“Sự học thì không có Quê Hương, nhưng ngừơi có học vấn thì phải có Tổ Quốc” Louis Pasteur Tổ quốc là quê hương, nơi ta chào đời, nơi dạy cho ta tiếng mẹ đẻ và là nơi mà dù ta có là ai, ta có đã từng đi đến phưong trời nào, thì vẫn phải luôn nhớ về, luôn yêu và không thể chối bỏ. Do vậy Louis Pasteur có nói rằng: “Sự học thì không có quê hương, nhưng ngừơi có học vấn thì phải có Tổ Quốc”. Đầu tiên, sự học ở đây chính là những học vấn, kiến thức mà ta có đựơc không chỉ về tri thức mà còn về những cách ứng xử, giao tiếp hàng ngày. Ta học đựơc từ nhà trường, thấy cô, bạn bè, gia dình và mọi thứ xung quanh ta. Sự học ấy không đến từ một nguồn, một nơi duy nhất mà đến từ tất cả quanh ta, do ta dược dạy hoặc tự tìm tòi. Ấy vậy nên sự học thì không có quê hương. Nhưng người có học vấn ấy,thì phải có tổ quốc. Như đã nói, tổ quốc là nơi dù bạn có là ai thì vẫn phải luôn yêu, nhớ về và không đựơc chối bỏ. Nơi mà ta phải ra sức phục vụ, giúp tổ quốc giàu mạnh và phát triển hơn, nơi ta phải ra sức bảo vệ, dù ta đang ở đâu và dù ta có thành công đến mức nào. Tồ quốc-quê hương chính là cái gốc của mỗi con ngừơi,cái gốc không thể chối bỏ. Do vậy, câu nói cùa Pasteur hoàn toàn chính xác. Lấy một số ví dụ điển hình về việc ngừơi có tri thức thì phải có tổ quốc, tiêu biểu là giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khuê, một con người gần cả cuộc đời cư ngụ ở Pháp,nhưng ông vẫn luôn yêu và hướng về tổ quốc. Hiện nay, ông đã trở về sinh sống và đóng góp những tri thức của mình cho nước nhà. Dù sống ở nứơc ngoài, nhưng những am hiểu của ông về văn hóa, ẩm thực, nền âm nhạc dân tộc còn hơn nhiều người sống ở Việt Nam. Tiến sĩ Ngô Bảo Châu, sau khi đạt đưọc giải thửơng danh giá môn toán,cũng đã trở về , đóng góp cho nền toán học nước nhà. Bên cạnh đó cũng có những người vì lý do lợi ích cá nhân mà đã quay lưng với tổ quốc. Nhận thức được điều ấy, mỗi chúng ta phải cố gắng học tập tốt ngày từ khi còn trên ghế nhà trừơng, để mai này phục vụ, làm giàu mạnh cho tổ quốc. “ Sự học thì không có quê hương nhưng ngừơi có học vấn thì phải có tổ quốc”, câu nói này quả đáng cho chúng ta phải suy ngẫm. Mỗi ngừoi con của tổ quốc, dù có đi đâu,làm gì, dù có là ai, có thành công hay trở thành một ngừơi vĩ đại đến dâu,thì hãy luôn nhớ rằng: trên đầu mình có một Tổ Quốc! Bài viết số 1 lớp 12 đề 2. Nghị luận xã hội : Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình. "Học để làm gì?" là một câu hỏi không mới, nó cũ kĩ như bản thân sự học vậy. Là câu hỏi "thường trực" của mọi thời học! Cũng cần khẳng định ngay rằng, khi lần đầu cắp sách đến trường, và nhiều năm sau đó, các em học sinh đâu đã có chút khái niệm gì về vấn đề này; mà chỉ thụ động vâng theo sự chỉ bảo của người lớn, của cha mẹ mà thôi!... Chỉ khi thật sự lớn lên, nhiều em mới dần nhận thức ra điều đó. Cho nên câu cửa miệng của các bậc phụ huynh đối với con em là: "không chịu khó học, lớn lên chỉ có đi ăn mày!". Câu ấy và những câu tương tự đã hình thành dần trong bộ não của trẻ khái niệm "học để làm gì?". Vâng, "học để lớn lên không phải đi ăn mày, ăn xin!". Bởi "ăn mày, ăn xin" thì khổ như thế nào, các em nhìn thấy hàng ngày rồi! ậy, dù có "cao đạo" đến đâu, dù vô tình hay hữu ý, thì thực ra người lớn đã sớm định hướng cho con trẻ "mục tiêu" thực chất của sự học là gì rồi. Mục tiêu đó không sai, nhất là trong thời buổi "thực dụng" này. Nhưng sai ở chỗ, người ta cứ nói với các em: "Học để có kiến thức, để càng ngày càng có nhiều kiến thức". Ý là "học không vì tấm bằng"; Cần "thực học" chứ không cần "bằng cấp"! Thương thay các em, nếu các em mà không có bằng cấp, thì các em vào đời sao đây? Về điểm này, tôi xin kể một chuyện, có lần con gái tôi đã bí trước câu hỏi của cậu con trai, khi cứ than vãn về kết quả học tập của nó: "Thế mẹ muốn con có điểm cao, hay muốn con có kiến thức?"! Chết chưa? Còn tuổi học trò mà lại không lấy điểm làm mục tiêu, thì làm sao mỗi năm lên một lớp đây; làm sao thi đỗ đại học đây? Không chỉ nhà trường, gia đình, mà ngay những nhà tuyển dụng lao động cũng thường tuyên bố (rất hay!): "chúng tôi cần người thực sự có kiến thức, chứ không cần người có bằng cấp"! Nhưng thực tế thì hồ sơ hàng đầu nộp cho cơ quan tuyển dụng, nhất định phải là cái bằng, theo đúng nghĩa đen! Càng nhiều bằng, càng thuận lợi khi xét tuyển. Kiến thức vẫn cứ phải đứng sau bằng cấp! Nhưng nếu định hướng mục tiêu sự học là tấm bằng, thì sẽ lại dẫn đến một kết cục còn bi đát hơn! Thực tế đã có không ít trường hợp, học chỉ để đối phó với thi cử mà thôi. Vậy là tình trạng "xin điểm", "mua điểm" không thể không xẩy ra, không thể không phát triển. Còn bé thì cha mẹ "mua điểm" cho, lớn lên, tự mua lấy. Học "tại chức", học "hàm thụ" bản thân nó không xấu; nhưng càng ngày nó càng tiêu cực, chính vì mục tiêu chính của thứ học này là để có "bằng"; bởi có bằng mới có cơ hội "phấn đấu" lên chức này chức nọ, lên "ông nọ, bà kia"! Đã có nhiều phụ huynh (nhất là những vị có chức sắc), khi con em mình học kém, không thi được vào đại học, thì dùng cách này, cách khác, "đưa" trẻ vào cơ quan nhà nước; làm tạm một công việc gì đó, rồi cho đi "hàm thụ". Mấy năm sau, có bằng cấp, sẽ chạy "ghế" tiếp! Thế cho nên một số cơ quan công quyền (đặc biệt ở cấp địa phương), chất lượng cán bộ - không dám vơ đũa cả nắm đâu, nhưng phải thừa nhận rằng: nhiều người rất kém cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn phép ứng xử; làm ảnh hường lớn tới công cuộc cái cách hành chính của Nhà nước! Tôi lại xin kể chuyện này: Lần ấy, tôi đến chính quyền Phường xin chứng nhận vào đơn làm thẻ thư viện Tỉnh. Đơn đã được Tổ trường dân phố và Tổ trưởng lương hưu ký xác nhận và đề nghị theo đúng yêu cầu của cơ quan thư viện. Anh cán bộ văn phòng sau khi xem đã thảo nội dung chứng thực,; nhưng khi đưa lên chủ tịch, chủ tịch không ký, với lý do: chủ tịch phường không ký những chứng nhận như thế này! Tôi nói: giá cái thư viện này trực thuộc Phường ta, chủ tịch nói thế thì mừng quá! Nhưng đây lại là thư viện Tỉnh, họ làm theo quy định đã được chính quyền Tỉnh duyệt y; Phường thấy bất hợp lý thì phường báo cáo đề nghị lên Tỉnh, chứ Phường không có quyền bác bỏ! Anh văn phòng nhận ra lẽ phải, nhưng có lẽ... ngại "Sếp", nên dung hòa: "thôi cụ để khi khác, chủ tịch ... đang bận họp"! Kiến thức và bằng cấp cái nào cần hơn? Câu trả lời dễ nhất có lẽ là "cần cả hai"! Nhưng nếu lại hỏi: cái nào cần trước? thì nhiều khi cũng khó khẳng định. Vậy đấy! Định hướng "mục tiêu của sự học" như thế nào cho đúng Mong rằng các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ cũng như các em học sinh, hãy thực sự quan tâm!.. Theo dantri.vn Một đất nước muốn có những bước phát triển nhảy vọt thì đầu tư để phát triển con người cần được xem là loại đầu tư có giá trị hàng đầu, trong đó đầu tư cho giáo dục là loại đầu tư có tầm chiến lược. Nói đến xã hội hoá giáo dục đại học chúng ta phải xét đến con số sinh viên đại học trên tổng số dân. Theo thống kê đối chiếu do ông Hồ Anh Tuấn cung cấp (bàn tròn do TBKTSG tổ chức vào ngày 14-5-1999) thì ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ đó là 32 sinh viên trên 10.000 dân. Trong khi đó con số tương đương ở Thái Lan và Hàn Quốc đông hơn ở Việt Nam từ 8 đến 12 lần. Xem thế ta cần phải phát triển mạng lưới các trường đại học, công lập cũng như dân lập, mới mong theo kịp các nước chung quanh về mặt giáo dục đại học. Chỉ mới đối chiếu con số sinh viên theo học đại học ở Việt Nam và ở hai nước châu Á ta thấy thua họ quá xa. Tại sao lại có tình trạng như vậy? Khó khăn cho việc xã hội hoá giáo dục đại học ở nước ta nằm ở khâu tuyển sinh đại học, không phải đậu xong tú tài học sinh nào cũng đều được đi học đại học. Nếu đậu tú ở các tỉnh thì các em phải tập trung về các thành phố để thi tuyển vào đại học. Sĩ số dự thi để được tuyển vào một trường đại học nào đó, công lập hay dân lập, thường phải chọi từ năm đến 12 sinh viên để chọn một. Rõ ràng đây là một rào cản rất khốc liệt cho các cô chiêu cậu tú của ngày hôm nay, khác với những năm 1950, cứ ai đậu được tú tài thì con đường học lên đại học, đỗ cử nhân, bác sĩ, kỹ sư được rộng mở. Với một rào cản rất gay gắt như thế mà đầu tư cho giáo dục đại học công lập và dẫn lập cũng đòi hỏi một số tiền khổng lồ. Chính vì vậy Nhà nước không nên và không thể ôm cả trách nhiệm đầu tư này cho riêng mình vì ngân sách còn phải chi cho nhiều chuyện khác. Nhà nước nên để cho người Việt ở trong nước và nước ngoài, thậm chí cả cộng đồng người nước ngoài cùng chia sẻ trách nhiệm đầu tư này miễn là không đi ngược lại với mục tiêu Nhà nước đề ra. Lại xin nói về đầu ra. Nền giáo dục đại học của Việt Nam muốn có hiệu quả thì phải có chương trình đào tạo có chất lượng ngày một cao, nhưng chất lượng này do ai đặt ra? Chúng ta thường quên là sản phẩm mà đại học đào tạo - nghĩa là số sinh viên theo học cấp đại học - không phải là để cho đại học sử dụng mà là để cho xã hội nói chung sử dụng. Thế mà đại học không hề để ý đến phản ứng của xã hội đối với sản phẩm mà mình đào tạo. Ở các nước chung quanh ta, các hiệp hội ngành nghề chuyên môn như hội ngành xây dựng, quản trị, kế toán... đều có góp ý với các trường đại học về chương trình giảng dạy các bộ môn này ở đại học sao cho phù hợp với tình hình thực tế ngoài xã hội. Chương trình giảng dạy được thay đổi như thế nào để cho sinh viên khi ra trường không thấy ngỡ ngành về ngành mà mình định xin vào. Ngành giáo dục không còn ở trong tháp ngà xa rời với thực tế. Chúng ta cũng có tiến hành đánh giá chất lượng đào tạo ở đại học, nhưng đánh giá nó từ góc độ của người làm giáo dục, người dạy ở đại học chứ chưa làm như các nước khác. Ngay như ở Nhật, người ta đòi hỏi một sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài phải theo học một khoá học của ngành nào đó tại một trường đại học Nhật trong một thời gian từ sau tháng đến một năm trước khi đi làm ở một hãng Nhật trong nước. Rõ ràng nền giáo dục đại học ở Nhật là một mắt xích trong quá trình nhất thể hoá từ giáo dục đào tạo đến sản xuất kinh doanh. Tôi đồng ý chất lượng đào tạo là quan trọng nhưng tôi cho rằng không phải chỉ có ngành giáo dục đánh giá chất lượng đó mà phải có sự đồng đánh giá của các ngành nghề chuyên môn khác trong xã hội vì họ là người trực tiếp sử dụng sản phẩm. Nhận xét của tôi ở đây có liên quan đến mục tiêu giáo dục đại học. Cách giảng dạy tại địa học của chúng ta hiện nay là dạy cho sinh viên học để biết. Có nghĩa là dạy chuyên về lý thuyết mà ít có thực hành, ít có đi thực tế để tìm hiểu cách mà khu vực sản xuất và kinh doanh đang làm hiện nay. Còn cách dạy ở các nước khác là dạy sinh viên học để biết làm, có nghĩa là chương trình giảng dạy phải kết hợp lý thuyết và thực tế sản xuất kinh doanh hiện có trong xã hội, xuất phát từ việc ứng dụng lý thuyết đó vào thực tế. Từ biết đến làm còn một khoảng cách rất xa. Nhưng có phải là ngành giáo dục của ta không biết được điều đó ? Thưa có biết. Biết tại sao không làm? Có nhiều vấn đề ở đây. Theo chúng tôi, để có được một chương trình đào tạo thích hợp cho từng ngành nghề chuyên môn thì phải có sự phối hợp chặt chẽ và đầy hiểu biết giữa ngành giáo dục và ngành chuyên môn nào đó. Muốn có được sự hiểu biết đó thì 2 ngành phải có những chuyên gia hiểu biết rõ chuyên môn, hiểu biết rõ những nguyên tắc sư phạm, hiểu rõ những điều cần biết về ngành đó và nhu cầu về nhân sự của ngành đó. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có thể có sự phối hợp như vừa nói. Bước kế tiếp sau khi lên được chương trình giảng dạy này lại còn đòi hỏi một sự phối hợp chặt chẽ giữa trường đại học và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Ở nước ta hiện nay chưa có được sự phối hợp như vậy vì hai bên chưa hiểu nhau. Nhưng theo thiển ý, thì việc chuyển đổi mục tiêu của giáo dục đại học từ học để biết sang học để biết làm là một điều cần thực hiện ngay từ bây giờ nếu chúng ta muốn các sinh viên của chúng ta trong thời gian tới có thể sánh vai với sinh viên của các nước khác.