Đọc bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Hy Cận, làm sao ta quên được cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong khổ cuối:
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội buển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
Khổ thơ mở đầu bằng âm thanh tiếng hát của người ngư dân. Huy Cận đã sử dụng nguyên vẹn câu thơ ở khổ 1, chỉ thay từ " cùng" bằng từ "với". Thanh trắc"với" kết hợp với vần "ơi" diễn tả được niềm vui phơi phới ngày càng tăng của người ngư dân. Đó là niềm vui phấn khởi của họ sau 1 ngày làm việc. Ở các khổ thơ trước, tiếng hát cất lên ngợi ca sự giàu có của biển cả, bộc lộ ước mơ đánh bắt được nhiều cá thì ở đây tiếng hát bộc lộ được niềm tự hào, kiêu hãnh của người ngư dân. Họ hãnh diện vui mừng vì đã trở về bình an vì có 1 chuyến ra khơi đánh bắt được nhiều cá.Cùng với tiếng hát, ta bắt gặp hình ảnh đoàn thuyền. Phép nhân hóa, nói quá gợitả được sức mạnh phi thường mang tầm vóc vũ trụ của đoàn thuyền. Đoàn thuyền lao nhanh về bến như đang chạy đua vs thời gian, vs vũ trụ. Đây chính là hình ảnh xuyên suốt cả bài thơ thế hiện rõ nhất phong cách sáng tạo hình ảnh của Huy Cận từ sau cách mạng tháng Tám. Hình ảnh mặt trời ở câu thơ thứ 3 được nhà thơ cảm nhận rất ấn tượng. Nếu như ở khổ 1, " mặt trời xuống biển như hòn lửa" thì lúc này nó" đội biển nhô màu mới". Vũ trụ đã quay được 1 vòng nhưng con người vẫn lao động, vẫn chưa ngừng nghỉ. " Màu mới" vừa chỉ màu của bình minh, vừa gợi hy vọng về nhưng liên tưởng của cuộc sống mới. Hình ảnh " mắt cá" khép lại cả bài thơ thật giàu sức gợi. Hình ảnh này mang ý nghĩa tả thực gợi lên một khoang thuyền đầy ắp cá, ánh mắt chiếu xuống đọng lại trong mắt cá tạo thành muôn ngàn mặt trời bé xíu. " Mắt cá" còn biểu tượng cho những thành quả tuy còn nhỏ bé nhưng rất đáng tự hào của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mới ở miền bắc. Qua đoạn thơ, ta thấy được tài năng sáng tạo nghệ thuật và tình yêu biển cả của Huy Cận. Có lẽ vì vậy mà bài thơ luôn sống mãi với thời gian và làm say mê triệu triệu trái tim bạn đọc qua nhiều thế hệ.