LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu các nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp

6 trả lời
Hỏi chi tiết
802
2
2
doan man
16/10/2018 21:34:52
1. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp​
1. Tài nguyên đất

– Vai trò vô cùng quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, thiếu đến sẽ không có ngành kinh tế này
– Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại đất như:
+ Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một số cây công nghiệp ngắn ngày. diện tích khoảng 3 triệu ha
+ Đất Feralit có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp
-> Đây là những thuận lợi rất lớn cho nông nghiệp ở nước ta
– Khó khăn là hiện tượng sói mòn đất và đốt nương làm rẫy gây thoái hóa đất
2. Tài nguyên khí hậu
– Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng do vị trí và sự đa dạng về địa hình (bắc-năm, theo mùa và độ cao) tạo nên các kiểu khí hậu đặc trưng khá phong phú thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau.
Ví dụ: Khí hậu mùa đông lạnh ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thích hợp với cây vụ đông.
– Khí hậu ôn đới núi cao.
– Những biến động của thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng: Bão, sương muối, rét đậm….

3. Tài nguyên nước

– Nước tưới rất quan trọng đối với nông nghiệp.
– Nước ta có hệ thống sông ngòi, ao hồ và đầm lầy phong phú, nguồn nước ngầm nhiều rất thuận lợi cho tưới tiêu trong nông nghiệp.
– Lượng mưa trung bình đạt 1500 – 2500 mm/năm
+ Hạn chế: Lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô
4. Tài nguyên sinh vật
– Nguồn tài nguyên động thực vật phong phú là điều kiện thuận lợi cho nhân dân thuần chủng và lai tạo giống mới có năng suất cao và chống chịu hạn hán tốt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
doan man
16/10/2018 21:36:34
1. Đặc điểm ngành chăn nuôi
- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn. Đây là đặc điểm quan trọng nhất. Ngoài các đồng cỏ tự nhiên thì phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi đều do ngành trồng trọt cung cấp.
- Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật. Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ trồng với các giống mới cho năng suất và chất lượng cao ngày càng phổ biến. Thức ăn cho gia súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp.
- Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức (từ chăn nuôi chăn thả, sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và theo hướng chuyên môn hóa (thịt, sữa, len, trứng...).
1
3
Cao Dũng
16/10/2018 21:37:32
Nhân tố tự nhiên:
- Tài nguyên đất
- Tài nguyên khí hậu
-Tài nguyên nước
-Tài nguyên sinh vật
Nhân tố xã hội
-Dân cư và lao động
-Cơ sở vật chất kỹ thuật
-Chính sách phát triển nông nghiệp
-Thị trường trong nước và ngoài nước
1
1
doan man
16/10/2018 21:38:27
5. Cơ cấu ngành dịch vụ
Các ngành dịch vụ phục vụ cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt. Đây là một khu vực có cơ cấu ngành hết sức phức tạp. Ớ nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm : dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công.
Các dịch vụ kinh doanh gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản. các dịch vụ nghề nghiệp... Các dịch vụ tiêu dùng bao gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ. du lịch, các dịch vụ cá nhân (như y tế, giáo dục, thể dục thể thao)... Các dịch vụ công bao gồm các dịch vụ hành chính công,các hoạt động đoàn thể...
1
1
doan man
16/10/2018 21:40:24
6. Các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết là:
  • đường ô tô
  • đường sắt,
  • đường sông,
  • đường biển,
  • đường hàng không
  • đường ống.
1
1
doan man
16/10/2018 21:44:51
Câu 7
1. Thương mại:

a. Vai trò:
- Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Với các nhà sản xuất, có tác dụng đế n việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc cùng với việc tiêu thụ sản ph ẩm sản xuất ra.
- Với người tiêu dùng có vai trò trong quá trình tái s ản xuất mở rộng của xã hội.
- Có vai trò điều tiết sản xuất.
- Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới.
- Thúc đẩy quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.
- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.
b. Nội thương:
* Đặc điểm:
- Phát triển mạnh sau thời kì Đổi mới, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần KT.
- Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần KT.
+ Khu vực Nhà nước giảm từ 22,6% -> 12,9%.
+ Khu vực ngoài Nhà nước tăng 76,9% -> 83,3%.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,5% ->3,8%.
- Phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ, ĐB Sông Hồng, Đồng Bằng Sông Cửu Long.
* Nguyên nhân:
- Thị trường thống nhất, hàng hoá phong phú.
- Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế.
c. Ngoại thương:
* Tình hình phát triển:
- Giá trị:
+ Quy mô xuất khẩu tăng từ 2,4 tỉ USD (1990) -> 32,4 tỉ USD (2005).
+ Giá trị hàng nhập khẩu tăng từ 2,8 tỉ USD -> 36,6 tỉ USD.
+ Từ 1993 đến nay Việt Nam tiếp tục nhập siêu.
* Cơ cấu hàng Xuất - Nhập Khẩu.
- Hàng xuất khẩu: Hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thuỷ sản.
- Hàng nhập khẩu: Nguyên liệu, tư liệu sản xuất, 1 phần nhỏ hàng tiêu dùng.
* Thị trường:
- Xuất khẩu: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.
- Nhập khẩu: Khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
2. Du lịch:
a. Tài nguyên du lịch:
- Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành điểm du lịch.
- Phân loại.
+ Tài nguyên tự nhiên: Địa hình, Khí hậu, Nước, Sinh vật.
+ Tài nguyên nhân văn: Di tích, Lễ hội, Tài nguyên khác.
b. Tình hình phát triển, các trung tâm du lịch chủ yếu:
* Tình hình phát triển:
- Hình thành những năm 90 của Thế kỉ XX.
- Phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay.
- Khách quốc tế, nội địa tăng.
- Doanh thu du lịch tăng nhanh.
* Các trung tâm du lịch :
- Các vùng:
+ Vùng du lịch Bắc Bộ.
+ Vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
+ Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Các trung tâm du lịch nổi tiếng: Hà Nội, Thành phố HCM, Huế - Đà Nẵng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư