Đoạn trường tân thanh là tên gốc của
Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngày xưa Nguyễn Du đặt tên tác phẩm của mình là
Đoạn trường tân thanh, ông không hề gọi tác phẩm với tên
Truyện Kiều như ngày nay chúng ta gọi. Tác phẩm Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác dựa theo tiểu thuyết "
Kim Vân Kiều truyện" của
Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc.
Đoạn trường tân thanh ở đây có thể dịch là:
Đoạn: đứt
Trường: ruột
Tân: mới
Thanh: âm thanh, tiếng kêu
Cả câu có nghĩa là:
Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruộtĐó là cách giải nghĩa từng từ trong nhan đề. Vậy vì sao lại gọi là tiếng kêu mới? tiếng kêu cũ là gì?
Tiếng kêu cũ chính là nội dung trong tác phẩm
Kim Vân Kiều - là một tác phẩm tiểu thuyết chương hồi của
Thanh Tâm Tài Nhân, tác giả đời nhà Thanh, Trung Quốc biên soạn vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17.
Nguyễn Du nhân đọc quyển tiểu thuyết này đã cảm hứng viết
Truyện Kiều - một tác phẩm được xem là áng văn chương bất hủ của Văn học Việt Nam. Và vì vậy
Đoạn trường tân thanh được coi là tiếng kêu mới, xuất phát từ tiếng kêu cũ là
Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân.
Tên gọi
Đoạn trường tân thanh bắt nguồn từ 2 điển cố ở Trung Quốc:
Điển cố 1Có ông họ Trương ở Phúc Kiến vào rừng bắt được mấy con vượn con mang về nhà. Vượn mẹ đi kiếm mồi về thấy mất con nên đi tìm. Ông họ trương muốn bắt vượn mẹ nên mang vượn con ra đánh để chúng kêu khóc, mục đích để dụ vượn mẹ về. Vượn mẹ theo tiếng kêu gào của lũ con nên tìm đến, nhiều lần lao vào cứu con nhưng không được. Ngày thứ 3 ông tiếp tục đánh lũ vượn con, vượn mẹ leo trên cây cao nhìn xuống nhưng không làm gì được. Nó kêu lên 1 tiếng thê thảm rồi chết. Ông mang xác vượn mẹ về, mổ bụng ra xem thì thấy ruột đứt ra từng đoạn một. Vượn mẹ vì thương con mà đứt ruột chết. Câu chuyện nêu bật nỗi đau đứt ruột khi chứng kiến đàn con bị hành hạ, đánh đập.
Điển cố 2:Vua Đường vũ Tông có người cung nữ tên Mạnh Tài Nhân hát hay múa giỏi. Cô gái này hay múa hát cho vua xem, được vua sủng ái. Nhà vua lâm bệnh nặng, cô vào múa hát vĩnh biệt nhà vua. Khi hát xong Mạnh Tài Nhân chết đứng. Khám tử thi thấy ruột đứt ra từng đoạn. Nhà vua băng hà, quan tài không khiêng đi được. Người ta khâm liệm 2 người và đặt 2 quan tài bên cạnh nhau thì lúc đó quan tài nhà vua mới khiêng đi được. Câu chuyện nhấn mạnh tình cảm vợ chồng và nỗi đau đứt ruột khi chứng kiến cảnh chồng đau đớn.
Đó là tiếng kêu về nỗi đau đứt ruột từ xa xưa, được người đời truyền tụng. Nguyễn Du đã dựa vào 2 câu chuyện trên để đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh. Ngày nay chúng ta gọi là Truyện Kiều - cách gọi tên truyện theo nhân vật chính là Thúy Kiều.
Như vậy nguồn gốc tên
Đoạn trường tân thanh chính là
tiếng kêu đứt ruột của Nguyễn Du khi chứng kiến nỗi bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời xưa.