- Cổ điển:
- -Những nét quen thuộc trong thi ca cổ điển: cánh chim, chòm mây, bầu trời dưới ngòi bút chấm phá của nhà thơ hiện lên bức tranh thiên nhiên với cánh chim trở lại rừng và chòm mây lẻ loi trôi lững lờ
- -Nội dung thơ ngấm chất thi liệu xưa
- -Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt chính là yếu tố quan trọng tạo nên nét đẹp cổ điển cho cả bài thơ
- – Ngày xưa Lý Bạch từng mô tả không gian “Chúng điểu cao phi tận – Cô vân độc khứ nhàn”, và chúng ta có thể nhận ra nét quen thuộc ấy trong những câu thơ này của Hồ Chí Minh
- – Dưới những bút pháp chấm phá trong đường thi, Bác đã tạo ra những sự đối lập:
- Cảm nhận không gian cũng giống như các nhà thơ xưa, tạo ra sự đối lập giữa cánh chim, chòm mây với bầu trời rộng lớn
- Những cánh chim mỏi, chòm mây côi như mang theo một nỗi niềm, tâm trạng của một người tù nơi đất khách quê người. Thế nhưng Hồ Chí Minh vẫn tỏ ra thái độ ung dung –>Bác đã hòa mình vào thiên nhiên, thần thái ấy được bộc lộ qua hai từ “mạn mạn” mang nét quen thuộc trong thơ Đường, mang một sắc thái ung dung, nhẹ nhàng
- Hiện đại:
-Những cánh chim trong thơ cổ thường mông lung, mơ hồ: - Ca dao: “Chim bay về núi tối rồi”
- Truyện Kiều: “Chim hôm thoi thót về rừng”
- Bà Huyện Thanh Quan: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”
->Những cánh chim của Hồ Chí Minh mang theo sự khác biệt -> Cánh chim của Bác được miêu tả qua hình ảnh thơ hiện đại
-Bác đồng thời bộc lộ tâm trạng, thể hiện con người mình với một khát vọng tự do, tự tại, một vẻ đẹp tâm hồn qua cái nhìn ấm áp với thiên nhiên, một sự cảm thương với cảnh vật xung quanh, một sự ung dung, yêu đời -> Đó chính là con người có tấm lòng nhân đạo to lớn.
- Những hình ảnh quen thuộc trong thơ xưa hay đó chính là sự hài hòa giữa nét đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh