Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu các bước của một bài văn thuyết minh và phương pháp cách làm?

5 trả lời
Hỏi chi tiết
11.253
5
5
Phương Như
04/03/2019 08:35:32
Nêu các bước của một bài văn thuyết minh và phương pháp cách làm?
=>
Các phương pháp thuyết mình gồm:
  • Nêu định nghĩa: bằng cách chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết minh từ đó vạch ra phương pháp lôgic cuả thuộc tính sự vật bằng lời văn gắn gọn, rõ ràng, chính xác.
  • Liệt kê: lần lượt chỉ ra các đặc điểm, tính chất của đối tượng theo một trật tự nhất định.
  • So sánh: đối chiếu từ 2 đối tượng trở lên để làm nổi bật bản chất của đối tượng cần được thuyết minh.
  • Dùng số liệu: dẫn con số cụ thể để thuyết minh về đối tượng, đây là phương pháp giúp bài văn thuyết minh có tính khoa học cao.
  • Nêu ví dụ cụ thể để thuyết minh sự vật: bằng cách nêu dẫn chứng thực tế. Phương pháp này giúp thuyết minh, giải thích rõ ràng hơn từ đó gây được ấn tượng sâu cho người đọc.
  • Phân loại, phân tích: chia đối tượng ra từng loại, từng mặt để thuyết minh. Sử dụng đối với những loại sự vật đa dạng, có nhiều bộ phận cấu tạo…
  • Ngoài ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn thuyết minh chính là để cho sự vật tự thuật về mình.
Khi làm một bài văn thuyết minh, chúng ta cần phải vận dụng nhiều phương pháp kết hợp với nhau để có thể trình bày vấn đề trên mọi góc cạnh và đi sâu vào những mặt cụ thể. Đây là một đặc trưng quan trọng trong phương pháp viết văn thuyết minh, bởi văn do yêu cầu nội tại mà nó đòi hỏi sự đa dạng của phương pháp trình bày.
Các bước để làm một bài văn thuyết minh hay
Để làm một bài văn thuyết mình cần thực hiện theo các bước: có 4 bước
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý Là một việc thường bị người học xem nhẹ hoặc bỏ qua vì sợ mất thời gian nhưng trên thực tế đây lại là một bước vô cùng quan trọng. Tìm hiểu đề và tìm ý giúp chúng ta xác định đúng thể loại và trọng tâm đề bài từ đó không xa rời đề bài. Đây chính là bước tiền đề, làm bàn đạp giúp việc viết bài được tốt và nhanh hơn rất nhiều. Trong bước tìm hiểu đề, người học cần xác định một số vấn đề chính như: xác định đối tượng thuyết minh; sưu tầm, ghi chép và lựa chon các tư liệu cho bài viết; lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.
Bước 2: Lập dàn bài Lập dàn bài là bước giúp người học sắp xếp bố cục bài làm một cách khoa học, hợp lý, cụ thể từ đó là khung để viết bài một cách trôi chảy, không bỏ sót ý. Khi lập dàn bài, tùy theo phong cách học tập của mỗi người sẽ lập những kiểu dàn bài khác nhau. Có thể là theo phongc ách truyền thống bằng cách gạch đầu dòng, cũng có thể lập theo sơ đồ tư duy. Tuy nhiên, dù với phong cách nào thì một dàn bài cũng cần có đầy đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Bước 3: Viết bài Đây là bước để tạo nên một văn bản hoàn chỉnh. Người học dựa vào dàn bài đã lập để phân bổ thời gian hợp lý cho mỗi phân. Ở bước này, người học cần chú ý về hai mặt: thứ nhất là đảm bảo về nội dung của bài văn: viết đúng nội dung đề bài đã nêu, đi đúng trọng tâm, không lan man, lạc đề; Thứ hai là về mặt hình thức: bài viết phải đảm bảo đầy đủ ba phần, không để mắc các lỗi thông thường về cú pháp, chính tả, ngữ pháp… ý tứ rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy.
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện một bài bài văn. Thao tác này giúp chúng ta đánh giá lại tổng thể bài viết, tìm ra những lỗi mà mình mắc phải, sửa chữa để bài văn trở nên hoàn mỹ hơn, từ đó cũng rút ra được những kinh nghiệm cho những bài viết sau. Đây là một bước đơn giản nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong quy trình viết một văn bản thuyết minh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
Quỳnh Anh Đỗ
04/03/2019 12:01:41
CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
1. Tri thức để làm bài văn thuyết minh
Bài văn thuyết minh là bài cung cấp tri thức cho người đọc (người nghe) để họ có thể hiểu, nắm được đặc điểm, bản chất một sự vật, hiện tượng nào đó. Vì thế muốn thuyết minh được mạch lạc, rõ ràng, người viết phải có vốn tri thức nhất định về điều mình viết. Muốn có tri thức, người viết phải trực tiếp tìm hiểu sự vật, quan sát, ghi chép, hỏi những người am hiểu,… Đó là cách tích luỹ kiến thức trực tiếp. Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề cần thuyết minh đều đòi hỏi phải đi thực tế và cũng khó mà đi thực tế. Bởi vậy, tri thức cũng có thể tích luỹ một cách gián tiếp thông qua sách vở, thông qua mạng in-tơ-nét,… Cũng có khi phải kết hợp sử dụng các nguồn tri thức với nhau.
2. Quy trình làm bài văn thuyết minh
Bài văn thuyết minh cũng được làm theo quy trình chung của một bài tập làm văn, gồm 4 bước : tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa. Muốn viết được bài văn thuyết minh thành công cần phải tìm hiểu đề và tìm được các ý cho bài viết. Sau khi tìm được ý, phải chọn phương pháp thuyết minh cho phù hợp. Sau đó là lập dàn ý và viết bài. Trong khi viết, có thể bổ sung, thêm bớt ý cho dàn bài hoàn chỉnh. Bước cuối cùng là sửa lại bài viết, nhất là sửa các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
3. Các phương pháp thuyết minh
Đối với bài văn thuyết minh về sự vật, hiện tượng có thể sử dụng những phương pháp thuyết minh sau đây :
a. Phương pháp nêu đinh nghĩa, giải thích
Đây là phương pháp thuyết minh khá phổ biến. Người thuyết minh sẽ xác định đối tượng thuộc loại sự vật, hiện tượng gì, đặc điểm của nó là thế nào. Chẳng hạn, nếu văn bản trữ tình chú ý đến vẻ đẹp của Huế: Đường vô xứ Huế quanh quanh – Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ – Ai vô xứ Huế thì vô (Ca dao) thì văn bản thuyết minh chú ý đến việc nêu vị trí vai trò của Huế : Huế là cố đô của nước ta, là một trung tâm văn hoá, nghệ thuật của miền Trung và cả nước.
Khi nêu định nghĩa hay giải thích, người viết cần chú ý đến giới hạn chính xác. Không định nghĩa quá hẹp hay quá rộng sự vật khiến cho người khác khó hình dung và khó hiểu.
b. Phương pháp liệt kê
Đây là một cách để người viết trình bày những tri thức liên qua đến sự vật, hiện tượng được thuyết minh. Chẳng hạn, thuyết minh về cây dừa, tác giả Hoàng Văn Huyền viết: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,... (Ngữ văn 8, tập một, trang 114). Như vậy, tác giả đã liệt kê về sự cống hiến của cây dừa. Trong khi nói về nước dừa, tác giả lại liệt kê những ích dụng của nó: để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm.
c. Phương pháp nêu ví dụ
Để thuyết minh, người viết có thể nêu ra một ví dụ có tính chất tiêu biểu. Ví dụ càng độc đáo, càng chính xác và được đưa ra đúng lúc, đúng chỗ thì sức thuyết phục càng cao. Nói về khả năng, gây bệnh ung thư của thuốc lá, tác giả Nguyễn Khắc Viện (trong bài Ôn dịch thuốc lá) nêu ví dụ : Thấm vào các tê bào, chất hắc ín lại thường gây ra ung thư. Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ : Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá. (Ngữ vãn 8, tập một, trang 119)
d. Phương pháp dùng số liệu (con số)
Thật ra, nêu các con số cũng là một cách nêu ví dụ. Nhưng ở đây nhấn mạnh đến ý nghĩa của con số. Các con số thống kê tự bản thân nó đã có ý nghĩa lớn, gây ấn tượng mạnh mà không cần phải thuyết minh thêm. Trong bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, G. Mác-két sử dụng việc nêu số liệu rất ấn tượng : Một ví dụ trong lĩnh vực tiếp tế thực phẩm : Theo tính toán của FAO, năm 1985, người ta thấy trên thế giới có gần 575 triệu người thiếu dinh dưỡng. Số lượng ca-lo trung bình cần thiết cho những người đó chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX… Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trá tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm tới. (Ngữ văn 9, tập một, trang 18)
e. Phương pháp so sánh
So sánh là một biện pháp nhằm làm cho người đọc, người nghe hình dung rõ , sự vật được nói tới. So sánh là một trong ba thể tiêu biểu để triển khai nội dung của một bài ca dao : phú, tỉ (so sánh) và hứng. Diễn tả vẻ đẹp của cô gái, ca dao viết :Cổ tay; em trắng như ngà – Con mắt em sắc như là dao cau. Ngà làm cho ta cảm nhận được màu trắng cổ tay, dao cau giúp ta cảm nhận được độ sắc của cặp mắt. Nhờ so sánh mà đối tượng được hình dung rất cụ thể, sính động.
8
5
doan man
04/03/2019 12:25:28
Các bước làm bài văn thuyết minh
______________
  • Bước 1:
    • Xác định đối tượng thuyết minh.
    • Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết
    • Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp
    • Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.
  • Bước 2: Lập dàn ý
  • Bước 3: Viết bài văn thuyết minh
4
0
doan man
04/03/2019 12:26:46
Các phương pháp thuyết minh
________________
3.1. Phương pháp nêu định nghĩa:
VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.
3.2. Phương pháp liệt kê:
VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm...
3.3. Phương pháp nêu ví dụ:
VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)
3.4. Phương pháp dùng số liệu:
VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con.
3.5. Phương pháp so sánh:
VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.
3.6. Phương pháp phân loại, phân tích:
VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật...
1
1
Lê Đức
25/02/2020 08:54:54
  • Bước 1:
    • Xác định đối tượng thuyết minh.
    • Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết
    • Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp
    • Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.
  • Bước 2: Lập dàn ý chính xác
  • Bước 3: Viết bài văn thuyết minh

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo