- cấu tạo:
+ Lõi thép của máy biến áp bao gồm các lá thép kỹ thuật điện có chức năng dẫn từ thông đồng thời làm khung để đặt dây cuốn. + Dây quấn của máy biến áp có nhiệm vụ truyền dẫn năng lượng, được làm bằng dây đồng hoặc dây nhôm. Với biến áp quấn bằng dây đồng sẽ dẫn điện tốt hơn, tránh bị oxi hoá, giúp biến áp được bền hơn.
+ Vỏ máy biến áp thường được làm bằng nhựa hoặc sắt, thép,…tuỳ vào từng mục đích khác nhau người ta thiết kế các loại vỏ khác nhau
- Nguyên lý hoạt động chung của máy biến áp:
+ Dây quấn 1 có N1 vòng dây và dây quấn 2 có N2 vòng dây được quấn trên lõi thép của máy biến áp.
+ Khi đặt một điện áp xoay chiều U1 vào dây quấn 1 (cuộn sơ cấp), sẽ có dòng điện i1 chạy trong dây quấn 1.
+ Trong lõi sinh ra từ thông Φ móc vòng với cả hai dây quấn 1 và 2, cảm ứng ra các sức điện động e1 và e2.
+ Dây quấn 2 (cuộn thứ cấp) có sức điện động e2, sẽ sinh ra dòng điện i2 đưa ra tải với điện áp xoay chiều u2.
+ Như vậy năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây quấn 1 sang dây quấn 2.
+ Nếu N2> N1 thì U2 > U1, I2< I1: máy tăng áp.
+ Nếu N2< N1 thì U2 < U1, I2> I1: máy giảm áp.
- Công dụng, tính năng của máy biến áp:
+ Máy biến áp có thể dùng để tăng điện áp từ máy phát điện lên đường dây tải điện để đi xa, và giảm điện áp ở cuối đường dây để cung cấp cho tải.
+ Ngoài ra, chúng còn được dùng trong các lò nung, hàn điện, đo lường hoặc làm nguồn điện cho các thiết bị điện, điện tử.
+ Những loại biến áp nhỏ mà chúng ta dễ thấy và hay thấy nhất đó là những chiếc sạc điện thoại. Máy biến áp nhỏ được tích hợp trong chiếc sạc để hạ áp từ 220V xuống 5V và chỉnh lưu sang nguồn một chiều để sạc được pin.