân. Và người được khen cũng sẽ tìm thấy những cái hay của ta, nó làm con người xích lại gần nhau hơn, khiến cho những lời nói xấu, chê bai không còn cơ hội tồn tại, giá trị tốt đẹp sẽ được nảy sinh, lan toả.

Một lời khen tặng đúng lúc như sự tiếp sức, cổ vũ, định hướng cho bản thân đối với việc đang làm, con đường đang đi và tương lai đang hướng tới. Tôi nhớ một bộ phim hoạt hình có tên là “Ếch Đốm” mà tôi rất thích. Lời nói của bác ếch già lúc cuối phim làm tôi thích thú và xem đó như một chân lý của cuộc sống. “Các con ạ, đó là Ếch Đốm, con của bà Ếch Khoang. Cậu ta bị điếc nên khi các con reo hò cậu ta tưởng là cổ vũ nên đã cố nhảy ra khỏi miệng hố. Một lời cổ vũ đúng lúc sẽ khiến một người đang khó khăn thấy như được tiếp sức, họ sẽ nỗ lực vượt qua khó khăn. Còn nếu ta chê trách họ thì vô tình ta đẩy họ đến đường cùng. Vì thế, hãy cẩn trọng với lời nói, các con hiểu chưa?”. Đừng bao giờ sợ sự dịu dàng, đừng tiếc lời khen tặng nếu điều đó là xứng đáng”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×