Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Luận điểm trong bài văn chứng minh câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

KHẨN: Luận điểm trong bài văn chứng minh câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Cảm ơn mọi người!
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.577
2
5
Lan Anh
01/03/2017 18:02:54
1>“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

 

Cây hoa sen dù có lớn lên, sống giữa vùng đầm lầy “hôi tanh” nhưng những ngó sen vẫn trắng tinh, hoa sen vẫn giữ được vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết.

2>Xét một ví dụ thực tế, hai đứa trẻ cùng được sinh ra trong một gia đình, nhưng vì một lí do nào đó hai đứa trẻ bắt buộc phải sống tách biệt. Một đứa sống ở một vùng có nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút thì thử hỏi làm sao lớn lên mà đứa trẻ đó không bị lây nhiễm được. Còn đứa trẻ kia sống giữa những người có nền nếp tốt, trình độ văn hóa, nhận thức rộng thì chắc chắn rằng khi lớn lên đứa trẻ đó sẽ hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp.

MINK CHỈ ĐƯA RA 2 DẪN CHỨNG TRÊN BẠN THAM KHẢO NHA !!!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
3
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
01/03/2017 19:03:34
Dân gian ta có rất nhiều câu tục ngữ hay nội dung mà nó thể hiện thật sâu sắc, một trong số đó là câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhưng có bạn lại bảo gần mực chưa chắc đã đen và gần đèn thì chưa chắc đã rạng.

Trước hết ta cần hiểu câu tục ngữ muốn đề cập đến nội dung gì? Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen – là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên các các từ ngữ. Lớp nghĩa này là mực có mầu đen vì vậy một vật nằm gần nó thì sớm muộn gì cũng bị dây mực và có màu đen, còn đèn sáng thì những vật nằm gần nó sẽ sáng lên theo. Còn về lớp nghĩa bóng – là lớp nghĩa không hiện trực tiếp trên các từ ngữ mà buộc ta phải suy luận ra, lớp nghĩa này là nói đến những người sống cùng, kết bạn với những người có bản tính, phẩm chất xấu thì họ sẽ bị ảnh hưởng và có thể bị nhiễm những bản tính xấu đó, và ngược lại những người kết bạn, có mối quan hệ thân thiết với những người có phẩm chất tốt, hiểu biết rộng thì dần dần theo thời gian họ cũng sẽ học tập theo những phẩm chất tốt đó và nâng cao tầm hiểu biết của mình.

Câu tục ngữ nào cũng đúc kết những kinh nghiệm, bài học quý báu của ông cha ta nên nó luôn có tính đúng đắn. Tuy nhiên cũng có bạn cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen và gần đèn chưa chắc đã rạng”, ý kiến này cũng không phải không có căn cứ. Nhiều người có bản chất xấu xa thì cho dù có sống giữa trăm nghìn người tốt thì họ vẫn giữ cách sống của mình, như câu: “Giang sơn khó đổi, bản tính khó rời”, nhưng cũng có những người tốt, thật thà, trung thực dù có sống cùng, làm bạn cùng những người có bản chất xấu thì họ vẫn giữ được những nét tính cách đáng quý của mình như bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Cây hoa sen dù có lớn lên, sống giữa vùng đầm lầy “hôi tanh” nhưng những ngó sen vẫn trắng tinh, hoa sen vẫn giữ được vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết.

Nhưng những người đó chỉ chiếm một phần nhỏ. Xét một ví dụ thực tế, hai đứa trẻ cùng được sinh ra trong một gia đình, nhưng vì một lí do nào đó hai đứa trẻ bắt buộc phải sống tách biệt. Một đứa sống ở một vùng có nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút thì thử hỏi làm sao lớn lên mà đứa trẻ đó không bị lây nhiễm được. Còn đứa trẻ kia sống giữa những người có nền nếp tốt, trình độ văn hóa, nhận thức rộng thì chắc chắn rằng khi lớn lên đứa trẻ đó sẽ hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp. Qua đó, ta mới thấy được tầm quan trọng của môi trường sống, môi trường sống như thế nào quyết định tính cách và nhân phẩm con người. Vì thế cha mẹ vẫn thường dạy con “chọn bạn mà chơi” hay “chọn mặt gửi vàng” khuyên con mình hãy biết lựa chọn những người bạn tuy rằng không thật sự học giỏi nhưng tính cách tốt, biết chia sẻ vui buồn với bạn chứ không ích kỉ chỉ biết nghĩ cho bản thân.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn giữ được giá trị và tính đúng đắn của nó, câu tục ngữ mang đến một bài học quý báu, khuyên răn con người nên biết chọn lựa bạn bè một cách đúng đắn từ đó tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp, là cơ sở để củng cố những phẩm chất tốt của bản thân và nâng cao tầm hiểu biết.
2
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
01/03/2017 19:05:33
Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ mình trở thành một người thành công. Nhưng để đạt được sự thành công chúng ta cần phải cố gắng phấn đấu rất nhiều, phải vượt qua rất nhiều khó khăn gian khổ. Nếu một người  ngại khó, ngại khổ thì sẽ khó có thể thành công. Chính vì vậy cha ông ta đã căn dặn: Có chí thì nên.

Chí mà cha ông ta muốn nói ở đây là sự quyết tâm, là kiên trì, bền bỉ theo đuổi một giấc mơ, hoài bão, một lí tưởng hay một công việc có ý nghĩa với bản thân mà mình đã lựa chọn. Cuộc sống luôn thay đổi, biến động không ngừng, mỗi người luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Có những điều xảy ra mà ta không thể lường trước được. Khi đó, ý chí, nghị lực của mỗi người sẽ bộc lộ và thể hiện rõ nét. Nhiều người khi gặp chông gai, trắc trở thì tỏ ra chán chường, bi quan, nản chí. Do không có tinh thần kiên định, không "bền gan vững chí", có người còn buông xuôi, phó mặc cho cuộc đời đưa đẩy. Cuộc sống của họ trở nên tẻ nhạt, vô nghĩa. Tuy nhiên, người có ý chí, nghị lực sẽ kiên trì hành động. Họ có lòng quyết tâm cao độ, không ngại khó khăn, gian khổ, không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng. Lòng kiên trì và ý chí của họ sẽ trở thành động lực đem đến cho họ sức mạnh để vượt qua tất cả. Và dẫu có thất bại, họ luôn lấy đó làm bài học, làm kinh nghiệm giúp họ tự tin hơn trong bước đi tiếp theo của mình.

Có rất nhiều tấm gương vượt khó vươn lên trong cuộc sống mà chúng ta phải học tập, điển hình như thầy Nguyễn Ngọc Ký, một tấm gương sáng cho nghị lực không đầu hàng trước số phận. Khi còn nhỏ hàng ngày, cậu vẫn theo bạn bè cắp sách đến trường. Không viết được bằng tay, cậu dùng đôi bàn chân nhỏ bé của mình để viết. Có những lúc viết không được, cậu quăng cả bút. Nhưng nhờ ý chí và nghị lực, cậu lại nhặt bút lên và tiếp tục rèn luyện. Từ những nét chữ đầu tiên rất xấu, cậu đã viết được những nét chữ rất đẹp. Không chỉ viết, cậu rèn luyện để có thể làm được mọi thứ như các bạn: vẽ, làm thủ công...Cậu trở thành học sinh giỏi của lớp. Và sau này, cậu bé ấy trở thành nhà giáo ưu tú, một người thầy gương mẫu, được học trò và các đồng nghiệp kính nể.
Tấm gương có ý chí vượt qua khó khăn gian khổ, đáng kính trọng nhất phải kể đến là Bác Hồ. Ba mươi năm trời ròng rã nơi đất khách quê người, chịu đựng trăm cay nghìn đắng với ước mơ: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Với một tâm hồn cao thượng, sống có mục đích, có lí tưởng rõ ràng, cộng với ý chí và bản lĩnh phi thường, Người đã kiên trì theo đuổi ước mơ đến cùng để đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Còn trên thế giới, những tấm gương về ý chí, sự kiên trì, nhẫn nại thì có thể nói là không thể đếm xuể. Khắp trên thế giới, tấm gương về sự vượt khó thì nhiều không đếm xuể. Edison phát minh ra bóng đèn điện đã phải nếm mùi thất bại cả ngàn lần. Đối với ông, mỗi lần thất bại là mỗi lần ông có thêm kinh nghiệm để tiến gần đến mục đích. Nhờ ý chí, nghị lực kiên trì, cuối cùng ông đã thành công. Hay như anh em nhà Wrigh là Wiber và Orville, những người đã phát minh ra phi cơ. Họ cũng đã tốn cả ngàn lần thử đi thử lại trong nhiều năm trời mới thành công. Hoặc nếu đã từng đọc tiểu sử của bà Hellen Keller, ắt hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ vô cùng khâm phục và ngưỡng mộ bà. Hai tuổi, bà bị bệnh nặng, bị đui, điếc và câm. Lớn lên nghèo khó tới mức phải ngủ trong nhà xác. Vậy mà bà đã thắng được nghịch cảnh. Bà học rộng, viết được bảy cuốn sách, đi diễn thuyết khắp thế giới.
Những tấm gương sáng ngời về ý chí và nghị lực vươn lên được kể ở trên là những người không bao giờ đầu hàng, bỏ cuộc trước khó khăn. Thất bại với họ chỉ là những bài học quý giá giúp họ tiến đến thành công. Nghịch cảnh chỉ càng làm họ thêm quyết tâm, là bàn đạp để họ vươn lên trong cuộc sống.
Không phải tất cả mọi người trong xã hội đều có ý chí quyết tâm như vậykhông ít những người sống buông thả, không có mục tiêu, chí hướng rõ ràng. Họ phó mặc cho số phận, sống không cần biết tương lai sẽ ra sao. Những người đó có lẽ suốt đời sẽ không bao giờ làm được điều gì đó có ích cho gia đình, xã hội.
Đề đưa ra lời khuyên đúng đắn cho con cháu, ông cha ta đã dậy, "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Sự kiên trì, nhẫn nại giúp con người có bản lĩnh, không nản lòng trước gian nan, thử thách. Ý chí, nghị lực cũng là thước đo nhân cách con người, là điều kiện quyết định sự thành bại trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, điều đáng nói là ý chí, nghị lực là những đức tính không phải bẩm sinh mà là do quá trình rèn luyện mà thành. Vì vậy, ai cũng có thể rèn luyện để có được những đức tính đáng quý ấy.
Những người sống có mục tiêu, chí hướng rõ ràng, đồng thời họ có ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn chắc chắn họ sẽ đạt thành công. Khi gặp thất bại chúng ta không nên chán nần bỏ cuộc mà hãy coi đó là kinh nghiệm để ta có thể đối phó với những khó khăn. Không phải chúng ta cứ tạo ra thất bại để có sự thành công mà phải biết sửa chữa thất bại ấy để đạt sự thành công.

3
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
01/03/2017 19:07:15
Tục ngữ là kho tàng trí tuệ và vốn sống của cha ông ta. Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã nhận thức được tầm quan trọng của sự tác động, ảnh hưởng từ môi trường sống tới việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Không những thế, kinh nghiệm quý báu đó còn được đúc kết bằng hình ảnh vô cùng gần gũi thân thiết trong đời sống: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

Ca dao, tục ngữ vốn thường dùng những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng để thể hiện tình cảm, hay răn dạy con người. Trong câu tục ngữ này mực và đèn – vật dụng quen thuộc là thứ được ông cha ta nhắc tới. Mực có màu đen, thường gắn cho những thứ xấu xa tội lỗi. Một cậu học trò dù có cẩn thận tới đâu hẳn vẫn có lúc bị vẩy mực vào tay chân, quần áo, thậm chí lem nhem cả mặt mũi. Đèn thì khác. Nó là vật phát ra ánh sáng, soi tỏ mọi vật xung quanh thường mang ý nghĩa tốt đẹp, trong sáng. Càng gần ngọn đèn bao nhiêu, ánh sáng càng mạnh bấy nhiêu và ngược lại, càng xa đèn, ánh sáng càng yếu và tối dần. Mượn hai hình ảnh tương phản ấy, ông cha ta gián tiếp liên hệ tới con người. Đúc kết trong câu tục ngữ ngắn gọn là cả một vốn sống, kinh nghiệm tích lũy lâu dài. Con người nếu ở gần người xấu, ở trong môi trường không lành mạnh thì cũng sẽ bị những thói hư tật xấu tiêm nhiễm vào người. Ngược lại, nếu được ở gần người tốt, ở trong môi trường tốt đẹp, chắc chắn chúng ta sẽ học tập được điều hay lẽ phải, ngày càng hoàn thiện bản thân.

Thật vậy, thực tế cho thấy, môi trường có tác động rất lớn tới sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, nhất là lứa tuổi thiếu niên. Đó là lứa tuổi dễ dao động, thích bắt chước theo người khác trong khi vốn sống còn hạn hẹp, bản lĩnh và nghị lực chưa đủ để có thể phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai, để tránh xa cái xấu. Mà mực thì rất dễ dây bẩn, lại khó gột sạch. Vì vậy, thói hư tật xấu là thứ dễ tác động tới các em hơn cả. Một học sinh học tập và rèn luyện trong một tập thể lớp không có chí tiến thủ, chí phấn đấu, chỉ biết đua đòi ăn chơi, bỏ học trốn tiết thì dù có quyết tâm đến đâu cũng khó phấn đấu lên được. Sống trong gia đình cha thì cờ bạc nghiện hút, mẹ thì buôn gian bán lận, chửi chồng, đánh con… thì đứa trẻ đó lớn lên chẳng thể thành người có ích cho xã hội. Dù ta có là con ngoan trò giỏi mà kết giao với người bạn ham chơi lười học, sớm muộn cũng lơ là bút sách.

Người ta ví tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, dễ vẩy mực nhưng cũng có thể vẽ vào đó tương lai tươi sáng. Chẳng phải chỉ điều đó mới tác động tới các em mà điều hay cũng được đón nhận. Cũng giống việc khi ta đứng gần đèn nhất định phải được hưởng ánh sáng. Nếu ngay từ nhỏ được sống trong gia đình gia giáo nền nếp, học tập trong môi trường tiến bộ và kỉ luật thì con người ấy sẽ trở thành trụ cột vững chắc của gia đình, công dân hữu ích cho xã hội sau này. Được vào học ở một tập thể lớp đoàn kết yêu thương nhau, biết giúp nhau vượt qua khó khăn cùng tiến bộ thì một học sinh hư cũng sẽ phấn đấu để bằng bạn bè. Ranh giới giữa người tốt – kẻ xấu thật mong manh và chẳng cách xa nhau bao xa.

Đúng là môi trường sống ảnh hưởng lớn tới chúng ta; chẳng thế mà xưa kia, mẹ Mạnh Tử đã phải dời nhà ba lần vì muốn con nên người. Thế nhưng, cha ông ta lại cũng có câu ca dao:

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Lẽ thường, môi trường xung quanh là nhân tố tác động tới nhân cách con người. Song không phải lúc nào con người cũng có thể dễ dàng chịu sự tác động và điều khiển của môi trường. Chẳng những thế, sức mạnh của con người còn ở chỗ con người có thể tác động làm biến đổi hoàn cảnh, cải tạo hoàn cảnh, làm cho nó trở nên tốt đẹp hơn. Có biết bao tấm gương nghèo vượt khó lên số phận, hoàn cảnh để vững bước trên con đường học vấn là đường đời. Còn cả những con người tránh được mọi cám dỗ vật chất tầm thường để giữ vững danh dự, phẩm chất trong sạch của mình. Vấn để là ở chỗ, chúng ta phải không ngừng rèn luyện bản thân để có đủ sự hiểu biết phân biệt cái đúng cái sai, đủ bản lĩnh đấu tranh chống lại cái xấu, ủng hộ noi theo cái tốt.

Câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị của nó cho tới ngày hôm nay. Điều quan trọng của mỗi người là phải nhận thức được đâu là mực để tránh xa, đâu là đèn để học tập. Và quan trọng hơn, chúng ta phải không ngừng rèn luyện để có đủ bản lĩnh trong cuộc sống, không để cho cái xấu xa đen tối ảnh hưởng đến bản thân và nhân cách chúng ta, để ta có thể gần mực mà không đen.
1
1
NoName.12060
01/03/2017 19:28:32
Cảm ơn mọi người<3<3
1
0
Nguyễn Trần Thành ...
01/03/2017 20:00:33
Câu tục ngữ trên thật đúng nhưng có ban không tán thành. Chúng ta cần phân tích và tìm hiểu chi tiết để biết được ý nghĩa và bài học mà câu tục ngữ thể hiện.

Về nghĩa đen, mực là một chất lỏng được dùng để viết hoặc vẽ. Nó có màu đậm, thường là màu đen và khó tẩy rửa. Khi sử dụng nó ai cũng phải cẩn thận nếu không mực sẽ làm bẩn lên tay, lên áo hay lên tường.

"Rạng" ở đây có nghĩa là sáng. Còn đen và vật dùng để thắp sáng. Đèn điện, đèn pin hay đèn dầu đều là những thứ rất hữu ích đối với cuộc sống của con người. Nhờ có đèn, chúng ta mới có ánh sáng để học tập, làm việc. Đèn soi sáng cả những nơi mặt trời không thể chiếu rọi. Đèn xua tan bóng tối, giúp người nhìn rõ mọi vật xung quanh. Đúng như lời nhận định " gần đèn thì sáng".

Như vậy, xét theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn thể hiện: nếu như chúng ta tiếp xúc gần mực sẽ bị bôi bẩn, bị đen; ngược lại nếu chúng ta ở gần đèn thì chúng ta sẽ được đèn soi sáng , do đó mà trở lên sáng suốt tinh tường hơn.

Không chỉ dừng ở đó, câu tục ngữ còn mang một hàm ngĩa khác. Đó chính là: hoàn cảnh sống tác động dến nhân cách con người như thế nào. Mực là chỉ hoàn cảnh không tốt, môi trường sống không lành mạnh . Đèn là chỉ môi trường sống tích cực. Như thế có nghĩa là khi người ta sống trong môi trường không tốt thì nhân cách dễ bị tha hóa, dẽ làm điều sai trái và sa ngã và ngược lài, nếu như được giáo dục trong môi trường lành mạnh thì con người có thể rèn luyện được tích cách của mình cho tốt.

Về cơ bản thì câu tục ngữ này đúng. Hoàn cảnh tác động và chi phối đến nhân cách chúng ta rất nhiều. Trẻ con sinh ra giống như một tờ giấy trắng. Những gì ta giáo dục, môi trường tác động đến nó như thế nào thì nó sẽ trở thành một con người như thế ấy. Nếu xung quanh bạn luôn có những người tốt, sống tích cực thì bạn cũng sẽ học được ở họ nhiều điều hay. Và ngược lại, nếu quanh bạn chỉ toàn những người xấu thì hoàn cảnh tiêu cực ấy cũng sẽ dần làm bạn tha hóa về nhân cách.

Cũng như trong một lớp học, nếu chúng ta chơi nhiều những bạn xấu thì chúng ta dễ bị rue rê và lôi cuốn. Ta sẽ trở thành một người không tốt, không chịu học hành và dễ xa vào tệ nạn xã hội. Nhưng nếu ta choei với nhiều bạn học giỏi, chăm chỉ thì ta sẽ có điều kiện để tiến bộ. Bnạ cho ta những kiến thức mà bản thân ta bị thếu hụt. Bạn dạy ta những điều tốt đẹp bổ ích thiết thực cho cuộc đời. Gần những người biết quan tâm đến những người khác tâm hồn ta cũng trở nên trong sáng hơn giàu tình yêu thương hơn. Nhưng cũng đùng vì thế mà thiếu quan tâm đến những người bạn xấu.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Hồ Chí Minh là người lãnh tụ vĩ đại là mặt trời soi sáng cho cả dân tộc. Ở thời gian ấy biết bao những anh bộ đội cụ hồ đã sống đã chiến đấu noi gương theo phẩm chất của Người. Chính họ đã làm nên ngững chiến công oanh liệt, giải phóng quê hương, đất nước. Những đức tính của Người. Chính họ đã làm nen những chiến công oanh liệt giả phóng quê hương đất nước. Những đức tính của Nười được ảnh hưởng, rèn luyện trong cuộc sống, trong chiến đáu tù những tấm gương sáng mà tiêu biểu là Bác Hồ.( Đó là lòng yêu nước tinh thần đoàn kết, tình yêu thương đồng bào, đồng chí, đó là thái độ chiến đấu hết mình hi sinh tất cả cho độc lập tự do). Nếu không có ánh sáng của Đảng dẫn đường nếu không có một môi trường tốt đẹp thì không có thể nào sản sinh ra được những con người tuyệt vời ấy. Câu tục ngữ "gần mực thì đen gần đèn thì rạng" luôn có ý nghĩa trong thực tế.

Bởi vậy dân gian ta cũng có câu:" Ở chọn nơi, chơi chọn bạn" hay " ở bầu thì tròn, ở ống thì dài".Hay như ngày xưa, bà mẹ của thầy Mạnh Tử đã chuyển nhà đến ba lần để chọn môi trường sống tốt cho con mình. Điểm cuối cùng bà chọn là trường học. Vì bà cho rằng, hàng ngày khi thấy học sinh ngoan ngoãn, lễ phép biết học hỏi thì Mạnh Tử theo đó mà cũng bắt chước được những điểm tốt đấy. Mà sau này Mạnh Tử đã trở thành một bậc tài nổi tiếng, được tôn vinh đến muôn đời.

Thế nhưng câu tục ngữ cũng chưa hoàn toàn đúng. Có rất nhiều người trong hoàn cảnh bị hạn chế, cái xấu luôn vây quanh nhưng họ vẫn không chịu tác động không trở thành con người xấu. Đó là những người có ý chí vươn lên, giàu nghị lực kiên cường trong cuộc sống. Ngược lại cũng có người được giáo dục tốt nhưng lại trở nên hư hỏng tụ mình phá hủy nhanan cách của mình. Dân gian ta đã lấy loài sen làm biểu tượng cho nhân cách cao đẹp " gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Và Hồ Chí Minhlaf tấm gương cao đẹp cho bao thế hệ Việt Nam noi theo, dù có sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu thì Người vẫn luôn giữ được nhân cách sáng ngời, luôn chèo lái con thuyền cách mạng để đưa đất nước tới bến bờ độc lập.

Rõ ràng tốt xấu là tượng trưng của mực và đen . Chúng ta cần tránh xa những cái xấu , không để cái xấu của người khác là cạm bẫy đối với ta. Cái tốt của năng lực hay của đạo đức ta cũng đều học tập để không ngừng vươn lên trong quá trình " rèn đức luyện tài". Là một học sinh đang ngồi trên nghế nhà trường việc chọn bạn mà chơi chọn môi trường để tiếp xúc rấy quan trọng. Chúng ta phải kịp thời nhận ra cái xấu, tránh xa nó chống lại nó để không rơi vào các tệ nạn xã hội. Đồng thời, chúng ta phải không ngừng hoàn thiện chính mình hươngd đến những cái lành mạnh bổ ích. Chúng ta nên giúp đỡ những bạn xấu tránh xa khỏi sai lầm khắc phục kịp thời.

"Gần mực thì đen, gần mực thì sáng" là câu tục ngữ đúng đắn , đem đến cho ta lời khuyên thật đáng quý. Nó như một chân lý mà ta không nên phủ định. Thực hiện tốt lời khuyên ấy sẽ giúp ích cho ta được nhiều điều trong cuộc sống.
0
2

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×