Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu nội dung chính của đoạn văn? Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng những biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Đọc và trả lời các câu hỏi:
Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám lại được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng.
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì của văn học dân gian.
Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 3: Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng những biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Câu 4: Từ đoạn văn, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa ghẻ và con chồng trong thời đại hiện nay?
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
16.853
32
11
My
23/08/2018 21:25:13
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì của văn học dân gian.
Đoạn trích trích từ truyện cổ tích "tấm cám " thuộc văn học dân gian nên không có tác giả cụ thể ,do nhân dân truyền miệng lại . Thuộc thể loại truyện cổ tích

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
15
9
My
23/08/2018 21:31:11
Câu 4: Từ đoạn văn, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa ghẻ và con chồng trong thời đại hiện nay?
Câu tục ngữ “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng.” Từ xưa đến nay vẫn được lưu truyền như một định kiến về mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng không mấy tốt đẹp. Nhưng thời nay xã hội đã có cái nhìn thiện cảm hơn về chân dung người mẹ kế, góp phần phá vỡ định kiến khắt khe mối quan hệ ngàn đời.

Hiện nay, khi con người trong xã hội đã có cái nhìn tiến bộ hơn về cuộc sống thì ranh giới trong mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng cũng dần mai một. Nhiều bà mẹ kế đã cố gắng gánh trách nhiệm nuôi dưỡng con chồng như con đẻ của mình, cũng không ít người vì chồng mà gần gủi với con riêng của chồng hơn. Cũng không ít người cảm nhận được sự đồng cảm của những đứa con chồng mà có cái nhìn thiện cảm…Tất cả những điều đó đã làm cho những đứa con chồng có suy nghĩ khác, từ những ác cảm về người mẹ kế là kẻ thứ ba chen vào phá vỡ sự bình yên của gia đình đến sự cảm thông, kính trọng rồi biết ơn.

Ở đời thường lắm tiếng thị phi, nhất là trong mối quan hệ dì ghẻ con chồng xưa nay không mấy tốt đẹp trong tâm thức người Việt. Nhưng với vai trò là một người mẹ kế, bà Đường không bao giờ để cho người đời hoặc con cái bàn ra tán vào về việc không làm tròn trách nhiệm của một người mẹ. Hiện tại gia đình bà có ba dòng con (con ông, con bà và con của ông bà) nhưng họ đều tôn trọng, thương yêu nhau như “gà cùng một mẹ”, chưa từng xảy ra việc thất hoà hay đố kỵ nhau.

Bà Nguyễn Thị Hường (52 tuổi, ngụ tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) cũng là một trường hợp tương tự. Bà về làm vợ kế ông Thành khi ông đã có ba người con riêng, người vợ trước của ông vì không chịu được cảnh chồng hay ốm đau, gia đình bần khó nên đã bỏ đi theo tiếng gọi của người đàn ông khác. Về làm vợ trong cảnh éo le như thế, một mình bà Hường gánh nắng mưa chăm sóc người chồng đau ốm và nuôi dưỡng ba đứa con riêng của chồng khôn lớn nên người. Đến nay người con đầu của chồng bà đã là giáo viên dạy ở một trường học tại thành phố Vĩnh Long, hai người con còn lại đều là sinh viên của trường đại học Nông Lâm TP HCM. Cả ba người con ai cũng thương yêu và kính trọng bà như chính mẹ đẻ của mình.

Để lấy được tình thương yêu, đồng cảm trong mối quan hệ dì ghẻ con chồng là điều rất khó, nhưng xã hội hiện nay đã tạo cho con người có cái nhìn mới mẻ hơn , nhất là đối với những ai đang sống trong hoàn cảnh. Không phải người mẹ ghẻ nào cũng giống nhau để rồi từ đó gieo lên cái nhìn ác cảm về họ. Rất nhiều người mẹ đang cố gắng dành những tình cảm yêu thương nhất để làm tròn nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ trong gia đình mặc dù đó không phải là những giọt máu do chính họ sinh ra.

Bà Hồ Thị Trúc (63 tuổi, ngụ tại phường Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An) cho biết: “Từ ngày chồng mất, tôi sống với đứa con riêng của chồng. Chúng thương yêu chăm sóc tôi như chính người mẹ ruột. Tôi rất mãn nguyện vì chồng tôi đã sinh ra những đứa con có hiếu như thế”.

Chị Ánh Tuyết (29 tuổi, ngụ tại phường Hưng Phúc, TP Vinh, Nghệ An) lại là một trường hợp khác. Từ ngày lên chức làm mẹ chị mới thấu hiểu được cảnh vất vả, cực khổ và hơn hết là tình thương yêu của mẹ chị trước đây, dù người mẹ ấy chỉ là người mẹ ghẻ. Chị tâm sự: “Có làm mẹ tôt mới biết được công lao của mẹ lớn đến nhường nào, dù đó không phải là người sinh ra tôi”.

Tình cảm yêu thương chân thành ấy lại được bạn Thuỳ Dung sinh viên năm thứ 3 trường đại học sư phạm kỷ thuật Vinh, Nghệ An nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên trang cá nhân. Từ nhỏ tới lớn Thùy Dung quen sống với cảnh có mẹ bên cạnh, dù đó chỉ là người mẹ kế. Dung đã rất hối hận vì trước đây, bao nhiêu ác cảm về kẻ thứ ba chen phá vỡ sự bình yên của gia đình đã tự xây trong lòng cô một bức tường lớn ngăn cách giữa cô và người mẹ kế. Nhưng khi đã biết nhận thức, khi đã hiểu ra vấn đề, cô nhanh chóng xoá bỏ ranh gới đó và sống bình yên bên “người mẹ thứ hai” của mình. Cô tâm sự: Nếu có thể xoay chuyển được thời gian, con sẽ không bao giờ mắc những lỗi lầm như con đã phạm. Và con muốn nói với mẹ rằng “con yêu mẹ”.

Trong cuộc sống, không ai có thể xóa bỏ định kiến dì ghẻ con chồng vì nó đã và luôn phù hợp với xã hội. Nhưng xét về một phương diện nào đó, nhất là đối với những người trong hoàn cảnh, nếu họ có cái nhìn mới, nhận thức mới thì ranh giới ấy sẽ bị xóa nhòa dần. Tình thương yêu, nghĩa vụ của một người vợ, người mẹ kế cùng với lòng biết ơn, kính trọng của những đứa con chồng đã phần nào phá vỡ định kiến khắt khe tồn tại từ ngàn đời. Sống là để yêu thương chứ không phải để hận thù. Vì vậy, ở một khía cạnh nào đó chúng ta phải có cái nhìn khách quan hơn để tạo cho mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng được gần gủi nhằm tạo dựng một gia đình hạnh phúc, trong ấm ngoài êm theo đúng nghĩa của nó.
60
10
Quỳnh Anh Đỗ
24/08/2018 11:42:26
Câu 1:
- Đoạn trích trên được trích từ văn bản: Tấm Cám.
- Tác giả dân gian.
- Thuộc thể loại truyện cổ tích.
Câu 2:
Nội dung chính:
- Hoàn cảnh bất hạnh mồ côi cả cha lẫn mẹ và Tấm phải ở với dì ghẻ.
- Cuộc sống lam lũ, vất vả, cực nhọc của Tấm khi phải ở với dì ghẻ.
Câu 3:
Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng những iện pháp tu từ:
- So sánh: Tấm và Cám.
- Liệt kê: chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc.
=> Tác dụng: Nhấn mạnh cuộc đời bất hạnh và số phận của đứa trẻ mồ côi khi phải ở với dì ghẻ.
14
5
Nguyễn Hoàng Việt
25/08/2018 20:36:59
cảm ơn các bạn nha
8
9
Quân
26/09/2019 20:48:33
5
2
NoName.835465
04/05/2020 10:24:51

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×