Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lý thuyết khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số

1 trả lời
Hỏi chi tiết
795
0
0
Bạch Tuyết
12/12/2017 01:53:06
Tóm tắt lý thuyết
1. Các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y = f(x)
a) Tìm tập xác định của hàm số. Xét tính chẵn, lẻ, tuần hoàn của hàm số để thu hẹp phạm vi khảo sát.
b) Sự biến thiên : 
+ Xét sự biến thiên của hàm số :
 - Tìm đạo hàm bậc nhất y' ;
 - Tìm các điểm tại đó y' bằng 0 hoặc không xác định ;
 - Xét dấu y' và suy ra chiều biến thiên của hàm số .
+ Tìm cực trị .
+ Tìm các giới hạn tại vô cực, các giới hạn vô cực và tìm các tiệm cận (nếu có).
+ Lập bảng biến thiên tổng kết các bước trên để hình dung ra dáng điệu của đồ thị .
c) vẽ đồ thị (thể hiện các cực trị, tiệm cận, giao của đồ thị với các trục, . . .).
2. Bảng tóm tắt một số dạng đồ thị thường gặp


3.Chứng minh  \((x_{0};y_{0})\) là tâm đối xứng của đồ thị (C) của hàm số y=f(x)
Đồ thị hàm số lẻ luôn nhận gốc tọa độ là tâm đối xứng.
Vậy để chứng minh \(I(x_{0};y_{0})\) là tâm đối xứng, ta dùng công thức đổi trục: \(\left\{\begin{matrix} x=x_{0}+X & \\ y=y_{0}+Y & \end{matrix}\right.\) để đưa hệ trục Oxy về hệ trục IXY (gốc I) và chứng minh: trong hệ trục IXY, hàm số đã cho có dạng Y=g(X) là hàm số lẻ.

(Chú ý: \(M(x,y)\in (C)\Leftrightarrow y=f(x)\Leftrightarrow Y+y_{0}=f(X+x_{0})\Leftrightarrow Y=g(X)\)).
4. Chứng minh đường thẳng \(\Delta : x=x_{0}\) là trục đối xứng của đồ thị (C) của hàm số y=f(x)
Đồ thị của hàm số chẵn luôn nhận trục tung là trục đối xứng. Vậy để chứng minh đường thẳng \(\Delta : x=x_{0}\) là trục đối xứng, ta dùng công thức đổi trục \(\left\{\begin{matrix} x=x_{0}+X & \\ y=Y & \end{matrix}\right.\) để đưa hệ số Oxy về hệ trục IXY (\(\Delta\) là trục tung) và chứng minh: trong hệ trục IXY, hàm số đã cho có dạng Y=g(X) là hàm số chẵn.
5. Tương giao của các đồ thị
Cho hai đồ thị \((C_{1}):y=f(x);\) và \((C_{2}):y=g(x).\)
Phương trình xác định hoành độ giao điểm của \((C_{1})\) và \((C_{2})\) là: f(x)=g(x). (1)
- Nếu (1) vô nghiệm thì \((C_{1})\) và \((C_{2})\) không có điểm chung (không cắt nhau và không tiếp xúc với nhau).
- Nếu (1) có nnghiệm phân biệt thì  \((C_{1})\) và \((C_{2})\) giao nhau tại n điểm phân biệt. Nghiệm của (1) chính là hoành độ các giao điểm.
Chú ý
a)  \((C_{1})\) tiếp xúc với \((C_{2})\) \(\Leftrightarrow\) hệ \(\left\{ \begin{matrix} f(x) =g(x)& \\ f'(x)=g'(x) & \end{matrix}\right.\) có nghiệm. Nghiệm của hệ là hoành độ tiếp điểm của hai đồ thị đó.
b) Đường thẳng (d): y: mx+n tiếp xúc với parabol \(-1\) \(\Leftrightarrow\) hệ \(\left\{ \begin{matrix} ax^{2}+bx+c=mx+n \\ 2ax+b=m) & \end{matrix}\right.\) có nghiệm 
\(\Leftrightarrow\) phương trình \(\Leftrightarrow\) \(ax^{2}+bx+c=mx+n\) có nghiệm kép.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Toán học Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo