Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu năm ban hành và đặc điểm từng hiến pháp?

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
988
0
0
Huyền Thu
19/05/2017 16:32:38
Năm ban hành hiến pháp là năm 1946

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Huyền Thu
19/05/2017 16:36:18
Có hai loại hiến pháp:
+ Hiến pháp thành văn được lập thành một văn bản riêng và được tuyên bố chính thức là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý tối cao. Hiện tại, hầu hết quốc gia trên thế giới có hiến pháp thành văn, do ở dạng thức này hiến pháp có nội dung rõ ràng, cụ thể, dễ áp dụng hơn hiến pháp không thành văn. Hiến pháp thành văn thông thường có một văn bản duy nhất, nhưng đôi khi ngoài văn bản chính còn kèm theo các bản tu chính (như Hiến pháp Hoa Kỳ..), hoặc một văn bản khác (như Hiến pháp Cộng hoà Pháp 19581 ..).
+ Hiến pháp không thành văn là tập hợp các quy phạm, tập quán và tư tưởng phản ánh những giá trị cốt lõi của một quốc gia, được thể hiện trong một số đạo luật, văn bản chính trị, pháp lý và thậm chí cả án lệ. Các quy phạm, tập quán và tư tưởng này được coi như là các quy tắc mang tính hiến pháp, có hiệu lực tối cao, cho dù chúng không cấu thành một văn bản riêng và không được tuyên bố chính thức là luật cơ bản của nhà nước. Hiện tại chỉ có hiến pháp của một vài nước (bao gồm Anh, New Zealand, Israel) thuộc dạng này.
0
0
Lê Thị Thảo Nguyên
19/05/2017 17:21:02
Nước ta có 5 lần ban hành hiến pháp:1946,1959,1980,1992,và 2013
câu này mk ms thi nên chác chắn đúng đó bn
0
0
ngọc
19/05/2017 20:29:29
Tính đến nay, trong lịch sử lập Hiến của nước ta, có 05 bản Hiến pháp đã được ban hành: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) và bản Hiến pháp đang có hiệu lực là bản Hiến pháp năm 2013
0
0
Đat Sin
30/05/2017 21:02:35
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong cương lĩnh của Đảng, là đạo luật gốc, quy định những vấn đề hết sức cơ bản của một Nhà nước..."và "Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992".
0
0
Thuỳ Linh
13/06/2017 15:54:54
Hiến pháp 1: Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 : (Đã được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 9/11/1946)

Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước kiểu mới. Ngày 03/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minhđã đặt vấn đề về sự cần thiết phải có một bản Hiến pháp dân chủ cho nước Việt Nam.

Cùng với việc chuẩn bị tổ chức tuyển cử bầu Quốc hội khóa đầu tiên, theo Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời ngày 20/9/1945, một ủy ban dự thảo Hiến pháp được thành lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì. Sau hơn một năm chuẩn bị Hiến pháp đã được hoàn thành. Ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa I, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp.

Hiến pháp năm 1946, gồm 7 chương, 70 điều ngắn gọn chặt chẽ, phản ánh được hoàn cảnh thực tế của đất nước ở những năm đầu của Nhà nước cách mạng. Hiến pháp 1946 ra đời là sự khẳng định mạnh mẽ về mặt pháp lý chủ quyền quốc gia của nhân dân Việt Nam, sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh nên bản Hiến pháp 1946 không được chính thức công bố. Mặc dù vậy, những tinh thần và nội dung của Hiến pháp 1946 luôn được Chính phủ lâm thời và Ban thường vụ Quốc hội áp dụng, điều hành đất nước. Tư tưởng lập hiến của Hiến pháp 1946 luôn được kế thừa và phát triển trong các bản Hiến pháp sau này.

Hiến pháp 2: Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959: (Đã được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 31/12/1959)

Ngày 01/4/1959, Bản dự thảo Hiến pháp mới đã được công bố để toàn dân thảo luận và đóng góp ý kiến. Đến ngày 31/12/1959, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp 1959 thay thế Hiến pháp năm 1946 và ngày 01/01/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố bản Hiến pháp này.

Hiến pháp 1959 bao gồm 10 chương, 112 điều ghi rõ những thắng lợi cách mạng to lớn đã giành được trong thời gian qua và nêu rõ mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta trong giai đoạn mới. Hiến pháp 1959 đã quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, nhằm phát huy sức sáng tạo to lớn của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng nước nhà, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc. Đây là một bản Hiến pháp thực sự dân chủ, đồng thời là sức mạnh động viên nhân dân cả nước ta phấn khởi tiến lên đấu tranh giành những thắng lợi mới.

Hiến pháp 3: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980: (Đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/12/1980):

Ngày 25 tháng 4 năm 1976, cuộc Tổng tuyển cử tự do bầu Quốc hội khóa VI đã được tiến hành trên cả nước. Từ ngày 24/6 đến 03/7/1976,Quốc hội khóa VI tiến hành kỳ họp đầu tiên. Tại kỳ họp này, ngày 02/7/1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước ta thành nướcCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp 1959 và thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban dự thảo Hiến pháp mới. Đến tháng 8/1979, bản Dự thảo Hiến pháp mới được đưa ra lấy ý kiến nhân dân cả nước. Ngày 18/12/1980, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 bao gồm 12 chương, 147 điều là bản Hiến pháp tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua; thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, bảo đảm bước phát triển rực rỡ của xã hội Việt Nam trong thời gian tới; Là luật cơ bản của Nhà nước, Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và Nhà nước quản lý trong xã hội Việt Nam.

Hiến pháp 4:Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: (Đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15/4/1992)

Những năm 80 của thế kỷ XX, do ảnh hưởng của phòng trào Cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thoái trào, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới với nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng để giữ vững ổn định về chính trị và tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội; trong bối cảnh đó, nhiều quy định của Hiến pháp năm 1980 không còn phù hợp với yêu cầu xây dựng đất nước trong điều kiện mới.Quốc hội đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới.

Ngày 22/12/1988, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội (khóa VIII) đã ra Nghị quyết thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp gồm 28 đồng chí do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công làm Chủ tịch Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp.

Đến ngày 15/4/1992, trên cơ sở tổng hợp ý kiến của nhân dân cả nước, Bản dự thảo Hiến pháp mới lần này đã được Quốc hội khóa VIII thông qua (tại kỳ họp thứ 11). Hiến pháp năm 1992 được gọi là Hiến pháp của nước Việt Nam trong thời kỳ đầu của tiến trình đổi mới.

Ngày 25/12/2001, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

Hiến pháp năm 1992 bao gồm 12 chương, 147 điều, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước ta.

Hiến pháp 5: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: (Đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013)

Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; nhằm thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Ngày 06/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, đã thông qua Nghị quyết số 06/2011/QH13 thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gồm 30 thành viên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban. Sau thời gian 9 tháng (từ 01 đến 9/2013) triển khai lấy ý kiến góp ý của nhân dân cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII chính thức thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp năm 2013. Ngày 08/12/2013, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.

Hiến pháp năm 2013 bao gồm 11 chương, 120 điều là bản Hiến pháp kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, thể hiện tinh thần đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×