Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu nguyên nhân và hậu quả của thói ích kỉ?

Nêu nguyên nhân và hậu quả của thói ích kỉ ( tóm tắt ngắn gọn)
Hậu quả và giải pháp của bạo lực học đường ( ngắn gọn)
Mọi người làm hộ mình nha, mình đang cần gấp ^ ^
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
13.808
14
4
Quỳnh Anh Đỗ
26/10/2018 07:18:06
Trong thực tế, thói sống ích kỷ được thành tạo từ chính những tiền tố và nhân tố đến từ xã hội và trong chính bản chất của con người. Trước hết, thói sống ích kỷ được hình thành từ chính cá tính của con người. Chủ nghĩa bản thân, cái tôi quá cao- một hậu quả nặng nề của tội nguyên tổ. Chính nguyên tổ loài người đã để cho cái tôi, cá tính của bản thân vượt lên quá cao. Nó cao tới mức, con người quay lưng phản bội Thiên Chúa. Cái tôi đã giết chết bản tính nguyên tuyền của con người và trở nên những kẻ tội nhân, những kẻ ích kỷ với chính Thiên Chúa và bản thân. Cuộc đời con người chỉ lo tìm những thứ giúp thỏa mãn bản thân mà chẳng quan tâm tới hậu quả, hay lợi ích cho cộng đồng đang chứa đựng họ. on người ngày hôm nay đang sống trong một xã hội quá nhiều gian dối, lừa lọc, quỷ quyệt. Vì vậy, họ mất niềm tin vào chính những người xung quanh họ và cả những người khác lạ họ gặp. Đó là nguyên nhân cũng rất nguy hiểm của thói sống ích kỷ. Khi bị mất niềm tin vào mọi người, xã hội, họ đi vào lối sống luôn thủ thế. Họ cảnh giác với tất cả những ai họ gặp dù rất quen. Ngoài ra, có một giải pháp rất đáng buồn được nhiều người lựa chọn là tự loại mình ra khỏi xã hội- tức là chủ động sống đơn độc, chấp nhận sống không cần cộng đồng, không muốn liên hệ với bất cứ ai. Thật là những nguyên nhân tai hại tạo ra thói sống ích kỷ, cá nhân cho nhiều người! Chính do những nguyên nhân lớn trên và còn một sống nguyên nhân nhỏ khác nữa, đã tạo nên một thói sống đáng lên án và rất cần sự quan tâm của cả xã hội. Vì thói sống này đã tạo ra rất nhiều những tác hại không đáng có từ trong cộng đồng rộng lớn là xã hội cho đến cộng đồng nhỏ nhất là gia đình và trong mỗi người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
5
Quỳnh Anh Đỗ
26/10/2018 07:23:59
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan. Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy. Để có thể khắc phục bạo lực học đường hiện nay, cần có những giải pháp thiết thực và hợp lý và thực hiện một cách nghiêm ngặt. Về phía học sinh, sinh viên, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó. Trong lớp, cần tổ chức những nhóm bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức và tăng cường sự trao đổi, tự khắc phục lẫn nhau trong học tập. Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để uốn nắn, điều hướng các em vào phong trào của lớp, tránh sự phân biệt đối xử. Với nhà trường, cần chủ động trong việc trao đổi thông tin với gia đình học sinh cũng như chính quyền địa phương để có thể nắm bắt tình hình cũng như biểu hiện của học sinh. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cần chủ động nắm chắc tình hình để có biện pháp giải quyết ngay khi học sinh có biểu hiện của những hành vi tiêu cực và bạo lực. Nhà trường cũng cần chú trọng trong việc giảng dạy một số môn học như kỹ năng sống, giáo dục công dân, trang bị nhận thức đúng đắn cho học sinh về hành động đẹp, tăng cường tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức đấu tranh đẩy lùi bạo lực học đường. Ngoài ra, bộ phận chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể hay lực lượng công an cũng cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức cũng như tinh thần trách nhiệm, phát huy tối ưu vai trò của mình trong hoạt đọng phòng ngừa bạo lực học đường.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×