Đoạn văn thứ ba trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ là một bức tranh tứ bình sinh động. Đây là vẻ đẹp hài hòa và lộng lẫy của một bức tranh trữ tình. Ở trung tâm của bức tranh, cảnh "đêm vàng bên bờ suối" lộng lẫy và thơ mộng với hình ảnh hổ "say mồi đứng uống ánh trăng tan" kiêu hãnh và hùng vĩ. Đó là cảnh "mưa chuyển bốn phương ngàn" đẹp một cách hùng tráng với hình ảnh vị chúa tể "ngắm giang sơn ta đổi mới", hổ suy nghĩ, lặng ngắm cảnh giang sơn. Đó còn là cảnh "bình minh cây xanh nắng gội", hổ hiện ra như một vị vua ru mình trong âm thanh rộn rã, tiếng chim ca tưng bừng. Đó là "những chiều lênh láng máu sau rừng" đẹp dữ dội với hình ảnh con hổ đợi mảnh mặt trời gay gắt chết để chiếm lấy riêng phần bí mật. Có thể nói rằng, bốn bức tranh trên là bốn nỗi hoài niệm đầy tiếc nuối là bốn câu hỏi mà giọng điệu cứ tăng dần.