LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

2 trả lời
Hỏi chi tiết
8.223
7
5
doan man
03/11/2018 13:43:50
Giá trị nhân đạo của truyện Chiếc lá cuối cùng của O' Henri
Với Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mỹ o Hen-ri chúng ta như được bước vào thế giới của một xã hội đương thời nhiễu nhương. Trong cái xã hội nghèo nàn ấy có những người nghệ sĩ nghèo chứa chan tình nhân đạo. Họ thương yêu nhau, hi sinh chính bản thân của mình vì nhau. Với bút pháp nghệ thuật điêu luyện nhà văn đã phản ánh một cách cảm động đồng thời đã để lại một giá trị nghệ thuật cao cả. Tác giả đã bộc lộ một cách kín đáo, một cuộc sống tốt đẹp.
Tác giả đã kể về họ: những người họa sĩ nghèo khổ ở phía tây công viên Oa-sinh-tơn. Hai nữ họa sĩ trẻ tuổi Xiu và Giôn-xi mang đầy năng khiếu và cụ Bơ-men đã già nhưng chưa thành đạt trên con đường nghệ thuật. Mặc dù họ sống chật vật, ăn uống thiếu thốn nhưng họ vẫn thương yêu nhau tha thiết. Một tình bạn chứa chan mà chân thành. Hai người đã gặp nhau rất tình cờ. Họ trùng sở thích nên kết bạn. Xiu và Giôn-xi đã chứng tỏ tình bạn cao cả cửa mình qua cơn ốm nặng của Giôn-xi. Giôn-xi phải cảm ơn Xiu rất nhiều, có thể là không trả hết. Xiu không bỏ rơi bạn trong họan nạn mà còn làm việc hết sức mình lấy tiền nuôi mình và chữa bệnh cho bạn. Cô gạt bỏ hết sự yếu đuối động viên Giôn- xi can đảm vượt qua mọi thử thách. Cô đã chia sẻ những nỗi buồn niềm vui với bạn. Họ đã có một tình cảm cao đẹp. Họ cảm thấy không thế thiếu tình cảm thiêng liêng đó. Xiu là một cô gái trong trắng, biết làm việc thiện không suy nghĩ nhỏ nhen hẹp hòi. Cô chỉ cầu mong điều lành đến với Giôn-xi, đó là khỏi bệnh và thực hiện ước muốn của mình để vẽ vịnh Na-Plơ. Chao ôi! Tình bạn quý giá biết bao. Cảm động hơn là tấm lòng nhân đạo của cụ Bơ- men. Cụ là hàng xóm với hai nữ nghệ sĩ. Khi nghe Xiu kể về tâm trạng tuyệt vọng của Giôn-Xi thì cụ vô cùng tức giận. Cụ mắng nhiếc Xiu và kêu lên: Trên đời này có người nào lại ngớ ngẩn chết vì những chiếc lá rụng từ cái dây leo đáng nguyền rủa ấy hử?. Cuối cùng cụ đã cứu sống được Giôn-xi, lấy lại niềm tin yêu của cuộc sống bằng Chiếc lá cuối cùng – một tác phẩm kiệt xuất của cụ. Nhưng chiếc lá đó chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi. Cụ đã vẽ nó vào cái đêm đen, giữa mưa tuyết và giá lạnh, dưới ánh sáng một cái đèn bão. Tác giả của bức tranh kiệt xuất ấy là người họa sĩ già bệnh tật. Bức vẽ cuối cùng của cụ đã đạt đỉnh cao trên con đường nghệ thuật mà trước kia cụ hằng mong ước. Và để tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy cụ đã không ngần ngại đổi bằng chính cuộc sống của mình. Bức vẽ chiếc lá ấy chính là sản phẩm của tấm lòng thương yêu sâu sắc giữa con người với con người. Nó thể hiện một tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim nhân đạo đầy tình thương bao la. Dưới ngòi bút của o Hen-ri, con quỷ bệnh tật đang rình rập để hòng tước đoạt niềm tin vào cuộc sống ở Giôn-xi đã bị cụ Bơ-men già gầy guộc đánh bại. Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá úa vàng, màu hồng cho đôi má Giôn-xi bệnh tật, trả lại niềm tin, nghị lực cho những người yếu đuối. Đến lúc này nghệ thuật cần cho cuộc sống, hòa vào cuộc sống và phát huy hết sức mạnh kì diệu của nó. Chiếc lá cuối cùng không rụng, nó mãi mãi còn trên cái dây thường xuân. Giôn-xi đã trở lại với cuộc đời mà cụ Bơ- men ban cho. Cũng từ ấy cụ Bơ-men đã trút hơi thở cuối cùng sau khi thành công trên con đường nghệ thuật. Một hình ảnh làm rung động lòng người: Bơ-men đã trao sự sống của mình cho Giôn-xi. Người họa sĩ già ấy đã nhường hơi thở của mình cho tài năng trẻ tiếp tục sự nghiệp nghệ thuật của mình. Bơ-men đã phác họa nghệ thuật để sống mãi trong lòng người đọc. Cụ đã tạo cho màu xanh của chiếc lá thường xuân, tâm huyết của cụ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
9
Quỳnh Anh Đỗ
03/11/2018 16:21:26
Giá trị nhân đạo của "Chiếc lá cuối cùng" (O' Henri) chính là :
* Vẻ đẹp tâm hồn của những nghệ sĩ nghèo : Xiu, và cụ Bơ-men.
- Xiu : cô họa sĩ nghèo chung phòng với Giôn-xi - cũng là một họa sĩ trẻ, nghèo đang bệnh viêm phổi - đã cố gắng chăm sóc, an ủi và động viên bạn mình vượt qua cơn bạo bệnh.Đó là vẻ đẹp của sự quan tâm, tận tình, chia sẻ và yêu thương bảo bọc .
- Cụ Bơ-men: trong đêm mưa gió phũ phàng đã cố thức để vẽ lên tường kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" - chiếc lá thường xuân duy nhất còn lại mà Giôn-xi tin rằng khi nó rụng thì cô sẽ chết ! Chiếc lá vẽ trên tường ấy đã giúp cho Giôn-xi vượt qua được cơn bạo bệnh ; còn cụ Bơ-men - người hoạ sĩ nghèo luôn ấp ủ ước mơ vẽ một kiệt tác nhưng chưa bao giờ thực hiện được, sau khi nghe Xiu bộc lộ nỗi niềm về cô bạn Giôn-xi với ý nghĩ kì lạ kia, thì lại ra đi... Ở cụ, toát lên vẻ đẹp của tài năng (dù muộn màng), của tâm huyết và cả sự hy sinh
Ở hai nhân vật một già một trẻ này đều tỏa sáng lên vẻ đẹp của TÌNH NGƯỜI - thứ tài sản mà trong xã hội Tư bản không dễ gì tìm thấy được!
* Vẻ đẹp của ước mơ chân chính, của lòng nhân ái, nhân văn :
Tuy khác nhau về tuổi tác, nhưng những họa sĩ nghèo này lại gặp nhau ở ước mơ nghề nghiệp - một ước mơ chính đáng và đáng trân trọng, nhưng giữa cuộc đời thường, cuộc sống "cơm, áo, gạo, tiền" đã không cho họ được toại nguyện:
- Cụ Bơ-men : thì luôn ấp ủ ước mơ vẽ một kiệt tác, thực tế thì phải sống qua ngày bằng tiền vẽ tranh quảng cáo và ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ cùng xóm
- Giôn-xi : hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ nhưng phải vất và, nghèo khổ cùng cô bạn Xiu trong một căn hộ thuê rẻ tiền ở khu quảng trường Griniz gần công viên Oa-sinh-tơn, lại rơi vào căn bệnh hiểm nghèo : viêm phổi!
Tình huống truyện rất đời thường nhưng lại lấp lánh vẻ đẹp nhân văn - nhân đạo : Tác giả đã cuối xuống để hiểu, cảm thông và nói lên được ước mơ của những người nghèo một cách đầy cảm động !
* Câu chuyện còn là bức thông điệp cho tất cả mọi người hiểu và nhận ra rằng : "SỐNG TRONG ĐỜI SỐNG CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG ..." - nói như lời ca từ của cố nhạc sĩ Trinh Công Sơn !

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư