LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu giá trị và nghệ thuật của các câu tục ngữ

Em xin cám ơn trước ạ!
2 trả lời
Hỏi chi tiết
721
1
0
Banana
01/05/2018 20:05:57
* Diễn đạt bằng so sánh:
Ví dụ:
- Một mặt người bằng mười mặt của.
- Học thầy không tày học bạn.
- Thương người như thể thương thân. Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt.
- Trong câu thứ nhất, hai vế nối với nhau bằng từ so sánh "bằng". Nội dung so sánh là người và của, giá trị là: Một mặt người / mười mặt của.
- Trong câu thứ hai hai vế nối với nhau bằng từ so sánh "không tày". Nội dung so sánh là thầy và bạn.
- Trong câu thứ ba hai vế nối với nhau bằng từ so sánh "như thể Nội dung so sánh là tình thương với bản thân và với mọi người. Cách sử dụng so sánh có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng.
* Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ.
Ví dụ:
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả - thành quả, người trồng cây - người có công giúp đỡ, sinh thành...
- Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ hai một cây - một cá nhân, chỉ sự đơn lẻ, ba cây - chỉ số đông, sự đoàn kết.
- Phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.
* Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:
- Cái răng, cái tóc không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung - là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người.
- Đói, rách không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung; sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.
- Ăn, nói, gói, mở... ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung. Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Miner
01/05/2018 20:06:24
1 Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tục ngữ
Giữa hình thức và nội dung tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, ở tục ngữ là hình thức nội dung. Tính chất bền vững của tục ngữ biểu hiện cả về mặt nội dung lẫn hình thức.
Tục ngữ có tính đa nghĩa. Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.
-Tre già, măng mọc.
-Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
-Không có lửa sao có khói.
2. Hình tượng
Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý, xu hướng này thể hiện bằng ngôn từ đều qua lối tư duy hình tượng, lối nói hình tượng. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn. Hình tượng được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ ...
-Kẻ cắp gặp bà già.
-Ăn mày đánh đổ cầu ao.
-Người sống đống vàng
-Ðũa mốc mà chòi mâm son.
-Ðồng vợ đồng chồng, tát biển đông cũng cạn.
3. Vần điệu và sự hòa đối
Ða số tục ngữ đều có vần. Gồm 2 loại: vần liền và vần cách.
-Con lên ba cả nhà học nói.
-Chê thằng một chai, lấy thằng hai nậm.
Nhịp điệu là yếu tố quan trọng trong tục ngữ. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca ...
-Ðường đi hay tối, nói dối hay cùng
-Trai ba mươi tuổi đương xoan.
Gái ba mươi tuổi đã toan về già.
Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý.
-Cơm treo, mèo nhịn đói..
-Ðược làm vua, thua làm giặc.
4. Hình thức ngữ pháp
Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán.
Tục ngữ thường gồm có 2 vế, chứa 2 phán đoán.
Tục ngữ có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.
Những phán đoán trong tục ngữ thường không hiện rõ và đầy đủ. Phần lớïn những phán đoán trong tục ngữ là những phán đoán khẳng định.
-Của người bồ tát.
-Chó treo, mèo đậy.
-Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
5. Các kiểu suy luận
Liên hệ tương đồng: giữa 2 vế được hiểu ngầm là có các từ so sánh ngang nhau: như, như thể, cũng là...
Liên hệ không tương đồng: có các từ chỉ quan hệ so sánh: hơn, thua, sao bằng...
Liên hệ tương phản, đối lập: các từ chỉ quan hệ hiểu ngầm: mà, nhưng, trái lại...
Liên hệ phụ thuộc: từ chỉ quan hệ hiểu ngầm: nếu ...thì ...
Liên hệ nhân quả: Từ chỉ sự tất yếu hiểu ngầm: tất phải, tất yếu, đương nhiên ...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư