Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu khái niệm của: Trung thực

Nêu khái niệm của:
1.trung thực
2.Nhân ái ,bao dung,vị tha
3.vai trò gia đình (anh em )
4.ý chí ,nghị lực vươn lên
5.kiên trì ,chăm chỉ,nhẫn nại
6.chữ hiếu
7.tôn sư trọng đạo
8.học vẹt ,học tủ
9.tự lập
10. tự học
11 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.547
1
0
Cute Mai's
23/04/2018 17:45:35
1 Khái niệm về trung thực:
Trung thực là luôn tôn trọng sự thật , tôn trọng chân lí , lẽ phải ; sống ngay thẳng , thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
2 Lòng nhân ái :
Nhân là người , ái là thương yêu , vậy lòng nhân ái là tình thương yêu của con người với con người trong cộng đồng được thể hiện bằng quan tâm chăm sóc giúp đỡ sẻ chia khi người khác bị gặp phải chuyện bất trắc .
3 Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chề văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục … giữa các thành viên. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh “xã hội thu nhỏ”, cơ bản nhất của xã hội.
4 Ý chí: Là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó.( Sức mạnh của ý chí,. Ý chí sắt đá.Ý chí phấn đấu,...)
Nghị lực: Sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước những khó khăn.( Giàu nghị lực, một nghị lực phi thường)
5 Kiên nhẫn là biết thời gian tính.Đây là vấn đề timing. Đây là kiên nhẫn người ta nói đến thường nhất, thực tế nhất, và cần ít công phu nhất.Kiên nhẫn là kiên trì cho đến lúc thành công.
6 Hiếu có nghĩa là hết lòng thành kính và phụng dưỡng cha mẹ. Những ai siêng năng tu tập hiếu dưỡng cha mẹ thì phước báu bằng với phước cúng dường chư Phật. Nếu cung cấp tứ vật dụng cho cha mẹ thì là hiếu thế gian, còn đem Phật pháp hướng dẫn cha mẹ là hiếu xuất thế gian.
7 Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình) ở mọi nơi, mọi lúc. Coi trọng và làm theo đạo lí những điều mà thầy dạy đã dạy mình
8 Học tủ” là cách học chọn lọc những kiến thức quan trọng, cần thiết để làm bài kiểm tra, làm bài thi. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi.
“Học vẹt” là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại, nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng không nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.
9 Tự lập nghĩa là sống dựa vào chính khả năng, sức lực của bản thân mình, mà không cần phải trông đợi, dựa dẫm vào người khác. Nhưng tự lập không có nghĩa là biệt lập, không có nghĩa là chỉ biết đến mình, không nhờ vả ai. Quan trọng là mọi sự giúp đỡ, góp ý đều có giá trị nhưng kết quả chính vẫn phải do mình tạo ra.
10 Tự học ở đây không chỉ được hiểu là việc các bạn tự nghiên cứu bài vở ở nhà thay cho việc đihọc thêm mà nó còn được hiểu là việc các bạn về xem lại bài vở, biến những kiến thức được giảng dạy thành của mình

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
1. Trung thực là luôn tôn trọng sự thật , tôn trọng chân lí , lẽ phải ; sống ngay thẳng , thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm .
- Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người . Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá , làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu , kính trọng .
+ Tục ngữ : Cây ngay không sợ chết đứng
+ Danh ngôn : " Phải thành thật với mình , có thế mới không dối trá người khác "(Sếc-xpia)
Ví dụ hành vi về trung thực :
- Thẳng thắng phê bình khi bạn mắc khuyết điểm
- Dũng cảm nhận lỗi của mình
- Nhặt được của rơi , đem trả lại người mất
0
0
2.
- Nhân ái là yêu thương con người, tức đặt con người lên trên tất cả, ở vị trí trung tâm. ... Lòng nhân ái khai sinh, không phải từ nỗi băn khoăn người khác nghĩ gì về mình, mà từ nhận thức đơn giản rằng, lòng nhân ái tự nó là quà tặng cho mọi người, và nguồn suối ngọt ngào đó ở nơi ta
- Bao dung là tôn trọng, thấu hiểu sự khác biệt của người khác đối với mình trong phong tục tập quán, quan niệm sống, niềm tin và tôn giáo, chủng tộc và cách thức hành động, chấp nhận cho người khác làm những chuyện mà bản thân mình không tán thành ...
- vị tha là khi chúng ta hành động vì lợi ích của người khác, thậm chí ngay cả khi bản thân gặp phải nguy hiểm hay phải trả giá. Mặc dù một số người tin rằng con người về cơ bản vốn thích tư lợi, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy điều ngược lại: Các nghiên cứu đã phát hiện rằng phản ứng đầu tiên của con người là hợp tác hơn là cạnh tranh; rằng trẻ chập chững biết đi thường tựphát giúp người cần được giúp, xuất phát từ một mối quan tâm chính đáng về lợi ích của chính chúng, và rằng ngay cả động vật linh trưởng không thuộc loài người cũng biểu hiện lòng vị tha.
0
0
3.
- Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta.
- Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống.
- Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.
- Vậy gia đình có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
+ Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắrí kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp.
+ Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,...
+ Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt.
- Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng mội trường sống và hoàn thiện con người.
- Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm móng cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ.
- Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau. Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác.
- Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.
0
0
4.
- Ý chí: Là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó.( Sức mạnh của ý chí,. Ý chí sắt đá.Ý chí phấn đấu,...)
- Nghị lực: Sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước những khó khăn.( Giàu nghị lực, một nghị lực phi thường)
0
0
5.
- Kiên trì là thái độ sống, làm theo, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Đó chính làsự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, dù có gian nan thử thách nhưng vẫn nhất quyết làm đến cùng. Lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố để thành công, để đạt được mục đích mà mình đặt ra.
- Chăm chỉ là cố gắng làm việc gì đó để thu được kết quả tốt.
- Kiên nhẫn (hay nhẫn nại) là trạng thái của sự chịu đựng trong những hoàn cảnh khó khăn, có nghĩa là kiên trì đối mặt với sự chậm trễ hoặc hành động khiêu khích mà không biểu hiện sự khó chịu hoặc giận dữ một cách tiêu cực; hoặc kiên nhẫnkhi gặp căng thẳng, đặc biệt khi đối mặt với sự khó khăn lâu dài.
0
0
6.
Hiếu có nghĩa là hết lòng thành kính và phụng dưỡng cha mẹ. Những ai siêng năng tu tập hiếu dưỡng cha mẹ thì phước báu bằng với phước cúng dường chư Phật. Nếu cung cấp tứ vật dụng cho cha mẹ thì là hiếu thế gian, còn đem Phật pháp hướng dẫn cha mẹ là hiếu xuất thế gian.
0
0
7. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Ngay từ xa xưa, tình cảm thầy trò được coi là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta lên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
Câu nói ấy đã nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Người thầy chính là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại, không có người thầy chúng ta không thể có kiến thức. Người thầy chính là những người chéo lái đưa chúng ta đến bến bờ của cuộc sống, của niền vui và hạnh phúc. Vì vậy để có được ngày hôm nay chúng ta nên nhớ đến công ơn của những người thầy. Nhờ có những người thầy mà chúng ta có ngày hôm nay.
Hiện nay vấn đề về tôn sư trọng đạo đã có nhiều thay đổi. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn trót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Có không ít trường hợp đã nhẫn tâm tước đi mạng sống của những người thầy của mình, hay có những kẻ dùng lời lẽ để xúc phạm tới người thầy của mình. Thậm chí có những kẻ đã hãm hại thầy cô của mình để đạt mục đích cá nhân. Đó là những việc làm đáng lên án, trái với đạo lí làm người, chúng ta cần phải tố cáo để loại bỏ những hành động đó.
Thầy cô giáo chính là những người đã chèo lái con thuyền để đưa bao thế hệ học trò sang bến đỗ.Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Với sự thay đổi cách dạy và cách học hiện nay, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Người thầy vẫn là trung tâm, vẫn là người quan trọng để đưa tri thức đến với chúng ta.
Tôn sư trọng đạo mãi mãi sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuy vậy một số học sinh đã thiếu tôn trọng đối với thầy cô, có những hành động và lời nói không phù hợp, xúc phạm đối với thầy cô. Đó là một hành động đáng lên án, đáng bị chê trách kỉ luật. Xã hội cần vó biện pháp để giảm những hiện tượng này trong xã hội.
0
1
8. Học hành chính là một điều hết sức quan trọng đối với tất cả chúng ta, học để có thể lấy kiến thức sau đó ứng dụng vào thực tiễn của cuộc sống. Chính vì vậy mà bước khởi nguồn đó chính là làm sao để có những phương pháp học thật hiệu quả và ghi nhớ kiến thức lâu. Mục đích cũng như định hướng đặt ra phải được rõ ràng như lại không ít người lại có phương pháp học không hề tốt đó chính là học vẹt và học tủ.
Có thể nói rằng học vẹt và học tủ là hai phương pháp học không mang lại kết quả tốt cho việc học tập của bạn. Học vẹt ta hiểu đó chính là học chay, học không có khoa học, học tràng giang đại hải, và đây chính là một học kiểu bắt chước, nhại lại nhưng thực chất ý nghĩa, mấu chốt của vấn đề lại không hiểu được. Ta dường nư có thể thấy được chính kiểu học này sẽ khiến cho bạn học nhanh quên, hổng kiến thức nhiều.
Còn đối với học tủ thì đây cũng chính là phương pháp học lựa chọn những mục, chọn ra tất cả những phần mà học sinh thấy mình có khả năng tiếp thu tốt nhất để học. Có thể thấy được chính cách học này có thể sẽ khiến cho các bạn đạt điểm 0 tối đa, vì lệch tủ, lệch đề đã được giao cho làm.
Và dĩ nhiên đây chính là hai phương pháp học trên đều không tốt đối với các bạn học sinh. Ta như thấy được chính việc học tủ chỉ mang tính xác xuất, phần trăm cho nên khi bạn làm bài kiểm tra trên lớn hay là một kỳ thi không trúng được tủ chắc chắn bài thi của bạn sẽ trật và điểm số chết ở mức báo động đó bạn nhé! Còn đối với việc học vẹt thì bạn sẽ chỉ như con vẹt không hơn không kém dường như cứ nhai đi nhai lại điều người khác nói, và có thể nói rằng những kiến thức trong chốc lát sẽ trống rỗng, chẳng còn gì nữa cả. Và có thể nói rằng cũng chính vì nhai đi nhai lại nên sẽ chóng quên. Như vậy thật uổng phí. Học vẹt và học tủ đều là hai phương pháp học phải bị tẩy chay, vì nó đều để lại hậu quả không tốt đối với mỗi bạn học sinh. Nó dường như cũng đã khiến cho bạn lười nhác hơn, không bao giờ chịu động não suy nghĩ, đồng thời làm cho bạn cũng không chịu mày mò và phát triển kiến thức. Ta có thể thấy được chính bản thân sẽ ngày càng hổng kiến thức nhiều, cách phân tích và nhận xét vấn đề không còn nữa. Và cũng có thể bạn sẽ mất dần đi khả năng sáng tạo của mình vì những phương pháp học này.
Và có thể nhận biết được nguyên nhân của việc học vẹt, học tủ là do đâu? Ta cũng có thể khẳng định có rất nhiều nguyên nhân xoay quanh phương pháp học này. Thầy cô giáo cũng như đã truyền đạt kinh nghiệm một cách khô khan, học sinh không hiểu rõ vấn đề, áp lực về bài tập cho học sinh. Điều này chắc chắn cũng sẽ khiến cho học sinh đâm ra căng thẳng, khiến cho các em thực sự như chán nản không muốn tập trung học nên mới không đầu tư thời gian. Thứ hai, đó chính là vấn đề về ý thức của chính các em sẽ quyết định phương pháp học. Hai phương pháp học không hay ho đó là học vẹt và học tủ chỉ dành cho những bạn lười nhác, không chịu tư duy, không chịu cố gắng phấn đấu. Chisng vì các em đang tạo nên thói quen học tập không tốt ngay cho bản thân mình, và có lẽ rằng nó cũng như sẽ có ảnh hưởng đến thành tích học tập của các em sau này. Đây dường như cũng chính là một thực trạng rất đang buồn.
Hiện nay, ta có thể thấy được thực trạng trong các kì thi học kì ở các trường đại học, ta như dễ dàng nhận thấy là cũng vì số lượng câu hỏi nhiều chất đống về các bộ môn Chính trị nên dường như các bạn sinh viên lựa chọn cách học tủ đến thử xem vận may của mình có gõ cửa. Học tủ là một phương pháp mà nó cứ ngày càng tràn lan, điểm sổ “ngàn cân treo sợi tóc”. Điều đáng nói ở đây đó chính là mặc dù biết xác xuất không lớn nhưng dường như chính các em vẫn cứ mạo hiểm lựa chọn phương pháp học như thế này.
Ta cũng như đã thấy được mỗi bạn học sinh khi nhận ra tác hại của việc học vẹt, học tủ như vậy thì nên điều chỉnh lại phương pháp học của mình sao cho thật phù hợp để mang lại hiệu quả trong học tập được cao hơn. Có thể nói đây cũng chính là điều mà mỗi bạn nên nhận ra từ sớm để cố gắng cũng như là phải phấn đấu thành học sinh tiên tiên. Gia đình đồng thời phối hợp với nhà trường cần tạo môi trường học hành lành mạnh, thân thiện, cho các em không áp lực để học sinh có thể phát huy tinh thần của mình.
Tóm lại học vẹt, học tủ là phương pháp học nên tránh xa. Và mỗi chúng ta cũng cần phải ý thức được điều này để có thể đưa ra những lựa chọn cho mình phương pháp hữu ích hơn.
 
0
0
9.
Tự lập nghĩa là sống dựa vào chính khả năng, sức lực của bản thân mình, mà không cần phải trông đợi, dựa dẫm vào người khác. Nhưng tự lập không có nghĩa là biệt lập, không có nghĩa là chỉ biết đến mình, không nhờ vả ai. Quan trọng là mọi sự giúp đỡ, góp ý đều có giá trị nhưng kết quả chính vẫn phải do mình tạo ra.
Lấy ba ví dụ: Việt Nam, Nam Việt Nam, Bắc Triều Tiên.
Nam Việt Nam phụ thuộc vào Mỹ, lấy tiền của Mỹ, phục vụ cho Mý, không có chiến lược riêng, không có hệ tư tưởng riêng, nên Nam Việt Nam thua trận. Đó là phụ thuộc, không có bản sắc.
Bắc Triều Tiên không thèm nhờ vả ai, không thèm quan hệ, muốn một mình phấn đấu nên kinh tế suy kiệt, dân tình đói kém. Đó là biệt lập, là tự ty.
Việt Nam có nhờ vả Liên Xô, có nhờ vả Trung Quốc nhiều trong chiến tranh nhưng đường lối Việt Nam tự vạch ra, sức người Việt Nam tự huy động. Sau chiến tranh, Việt Nam tuy sai nhiều hơn đúng, làm kinh tế khó khăn nhưng đã biết đứng dậy, không xin xỏ ai, cố gắng phát triển mô hình đặc sắc của riêng mình (dù chưa rõ kết quả), trong khi vẫn tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước. Đó là tự lập thật sự, là không đánh mất mình.
0
0
10. Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc lượng kiến thức ngày càng gia tăng. Để đáp ứng được nhu cầu học vấn của thời đại, mỗi người cần phải tìm cho mình phương pháp học tập phù hợp. Trong đó quan trọng hơn hết là phương pháp tự học. Vậy tự học là gì?
Tự học là tự giác, chủ động trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri thức. Tự học không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế. Tự học đóng một vai trò rất quan trọng trên con đường học vấn của mỗi người.
Người biết tự học luôn tư mày mò, tìm kiếm, nghiên cứu một cách tích cực và không cấn ai nhắc nhở ở bất cứ hoàn cảnh nào. Nhờ đó những con người ấy luôn biết nhìn xa trông rộng, không bị tụt hậu, luôn nhạy bén trong thực tế do biết áp dụng kiến thức đã học. Kiến thức là vô cùng trong khi trí nhớ của con người là hữu hạn, nếu chỉ biết học tủ học vẹt thì ta sẽ không thể biền những kiến thức ấy thành của mình để vận dụng vào thực tế mà sẽ mau chóng quên đi. Tự học sẽ giúp ta khắc phục phục được nhược điểm này đồng thời giúp ta rèn luyện thói quen tích cực, chủ động hơn trong hoàn cảnh khó khăn. Hơn hết, khi tự học ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của tri thức từ đó trở nên say mê khám phá, học hỏi nhiều điều mới lạ hơn nữa. Tự học chính là cuộc hành trình của bản thân để chiếm lĩnh kiến thức, và những bước đi đầu tiên sẽ luôn có nhiều chông gai, thử thách nhưng chính những lúc bế tắc ấy lai là động lực thúc đẩy chúng ta tích cực tư duy để tìm ra hướng đi. Cái cảm giác lúc tự mình ngộ ra được những điều mới lạ thật không còn gì vui hơn và bài học đó sẽ mãi theo ta. Tự học giúp ta nắm vững căn bản, đào sâu và mở rộng kiến thức chứ không phải nhận thức một cách máy móc. Có tự học ta mới hệ thống lại được những kiến thức đã học và kịp thời nhận ra thiếu sót của bản thân để kịp thời bồi đắp, từ đó ta có bước đầu tự tin trên con đường học vấn. Trong lịch sử ta thấy có rất nhiều tấm gương thành tài nhờ nỗ lực tự học của bản thân như trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền và tiêu biểu chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Hằng đêm, sau 12 giờ lao động nặng nhọc Người lại tự học tiếng Pháp bằng cách học thuộc long mỗi ngày mười từ, và cứ thế Người đã thông thạo không chỉ tiếng Pháp mà còn nhiều ngoại ngữ khác như tiếng Trung Quốc, tiếng Anh. Người cũng đã từng nói "Trong cách học. phải lấy tự học làm nòng cốt".
Trong thực tế ta có thể thấy vẫn còn rất nhiều người học tủ, học vẹt một cách ép buộc để đối phó với kiểm tra thi cử. Cách học này chỉ đem lại hiệu quả tức thời nhưng không mấy ai nghĩ đến hậu quả lâu dài của nó. Những cách học ấy làm cho ta không hiểu hết bản chất của vấn đề dẫn đến việc mau chóng lãng quên mà lại còn lãng phí thời gian và công sức. Những con người này nều không biết vươn lên tự học thì sẽ mãi bị bỏ lại phía sau mà thôi.
Vậy để việc tự học có hiệu quả, ta cần phải nắm vững kiến thức căn bản của thầy cô truyền thụ thật tốt, biết lien kết chúng thành một khối kiến thức đầy đủ và vững chắc từ đó mới có thể áp dụng vào trong bài tập. Ta cũng cần phải soạn trước bài học ở nhà để nắm bắt được nội dung chính và dễ dàng theo kịp bài giảng của thầy cô trên lớp. Ta còn có thể học nhóm cùng bạn bè trong lớp sau giờ học để ôn lại bài giảng trên lớ hay cùng nhau giải quyết những bài tập khó khó. Nhưng quan trọng hơn hết mỗi người cần phải có tinh thần tự giác học tập mọi lúc, mọi nơi.
Như vậy việc học sẽ không bị nhàm chán, không bị lệ thuộc gò bó từ đó khiến kiến thức sâu rộng hơn, in đậm trong trí nhớ. Tự học luôn là phương pháp học học tập hiệu quả, ít tốn kém và phù hợp cho mọi đối tượng. Vậy, là thế hệ tương lai của đất nước, mỗi học sinh chúng ta hãy ra sức tự học nhiều hơn nữa để trau dồi kiến thức cho bản thân hành một hành trang vào đời vững chắc mai sau đi xây dựng dất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×