Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của biện pháp chơi chữ trong hai câu sau: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.424
1
0
Thuỳ Linh
26/06/2017 15:47:53
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
​Nghe tiếng chim rừng mà tác giả thấy nhớ nước, nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ ơn là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó? Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Đặng Quỳnh Trang
26/06/2017 15:49:32
"nhớ nước đau lòng con quốc quốc
thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ và chơi chữ theo lối sử dụng từ đồng âm. Con quốc quốc gợi hình ảnh của con chim cuốc có tiếng kêu da diết. Âm thanh của tiếng chim quốc là đồng vọng tiếng gọi của tổ quốc, đất nước. Cái gia gia gợi hình ảnh của con chim đa đa có tiếng kêu não nề. Âm thanh cim đa đa là nỗi nhớ gia đình, người thân. Nhớ nước, thương nhà là Việt Nam được đảo lên trước chủ ngữ, nó nhấn mạnh vào nỗi nhớ thương nhà cồn cào, da diết trong lòng người nữ khách.
- Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
1
1

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo