Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Mục tiêu tấn công đầu tiên của Pháp vào nước ta là ở đâu?

1. Mục tiêu tấn công đầu tiên của Pháp vào nước ta là ở đâu?
2. Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng, thái độ của triều đình nhà Nguyễn là gì ?
3. Ở Nam kì, ND các dân tộc thiểu số nào đã sát cánh cùng người kinh đánh Pháp ngay từ giữa TK XIX
4. Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta giư TK XIX là j ?
5. Ba Đình là nơi có địa thế như thế nào ?
6. Tìm nội dung sai về cuộc phản công của phái chủ chiến ở Huế tháng 7-1885
7. Nêu nhận xét đúng về Phan Đình Phùng ?
8. Vì sao Vua Hàm Nghi lại bị bắt và bị đày ?
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
436
2
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
31/03/2019 20:56:41
1.
Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:
- Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:
+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.
+ Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế.
+ Nằm trên đường thiên lý Bắc - Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.
⟹ Đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít hao tốn nhân lực, vật lực nhất của Pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” .
- Pháp không thể trực tiếp đánh vào cửa biển Thuận An ở Huế, vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, mặt khác Thuận An là cửa biển nhỏ, tàu chiến không thể ra vào dễ dàng, thuận lợi như cửa biển Đà Nẵng.
- Đà Nẵng có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn,… hoạt động ở đây từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
31/03/2019 20:57:12
2.
Thái độ của nhà Nguyễn:
-Trong buổi đầu pháp xâm lược nước ta triều đình cũng có quyết tâm trong việc chống giặc, cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì.
-Sau khi mất Nam Kì lục tỉnh, Triều đình không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết, nghị hòa.Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát  kháng chiến của nhân dân mang tính tự phát. Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn, không đoàn kết với nhân dân.
- Luôn kí với pháp các hiệp ước:
1. Hòa ước Nhâm Tuất (5-6-1862)
2. Hiệp ước Giáo Tuất (13-5-1874)
3. Hiệp ước Hắc măng 25-8-1883
4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884) Thủ tiêu độc lập thống nhất của nước ta.
Biến sự mất nước không tất yếu trở thành tất yếu.
2
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
31/03/2019 21:00:00
3. Nhân dân vừa chống Pháp vùa chống phong kiến đầu hàng.
-Khời nghĩa Trương Định gây nhiều khó khăn cho Pháp. Nghĩa quân xây dựng căn cứ ở Gò Công, liên kết lực lượng đánh địch ở nhiều nơi, giải phóng nhiều vùng ở Gia Định, Định Tường.
-Tháng 02/1863, Pháp tấn công Gò Công, nghĩa quân anh dũng chiến đấu,
-Tháng 08/1864, Trương Định hy sinh. Khởi nghĩa kết thúc.
- Phong trào kháng chiến tăng cao:
+ Một số sĩ phu ra Bình Thuận xây dựng Đồng Châu xã do Nguyễn Thông cầm đầu mưu cuộc kháng chiến lâu dài
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Trương Quyền ở Tây Ninh; Phan Tôn, Phan Liêm ở Ba Tri; Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông (Rạch Giá) Nguyễn Hữu Huân ở Tân An, Mĩ Tho …
- Do lực lượng chênh lệch, cuối cùng phong trào thất bại nhưng đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và ý chí bất khuất của nhân dân ta.
2
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
31/03/2019 21:00:41
4. * Chính trị:
- Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
- Chế độ phong kiến đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
- Quân sự: lạc hậu.
- Đối ngoại: có những chính sách sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây.
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: sa sút.
+ Công cuộc khai hoang vẫn được tiến hành, nhưng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào.
+ Nhà nước không quan tâm đến trị thủy.
+ Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
- Công thương nghiệp: đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
* Xã hội:
- Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến.
- Nông dân đứng lên khởi nghĩa, chống triều đình ở khắp nơi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×