Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong văn học, bên cạnh những bài thơ viết về mẹ cũng có không ít những trang thơ viết về cha. Tình mẫu tử đáng được tri ân thì tình phụ tử cũng đáng được ca ngợi bằng những câu, từ đắt giá khiến người đọc thật cảm động khi đọc bài:
Lục bát về Cha
(Trí Nhân)
Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn
Quê nghèo mưa nắng trào tuôn
Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm
Thương con cha ráng sức ngâm
Khổ đau hạnh phúc nảy mầm từ hoa
Lúa xanh xanh mướt đồng xa
Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy
Cánh diều con lướt trời mây
Chở câu lục bát hao gầy tình Cha.
Một bài thơ cũng là một lời tri ân về cha xuất phát tận đáy lòng của người con. Ngay từ cách đặt tiêu đề của bài thơ đã hướng người đọc về một đề tài vô cùng quý giá được thể hiện bằng thể thơ truyền thống của dân tộc do chính cha ông chúng ta sáng tác (đó là thể thơ lục bát). Phải chăng lời tri ân này tác giả muốn gắn nó vào sự xuất phát từ truyền thống của tình cảm con người mà cụ thể là: Của con với Cha.
Bài ca có hai nội dung rất rõ ràng mà Trí Nhân muốn truyền tải tới người đọc. Thứ nhất là ngợi ca, biểu dương công sức lớn lao của Cha:
“Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn”.
Một dải ngân hà – một dòng sông lớn, cao quý, tinh khiết sinh ra nguồn nước để bao bọc lấy muôn vàn giọt nước bé nhỏ, ngây thơ. Trong ca dao, Cha được ví như một ngọn núi thái sơn thì ở đây cha lại được sánh như nguồn nước bất tận, cũng không có gì là khác. Dù ngọn núi cao, hay dòng nước lớn vẫn là giành cho con tất cả.
“Tình cha như nước biển khơi
Dạt dào muôn thủa cả đời cho em”
Người đọc đừng làm ngơ trước tình cảm lớn lao này, có được tình cảm ấy người cha phải trải qua bao thăng trầm vất vả. Điều này ta có thể cảm nhận được ở nội dung thứ hai của bài thơ. Có lẽ đây là nội dung xuyên suốt bài ca. Ngay câu mở đầu và từ đầu tiên đã là hình ảnh một cánh cò chăm chỉ, mải miết “cõng nắng” của thiên nhiên và “chở luôn nước mắt cay nồng của cha”, giọt nước mắt đắng cay, vất vả đáng được cánh cò nâng niu trân trọng vì nó được tạo bởi giọt mồ hôi, nước mắt của cha trên cánh đồng quê nghèo với bao cuộc sống thăng trầm, vất vả do thiên nhiên đem đến. Trước sự nghèo khó của miền quê, bàn tay cha đã cải tạo nên những cánh đồng “lúa xanh, xanh mướt” bằng sức lao động miệt mài và lòng nhân từ qua một động từ đắt giá bởi bàn tay lao động mà cha “dệt” nên cuộc sống ấm no, để rồi sự thanh bình, no ấm của miền quê có sự pha trộn rất hợp lý, sự hòa quyện giữa tình đất, tình người.
“Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy”
Hình dáng “hao gầy” của Cha khiến lòng người con xót xa và cảm thấy ân hận vì chưa báo đáp được công ơn trời biển của Cha. Công sức của cha nâng đỡ con lên như một cánh diều bé nhỏ nhưng lại có sức mạnh lớn lao của bao niềm khát vọng, ước mơ được dồn tất cả vào hai câu thơ cuối bằng hình ảnh cánh diều chính là tất cả tấm lòng của con.
“Cánh diều con lướt trời mây
Chở câu lục bát hao gầy tình cha”
Hai động từ “lướt” “chở” rất khỏe khoắn khiến người đọc phải suy ngẫm bở không phải ngẫu nhiên người đời giành cho cha chức vụ “Trụ cột gia đình”. Càng đọc bài thơ ta càng thấm tía vị trí “trụ cột” ấy có được phải “hao gầy” bao công sức và có một tình cảm nồng thắm không khác gì tình mẫu tử. Cảm ơn tác giả lại cho chúng ta một hình ảnh về cha với một tình cảm phụ tử đáng trân trọng, đầy cảm xúc vào trong kho tàng văn học Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |