Một chất điểm chuyển động thẳng dọc theo trục Ox có phương trình chuyển động: x = -4t2 + 6t + 10 (x – m; t – s). Xác định vận tốc ban đầu, vị trí ban đầu và gia tốc của vật. Nêu tính chất chuyển động của vật? Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động?
Bài 1 ( 6 điểm): Một chất điểm chuyển động thẳng dọc theo trục Ox có phương trình chuyển động :
x = - 4t2 + 6t + 10 ( x – m; t – s)
1. Xác định vận tốc ban đầu, vị trí ban đầu và gia tốc của vật. Nêu tính chất chuyển động của vật?
2. Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động.
3. Xác định thời điểm vật qua gốc tọa độ, tính vận tốc của vật khi đó?
4. Tính quảng đường vật đi được sau 1s chuyển động kể từ thời điểm ban đầu.
Bài 2 ( 6 điểm): Hai vật có khối lượng là m1 = 1 kg và m2 = 2 kg được nối với nhau băng một sợi dây nhẹ, không dãn. Kéo hai vật chuyển động bằng lực F = 6 N có phương ngang. Hệ số ma sát giữa hai vật và mặt phẳng ngang là 0,01. Lấy g = 10 m/s2.
1.Tính gia tốc của hai vật và lực căng của sợi dây trong hai trường hợp:
- Lực kéo tác dụng lên m1.
- Lực kéo tác dụng lên m2.
2. Biết sợi dây chịu lực căng tối đa bằng 6 N Tìm điều kiện lực kéo để dây không bị đứt? suy ra để kéo hai vật chuyển động ta nên tác dụng lực F vào vật nào?
Bài 3 ( 4 điểm): Vật có khối lượng m được kéo lên dốc nghiêng góc α so với phương ngang bởi lực hợp vói mặt phẳng nghiêng một góc β. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là μ.
1.Viết biểu thức tính gia tốc của vật và lực kéo nhỏ nhất để vật có thể trượt lên dốc.
2. Nếu lực kéo có độ lớn không đổi. Tính giá trị góc β để vật có gia tốc lớn nhất.
3. Nếu không có lực kéo, tìm biểu thức tính gia tốc trượt xuống của vật. Suy ra giá trị góc α nhỏ nhất để vật có thể trượt xuống.
Bài 4 ( 4 điểm): Thanh nhẹ AO được gắn vào tường tại O nhờ một bản lề, đầu A treo vật có trọng lượng P= 5N. Để thanh cân bằng người ta dùng sợi dây BC. Biết OA = 2BA. Tính lực căng của sợi dây và phản lực của bản lề lên thanh khi:
a, Dây BC nghiêng một góc 300 so với thanh.
b, Dây BC vuông góc với thanh.