Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lực đàn hồi là gì? Lực đàn hồi có đặc điểm gì?

Câu 1: Nêu các ký hiệu, đơn vị hợp pháp của các đại lượng: Độ dài, thể tích, khối lượng và lực. Ngoài các đơn vị đo hợp pháp đó, còn có các đơn vị nào. Đổi các đơn vị đó về đơn vị hợp pháp.
Câu 2: a/ Trọng lực là gì? Do đâu có trọng lực? Trọng lực có phương, chiều, độ lớn như thế nào
            b/ Nêu khái niệm của trọng lượng? Nêu kí hiệu, đơn vị, công thức tính trọng lượng.  
Câu 3: Nêu các kết quả của tác dụng lực, mỗi kết quả nêu một ví dụ.
Câu 4: Thế nào là hai lực cân bằng? Cho 2 ví dụ. Kết quả của vật khi hai lực cân bằng tác dụng lên là gì? 
Câu 5: a/ Lực đàn hồi là gì?Lực đàn hồi có đặc điểm gì?
            b/ Biến dạng đàn hồi là gì? Cho ví dụ vật có tính đàn hồi. Độ biến dạng của lò xo là gì ?
Câu 6:  Nêu định nghĩa, kí hiệu, đơn vị đo, công thức tính của khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
Câu 7: a/ Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng, ta dùng lực như thế nào? Nêu tồn tại khó khăn khi kéo trực tiếp.
            b/ Có mấy loại máy cơ đơn giản? Mỗi loại cho 2 ví dụ thực tế và giải thích tác dụng của nó.
Câu 8:a/ Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi gì về lực? Khi nào lực kéo lên mặt phẳng nghiêng càng nhỏ?
           b/ Nêu các cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
 
13 trả lời
Hỏi chi tiết
1.818
2
1
mỹ hoa
30/12/2018 15:55:56
3/Lực làm vật biến đổi chuyển động:
+Dùng chân đá trái banh. Lực của chân ta đã làm trái banh đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động.
+Khi chơi bắn bi, viên bi đang nằm yên trên mặt đất thì chịu tác dụng lực của tay ta làm nó biến đổi chuyển động.
+ Khi đóng đinh vào tường, búa tác dụng vào đinh làm đinh đang đứng yên chuyển động đập sâu vào tường.
- Lực làm vật biến dạng:
+ Dùng tay bẻ một cành cây, lực của tay ta làm cành cây biến dạng.
+Dùng tay nén hai đầu lò xo lại, ta thấy cả lò xo và tay đều biến dạng
+Khi cái vợt đập vào một quả bóng thì cả vợt lẫn bóng đều bị biến dạng.
- Lực vừa làm vật biến dạng vừa làm vật biến đổi chuyển động:
+ Đá trái banh vào tường. Lực cản của tường làm trái banh biến dạng đồng thời làm cho trái banh biến đổi chuyển động.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
mỹ hoa
30/12/2018 15:57:42
4/
2 lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều ,tác dụng vào cùng một vật
vd:2 người mạnh ngang nhau đứng ngược chiều nhau kéo 1cái bàn thì sẽ tác dụng lên bàn hai lực cân bằng
kết quả: vật sẽ tiếp tục đứng yên vật
2
1
mỹ hoa
30/12/2018 15:59:13
5. Lực đàn hồi:
- Lực đàn hồi là lực sinh ra khi vật đàn hồi bị biến dạng. Chẳng hạn, lực gây ra bởi một lò xo khi nó bị nén lại hoặc kéo giãn ra.
- Lực đàn hồi có xu hướng chống lại nguyên nhân sinh ra nó. Tức là nó có xu hướng đưa vật trở lại trạng thái ban đầu khi chưa bị biến dạng. - Độ lớn của lực đàn hồi, khi biến dạng trong giới hạn đàn hồi, có thể được xác định gần đúng theo định luật Hooke: F = -kx
trong đó x là độ biến dạng và k là hệ số đàn hồi (hay độ cứng) của vật. Định luật này chính xác với những vật như lò xo. Với những vật thể như miếng cao su hay chất dẻo thì sự phụ thuộc giữa lực đàn hồi vào biến dạng có thể phức tạp hơn.
- Lực đàn hồi là tương tác giữa các phân tử hay nguyên tử, tức là lực điện từ giữa các electron và proton bên trong vật đàn hồi.
1
1
mỹ hoa
30/12/2018 16:01:33
6/
-Khối lượng riêng của một mét khối của một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó
Đơn vị khối lượng riêng : Kg/m³
Kí hiệu : D
Cách tính khối lượng riêng
D = m / V
D là khối lượng của một đơn vị thể tích (1 mét khối) vật chất.
m là khối lượng của vật (kg).
V là thể tích vật (m³).
-Trọng lượng của một met khối một chất gọi là Trọng lượng riêng của chất đó.
Đơn vị trọng lượng riêng : N / m³
Kí hiệu : d
d = P / V
d là trọng lượng của một đơn vị thể tích (1 mét khối) vật chất.
P là trọng lượng của vật (N).
V là thể tích vật (m³ ).
Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng:
d = D . 10
1
2
Vân Cốc
30/12/2018 16:03:23
Câu 6:
* Khối lượng riêng:
- Khái nệm:
+ khối lượng riêng của một mét khối của một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
- Đơn vị:
+ ki lô gam trên mét khối
KH: kg/m3
- Công thức tính:
+ m bằng D.V
0
1
Nguyễn Đình Thái
30/12/2018 16:03:56
1)
*Độ dài :m
còn có :
1 cm=0.01 m
1 dm=0.1m
1km=1000m
*Thể tích :m3
còn có :
1cm3=0,0000001 m3
1dm3=0.001m3
*Khối lượng :kg
Còn có:
1g=0,001 kg
1 tạ =100kg
1 tấn =1000 kg
*Lực :N
1
1
Nguyễn Đình Thái
30/12/2018 16:08:33
2)a/ Trọng lực là gì? Do đâu có trọng lực? Trọng lực có phương, chiều, độ lớn như thế nào
-Trọng lực là lực hút của Trái Đất
-Trọng lực do Trái Đất gây nên
-Trọng lực có:
+Phương thẳng đứng
+Chiều từ trên xuống
+Độ lớn :tùy theo khối lượng của vật
b/ Nêu khái niệm của trọng lượng? Nêu kí hiệu, đơn vị, công thức tính trọng lượng.
-Trọng lượng là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật
-Kí hiệu :P
-Đơn vị :N
-Công thức:P=10m
1
1
Vân Cốc
30/12/2018 16:10:14
Câu 8:
a) Dùng mặt phẳng nghiêng lợi về lực là:
- mặt phẳng nghiêng càng nhiều thì lực kéo vật lên càng lớn
- mặt phẳng nghiêng càng ít thì lực kéo lên càng nhỏ.
Khi nào lực kéo lên mặt phẳng nghiêng càng nhỏ:
- khi mặt phẳng nghiêng càng ít.
b)
Để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng, có thể dùng 2 cách:
1/ Giảm chiều cao của mặt phẳng nghiêng
2/ Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng
0
0
Nguyễn Đình Thái
30/12/2018 16:11:18
Câu 3: có 3 tác dụng của lực là:
*Lực làm vật biến đổi chuyển động:
Ví dụ:
+) Dùng chân đá trái banh. Lực của chân ta đã làm trái banh đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động.
+) Khi chơi bắn bi, viên bi đang nằm yên trên mặt đất thì chịu tác dụng lực của tay ta làm nó biến đổi chuyển động.
*Lực làm vật biến dạng:
Ví dụ :
+) Dùng tay bẻ một cành cây, lực của tay ta làm cành cây biến dạng.
+) Dùng tay nén hai đầu lò xo lại, ta thấy cả lò xo và tay đều biến dạng
*Lực vừa làm vật biến dạng vừa làm vật biến đổi chuyển động:
Ví dụ: Đá trái banh vào tường. Lực cản của tường làm trái banh biến dạng đồng thời làm cho trái banh biến đổi chuyển động.
1
1
Vân Cốc
30/12/2018 16:16:11
Câu 7:
a)
Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng, ta dùng lực:
- có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật
b)
Có 3 loại máy cơ đơn giản:
- mặt phẳng nghiêng:
giúp giảm lực kéo so với phương thẳng đứng
- rong dọc:
giúp kéo vật lên bằng lực nhỏ hơn trọng lượng của vật
- đòn bẩy
bẩy vật với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật
0
1
Nguyễn Đình Thái
30/12/2018 16:16:19
câu 4:
*Hai lực cân bằng là 2 lực có đặc điểm :
+Có độ lớn bằng nhau
+Ngược chiều nhau
+Cùng tác dụng vào 1 vật
*Ví dụ:
+Khi ta chơi kéo co,nếu 2 bên hòa thì đó là 2 lực cân bằng
+Vật nằm trên bàn luôn chịu 2 lực cân bằng là lực đỡ của bàn và trọng lực
*Kết quả:
Dưới tác dụng của 2 lực cân bằng,vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều
1
1
1
1
Pikachu
31/12/2018 15:47:45
Câu 4:a/ Trọng lực là gì? Do đâu có trọng lực? Trọng lực có phương, chiều, độ lớn như thế nào?
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Trọng lực bắt nguồn từ Trái Đất, có phương thẳng đứng, chiều hướng về Trái Đất.
b/ Nêu khái niệm của trọng lượng? Nêu kí hiệu, đơn vị, công thức tính trọng lượng.
- Trọng lượng là cường độ ( độ lớn ) của trọng lực, tác dụng lên một vật được ký hiệu là P, có công thức: P=10m, trong đó P có đơn vị là N, m có đơn vị là kg.
Câu 5: Nêu các kết quả của tác dụng lực, mỗi kết quả nêu một ví dụ.
- Kết quả của tác dụng lực gồm 3 loại:
+ Biến đổi chuyển động.
(VD: Lấy chân đá nhẹ quả bóng, quả bóng biến đổi chuyển động.)
+ Biến dạng.
(VD: Dùng tay nén hai đầu lò xo lại, ta thấy cả lò xo và tay đều biến dạng.)
+ Gồm cả biến đổi chuyển động và biến dạng.
(VD: Đá quả bóng vào tường. Lực cản của tường làm quả bóng bị biến dạng, đồng thời làm cho quả bóng bị biến đổi chuyển động.)
Câu 6: Thế nào là hai lực cân bằng? Cho 2 ví dụ. Kết quả của vật khi hai lực cân bằng tác dụng lên là gì?
- Hai lực cân bằng là hai lực có cùng cường độ, cùng phương nhưng ngược chiều, cùng tác dụng lên một vật.
(VD:- Khi cái tủ nằm trên sàn nhà thì lực của sàn nhà tác dụng lên tủ và lực hút của Trái Đất tác dụng lên tủ mà tủ đứng yên là hai lực cân bằng.
- Quyển sách nằm yên trên mặt bàn. Khi đó, trọng lực và lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách là hai lực cân bằng.)
- Khi hai lực cân bằng tác dụng lên một vật thì vật đó đứng yên.
Câu 2: a/ Lực đàn hồi là gì?Lực đàn hồi có đặc điểm gì?
- Lực đàn hồi là lực do lò xo khi bị biến dạng để tác dụng lên vật gây ra biến dạng. Lực đàn hồi có tỉ lệ thuận với độ biến dạng, khi độ biến dạng càng tăng thì lực đàn hồi càng tăng, độ biến dạng càng giảm thì lực đàn hồi càng giảm.
b/Biến dạng đàn hồi là gì? Cho ví dụ vật có tính đàn hồi.Độ biến dạng của lò xo là gì ?
- Biến dạng đàn hồi là biến dạng của một vật khi có lực tác dụng vào và trở lại hình dạng ban đầu khi lực thôi tác dụng.
( VD: Một số vật có tính chất đàn hồi là: Lò xo giảm xóc trong xe máy, dây thun, cao su, đệm mút của giường, cánh cung tên, …)
- Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, chiều dài của nó lại trở lại chiều dài tự nhiên. Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc với hai đầu của nó.
Câu 3: Nêu định nghĩa, kí hiệu, đơn vị đo, công thức tính của khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
- Khối lượng của 1 <!--[if gte msEquation 12]>m3m3
- Trọng lượng riêng được ký hiệu là d, đơn vị là N<!--[if gte msEquation 12]> 3P<span 18.0pt;line-height:107%;font-family:"cambria="" math",serif;mso-fareast-font-family:="" "times="" new="" roman";mso-fareast-theme-font:minor-fareast;mso-bidi-font-family:="" roman"'="">V
Câu 4: a/Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng, ta dùng lực như thế nào? Nêu tồn tại khó khăn khi kéo trực tiếp.
- Khi kéo trực tiếp vật lên,ta dùng lực: F ≥ P
- Khi đó, ta không được lợi gì về lực, cần phải có nhiều người nên tư thế làm việc khó, dễ gây nguy hiểm.
b/Có mấy loại máy cơ đơn giản? Mỗi loại cho 2 ví dụ thực tế và giải thích tác dụng của nó.
- Có 3 loại máy cơ đơn giản. Đó là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
(VD: Mặt phẳng nghiêng: con dốc, cầu trượt
Đòn bẩy: búa nhổ đinh,bập bênh.
Ròng rọc: cần câu, cáp treo.)
- Các loại máy cơ đơn giản trên giúp con người di chuyển hoặc nâng các vật nặng dễ dàng hơn.
Câu 5:a/Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi gì về lực? Khi nào lực kéo lên mặt phẳng nghiêng càng nhỏ?
- Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng.
- Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực kéo càng ít.
b/Nêu các cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
· Giữ nguyên chiều dài l, tăng chiều cao h.
· Giữ nguyên chiều cao h, tăng chiều dài l.
· Tăng chiều dài l, giảm chiều cao h.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Vật lý Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo