Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu suy nghĩ của em về câu nói bảo vệ môi trường sống là bảo vệ chính mình

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
266
0
0
Ori
20/05/2019 16:30:54
Cuộc sống ngày càng được nâng cao do các công trình công nghệ, khoa học – kĩ thuật ngày càng tiên tiến nhằm phục vụ cho đời sống của con người . Song cùng với sự phát triển ấy là cái hậu quả mà trong tương lai chính con người chúng ta phải gánh chịu bởi sự thiếu ý thức về việc bảo vệ môi trường . Môi trường là những gì bao quanh chúng ta, từ những thảm cỏ xanh rì trùng trùng, những con sông uốn lượn dài mãi hay những dãy núi cao tận chân trời, tất cả đều trong một thế giới đang sống quanh ta . Nhưng thực tế cho thấy, con người chính là những kẻ sát nhân đã cướp đi sự sống của chính mình bằng cách làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở những thành phố lớn, những trung tâm công nghiệp . Mọi trường ngày một chết đi do sự thiếu ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nạn chặt phá rừng bừa bãi làm thủng lá phổi xảnh của Thế giới hay việc xả rác, chất thải, các loại khí độc từ nhà máy, xí nghiệp ra các kênh rạch, và ra bầu không khí của chúng ta đang là một việc đáng báo động . Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại . Hội nghị Thượng đỉnh được tổ chức ở Brazil vào năm 1992 đã đưa ra lời kêu gọi toàn Thế giới cùng nhau bảo vệ Trái đất – hành tinh của chúng ta, xây dưng môi trường xanh – sạch – đẹp . Việt Nam chúng ta cũng đã ban hành những chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia trên Thế giới để bảo vệ môi trường . Học sinh chúng ta cũng phải ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực tham gia các hoạt động phong trào như “ngày chủ nhật xanh”, tổng vệ sinh trường lớp, khu phố, tham gia trồng cây gây rừng, không xả rác bừa bãi nơi công cộng… Tóm lại, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Ori
20/05/2019 16:31:23
Trong đời sống xã hội nhiều năm trở lại đây, vấn đề môi trường sống được nhắc đến như là “điểm nóng” của tình hình thế giới. Các hội thảo khoa học, các hội nghị quốc tế, những cuộc thi, những cuộc vận động… xoay quanh vấn đề môi trướng sống đang từng ngày từng giờ được diễn ra, tất cả đều phát đi bức thông điệp khẩn thiết: Hãy cứu lấy môi trường!
Vì sao vậy? Vì đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Môi trường sống bao gồm những điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Môi trường sống lại được chia nhỏ thành các loại: đất, nước, cây cối, không khí, bầu trời. Môi trường sống có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, sự xâm hại đến môi trường sống gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống. Đất đai là tài nguyên vô giá không có khả năng sản sinh thêm, đó là điều kiện vật chất cơ bản cho mọi hoạt động sống của con người: trên mặt đất con người sinh sống, dựng nhà cửa, trường học, nhà máy…
Và đặc biệt là trên mặt đất, chúng ta trồng trọt các loại cây lương thực, thực phẩm: trồng ngũ cốc, rau màu, nuôi gia súc, gia cầm… Nhưng ngày nay, đất đai đang bị phá hoại nghiêm trọng. Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp do việc xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp…; do bị cát xâm thực, bị nước mặn ăn dần… Đất cũng đang bị hư hại do các chất thải mà chủ yếu từ bao bì ni lông khó phân hủy. Mặt khác, còn do con người sử dụng quá nhiều phân bón hóa học khiến đất bị chua.
Cùng với mặt đất là nguồn nước sạch của Trái Đất. Đó là hệ thống nước ngầm, nước sông, nước ao hồ. Nước là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống: nước dùng để uống, dùng cho sinh hoạt, cho tưới tiêu nông nghiệp, cho sản xuất công nghiệp… Nhưng nguồn nước sạch cũng đang dần cạn kiệt. Nước đang bị đe dọa bởi chất thải công nghiệp, bởi rác thải sinh hoạt, bởi nước mặn xâm hại (do hiện tượng mực nước biển dâng lên)…
Trong năm 2008, nhiều vụ án môi trường bị phát giác khiến chúng ta không khỏi lo lắng cho nguồn nước sạch của đất nước: vấn đề nước thải sông Thị Vải, sông Đồng Nai, sông Tô Lịch… Nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người.
Đã có nhiều kết luận khoa học chính thức về nguyên nhân gây ra các hiện tượng mắc bệnh ung thư hàng loạt ở một số làng là do nguồn nước (ở Thái Bình, Quảng Trị…) Cây cối trên mặt đất cũng không tránh được thảm hoại bị phá hoại. Cũng như đất, nước, cây cối có vai trò quan trọng đối với con người. Cây thanh lọc không khí, tạo ra cân bằng sinh thái, cây cho giá trị kinh tế (gỗ, thuốc, hoa quả…).
Nhưng cây hiện cũng đang bị đe dọa rất nhiều. Cây rừng đang bị chặt phá bừa bãi, nhiều trận cháy rừng diễn ra ở phạm vi rộng (cháy rừng ở Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, ở Việt Nam có thể kể đến vụ cháy rừng U Minh năm 2003…). Rừng bị tàn phá, tai họa trước mắt ta có thể nhìn thấy được là những trận lũ lụt ở rừng đầu nguồn gây sạt lở đất đá làm thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Chưa hết, lũ lụt còn đi liền với những trận đại hạn kéo dài làm cây cối chết khô tạo điều kiện cho cháy rừng lan nhanh hơn nữa! Hạn hán rồi lũ lụt, đó tiếp tục là nguyên nhân làm xói mòn, rửa trôi đất màu, đất mùn của nông nghiệp.
Mặt đất đã như vậy, không khí và bầu trời cũng không được bình yên! Không khí là yếu tố sống còn của nhân loại: không khí trước hết cho con người khí oxi để thở và để sống. Nhưng không khí đang bị khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt tấn công. Đó là khí thải từ các nhà máy công nghiệp, từ các phương tiện giao thông (xe máy, ô tô…) là các loại vi trùng vi khuẩn bị lây nhiễm từ rác thải.
Không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra sự bùng phát của nhiều loại bệnh lây qua đường hô hấp như quai bị, ho lao, cúm… và đặc biệt gần đây là bệnh cúm H5N1. Không khí ô nhiễm nặng nề kéo theo sự suy sụp của cả trời xanh. Khí các-bô-níc quá nhiều tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên gây băng tan ở hai cực. Khí thải công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp sản xuất tủ lạnh) làm thủng tầng ôzôn khiến Trái Đất phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Mặt Trời là những tia tử ngoại, tia cực tím vô cũng nguy hại.
Môi trường sống quanh ta, những người bạn thân thiết nhất đối với sự sống đang bị đe dọa nghiêm trọng. Và đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Bởi vậy, chúng ta hãy hành động vì môi trường bằng cách hạn chế những nguyên nhân hủy hoại môi trường. “Tổ quốc Việt Nam xanh ngát có sạch đẹp mãi được không? Điều đó tùy thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn thôi!”.
Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực , đời sống người dân ngày càng được nâng cao cách nghĩ . Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh, tiến độ ứng xử có văn hóa . Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay , đường phố xanh – sạch – đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp .
Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác . Nhận thức cùa người dân đa phần đã tích cực hơn . Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý . Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng .
Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những con người có ý thức vệ sinh rất tốt . Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi biển , một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những mảnh chai trên cát , làm giảm đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển. Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo . Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại . Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn . Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội .
Ngay từ bây giờ , ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người . Bằng nhiểu hình thức như áp phích, panô ,các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình , những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai , tận mắt của mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân . Hơn nữa , đối với những người ương bướng , cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích đáng.
Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức , tàn phá môi trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên . Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao . Và có lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài .
Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào , người thân không ốm đau , láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số ít người mà còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng . Thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không cho phép người dna6 cứ tiếp tục lối sống , nếp nghĩ như thế . Hãy khắc phục nó bằng mọi cách có thể .
Mỗi người chúng ta hãy sống thật tốt đẹp , giữ gìn vệ sinh ở bất kì nơi đâu , trong nhà hay ngoài ngõ , trên cạn hay dưới sông để tạo môi trường sống trong lành cho cả mình và mọi người , để có điều kiện cống hiến nhiều nhất cho đất nước . Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay , làm thế nào để vươn ra biển lớn , để hòa nhập cùng với bạn nè ở bốn phương . Thiết nghĩ , cần nhất là một gương mặt một diện mạo mới của đất nước . Một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thoải mái . Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt của mọi người , đứng vì những thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mọi người . Hãy chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn . Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp : “Mình vì mọi người , mọi người vì mình ”
Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng , đổ nước thải sinh hoạt xuống cống , rãnh là những hành động xấu , đáng chê trách . Chúng gây những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người . Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó.
Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình , điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn . Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên , chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường , tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo . Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.
0
0
Hoàng Hà Chi
20/05/2019 16:34:31
Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gũi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí, cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.
Thật vậy ! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người. Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.
Mặc khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rát lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta?
Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
20/05/2019 18:42:04
Chúng ta đều đang sinh sống, đang học tập và làm việc chung trong một hệ sinh thái lớn nhất là trái đất. Đó là nơi chúng ta được sinh ra, là quê hương gắn liền với bao kí ức ngọc ngà. Vậy mà giờ đây trái đất đang chết dần chết mòn bởi tác hại của ô nhiễm môi trường, nhiều khu vực đã lên đến mức báo động về ô nhiễm môi trường, bệnh dịch ngày càng trở nên nghiêm trọng bởi ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường mà nguyên nhân chính gây lên lại là con người. Nếu chúng ta không kịp thời thức tỉnh, suy nghĩ trước những hành động bừa bãi đầy tai hại của mình thì một ngày nào đó nhân loại sẽ phải đối mặt với nguy cơ diệt vong. Thật vậy, đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ lá phổi xanh đang hấp hối trên lưỡi hái tử thần.
Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường sống với cuộc sống của chúng ta, trước hết, ta cần hiểu về khái niệm của môi trường sống? Vậy môi trường sống là gì, nó bao gồm những gì mà có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chúng ta đến thế? Câu trả lời thật sự đơn giản bởi môi trường sống là toàn bộ những gì đang có mặt xung quanh chúng ta, môi trường sống không chỉ hiểu đơn giản là nhà cửa, công ty nơi chúng ta làm việc mà nó còn bao gồm các yếu tố cung cấp nguồn sống cho chúng ta như đất, nước, không khí, sinh vật,.. Môi trường sống cung cấp cho chúng ta đầy đủ về mặt vật chất, thức ăn, nhà cửa, cây cối,...tất cả đều bao gồm trong môi trường sống. Để có thể tồn tại được thì mỗi giây mỗi phút chúng ta đều cần sử dụng đến môi trường sống.
Môi trường sống rất quan trọng với con người nhưng hiện nay nó đang bị tổn hại nặng nề bởi sự thờ ơ, vô tâm của một số cá nhân, tổ chức. Tất cả nguyên nhân đều bắt nguồn từ sự thiếu trách nhiệm nhằm thu về lợi nhuận cho mình, các công ty xả thẳng nước thải chưa qua xử lí ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, nước thải sinh hoạt, rác thải được đổ thẳng ra sông, biển mà không được thu gom. Hơn thế nữa việc đô thị hóa cũng ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng môi trường. Khói bụi từ phương tiện giao thông, khí thải đầy độc hại được thải ra qua ống khói của những nhà máy, cây cối- thứ được coi là lá phổi xanh của trái đất cũng dần bị chặt phá để lấy đất quy hoạch, cây bị chặt làm nguyên liệu xây dựng, sản xuất giấy,... Cứ thế, cứ thế môi trường sống của chúng ta đang xuống cấp đến mức báo động.
Khói bụi từ phương tiện giao thông, khí thải từ các nhà máy công nghiệp khiến cho bầu không khí trở nên ô nhiễm, nước thải, rác thải chưa qua xử lí làm ô nhiễm nguồn nước, việc không xử lí rác thải nông nghiệp như thuốc trừ sâu, phân hóa học sử dụng tràn lan cũng làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm lại càng thêm ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu dẫn đến mưa nắng bất thường, nhiệt độ tăng cao, mưa axit phá hủy thảm thực vật đang nỗ lực làm việc để cứu lấy bầu không khí, băng ở hai cực tan ra, động đất, sóng thần và các thảm họa thiên nhiên khác cũng lần lượt xuất hiện cướp đi mạng sống của bao nhiêu người. Nhiều người trong chúng ta vẫn thường oán trách thiên nhiên thất thường làm tổn hại đến con người nhưng bản thân họ cũng không hiểu được rằng chính chúng ta mới đang là người làm biến đổi thiên nhiên, chính chúng ta đang bóp nghẹt sự sống của mình, đang tự gieo rắc mầm mống chết chóc, bệnh tật.
Nói đến tác hại của ô nhiễm môi trường thì không thể không nói đến ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người. Chúng ta sống và làm việc thì cần oxi để thở, nhưng liệu bạn có chắc rằng các cơ quan hô hấp của mình đang không làm việc quá sức để thanh lọc CO2, N2,...và các chất độc có trong không khí để cung cấp đủ dưỡng khí giúp các phần khác của cơ thể hoạt động bình thường. Câu trả lời có lẽ là không, bởi số lượng bệnh nhân về đường hô hấp đang tăng vọt, thiếu oxi dẫn đến chóng mặt, đau đầu và các bệnh liên quan đến tim mạch khác. Đối với mỗi lứa tuổi thì ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lại là khác nhau nhưng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất lại là người già, phụ nữ mang thai, trẻ em, còn gì đau xót hơn hạt giống tương lai của đất nước đang bị thui chột đi bởi bệnh tật, con cái máu mủ của chúng ta quằn quại trong đau đớn.
Và đó mới chỉ là tác hại của ô nhiễm không khí với sức khỏe chúng ta, còn các loại ô nhiễm khác thì sao, nó có nguy hiểm như ô nhiễm không khí không? Câu trả lời là có, vì tất cả các loại ô nhiễm đều liên quan đến nhau và tác động đến sức khỏe con người theo móc xích dây chuyền. Bạn thắc mắc ô nhiễm đất thì liên quan gì đến mình? Mình có ăn đất, thở bằng đất đâu mà sợ? Bạn có chắc mình sẽ tồn tại được nếu không ăn, không thở. Nói đến đây chắc bạn sẽ bật cười vì đất ngoài việc để xây nhà thì có ăn được, có thải ra được oxi như cây cối đâu đúng không. Nhưng thực chất đất lại là cội nguồn của sự sống. Cây cối để tồn tại được thì cần phải có đất, đất cung cấp dinh dưỡng nuôi thực vật, rồi động vật ăn cỏ lại ăn thực vật, những động vật không ăn cỏ lại đi săn những động vật nhỏ bé, yếu ớt hơn. Chưa cần nói đến động vật mà ngay cả bản thân chúng ta hằng ngày vẫn ăn rau đấy thôi, rau cung cấp vitamin, ăn rau cũng chữa được nhiều bệnh, phòng ngừa nhiều bệnh tật đang nhăm nhe đe dọa sức khỏe của chúng ta. Đất còn cung cấp môi trường sống cho động thực vật. Thử nghĩ xem cuộc sống của chúng ta thế nào nếu tất cả các động vật hoang dã bỗng mất nơi ở và kéo đến xung quanh chúng ta, sợ hãi và hỗn loạn sẽ bủa vây xung quanh cuộc sống của con người. Không chỉ đất mà các nhân tố khác của môi trường cũng ảnh hưởng trực tiếp lên cuộc sống của chúng ta.
Như chúng ta biết thì kinh tế cũng là một phần rất quan trọng với cuộc sống của con người. Với tiền, con người có thể làm được hầu hết mọi thứ, tiền có thể kéo dài sự sống, nhờ tiền, ta có thể chữa bệnh, đi khám bệnh để phòng ngừa bệnh tật. Tiền cũng cho ta một cuộc sống ổn định hơn, cung cấp cho con em chúng ta một nền giáo dục tốt hơn. Thật vậy thì vai trò của tiền trong xã hội ngày nay là khá quan trọng, mà tiền lại bắt nguồn từ lao động, sản xuất ra sản phẩm để tiêu thụ, bày bán. Nếu ô nhiễm môi trường khiến nhiều người bệnh tật, thiếu công nhân lao động để sản xuất hàng hóa hoặc sản xuất ra nhiều nhưng người tiêu dùng thì khan hiếm bởi họ cũng đang bị hành hạ bởi bệnh tật thì hàng hóa của chúng ta sản xuất ra sẽ ra sao? Việc buôn bán ế ẩm liệu có mang lại cho chúng ta lợi nhuận hay từ từ rơi vào bờ vực phá sản. Chưa cần xa xôi đến việc làm ăn của các doanh nghiệp mà bắt đầu đơn giản với các nhà buôn bán nhỏ lẻ, các bác nông dân sẽ làm sao khi đất đai của mình bị ô nhiễm nặng nề không thể trồng trọt được hay khi việc lạm dụng thuốc hóa học vào sản phẩm của mình gây ngộ độc cho người sử dụng. Sau cùng với những việc làm như vậy, kinh tế của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng, chúng ta đang cạn kiệt cả về sức khỏe lẫn tinh thần và đó là kết quả của những hành động thiếu suy nghĩ đang dần phá hủy cuộc sống, phá hủy môi trường xung quanh chúng ta.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và kéo theo đó cũng là một loạt các vấn đề nan giải đối với nền kinh tế xã hội. Bệnh tật sẽ khiến kinh tế suy giảm, không lao động được cũng khiến tiền bạc của chúng ta vơi cạn nhanh chóng, hạnh phúc gia đình cũng tan vỡ, nợ xấu, bạo lực gia đình, vô gia cư cùng với những tệ nạn xã hội cũng cứ thế tăng theo. Ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước khi nông sản, thủy sản chết hàng loạt, vay ngân hàng không thể trả, ô nhiễm cảnh quan khiến nguồn lợi nhuận thu về từ du lịch ít đi và làm xấu đi hình ảnh của đất nước với khách quốc tế. Hơn thế, chúng ta cũng mất chi phí để thu dọn tàn cuộc từ chính những thờ ơ của mình, hàng tỉ đồng đổ ra để cải thiện môi trường xây dựng lại cảnh quan thiên nhiên. Nói cho cùng thì ô nhiễm môi trường ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng và kinh tế của chúng ta mà nguyên nhân chính lại là chúng ta, là ý thức chưa tốt, làm việc mà bất chấp hậu quả và chưa bảo vệ môi trường chung vì nghĩ nó không ảnh hưởng trực tiếp lên bản thân mình.
Đó là những hành động đáng lên án và đáng phê phán một cách nặng nề, và để hạn chế những hành động như thế tiếp diễn chúng ta cần phải có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần có những hình thức răn đe, kỉ luật nghiêm đối với những cá nhân, tổ chức gây ảnh hưởng đến môi trường, cần nghiêm khắc từ trong chính cơ quan nơi mình làm việc và sinh sống, có thưởng và phạt thích hợp để góp phần cải thiện môi trường. Bảo vệ môi trường là việc làm của tất cả mọi người chứ không chỉ riêng các cơ quan tổ chức, bắt đầu từ mỗi cá nhân chúng ta cũng cần phải bắt tay với việc cải thiện môi trường sống, lá phổi xanh của chúng ta. Và đơn giản nhất là việc tự tích lũy cho mình tri thức về môi trường và các cách bảo vệ môi trường, cần tuyên truyền và giáo dục cho mọi người cũng như đưa việc bảo vệ môi trường vào chương trình giảng dạy để giáo dục cho các em nhỏ tầm quan trọng và trách nhiệm bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ. Mỗi người cần nâng cao trách nhiệm của mình hơn nữa với việc bảo vệ môi trường, coi nó như chính sinh mạng và sức khỏe của chúng ta để cải thiện môi trường từng ngày. Trồng thật nhiều cây xanh, quét dọn, thu gom rác thải và tổ chức thật nhiều buổi lao động tình nguyện nhằm bảo vệ môi trường cũng rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường.
Môi trường sống đối với mỗi chúng ta thật sự rất quan trọng, nó tác động rất lớn đến sự tồn vong của toàn bộ nhân loại, vì thế mỗi cá nhân phải đặt việc bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Gương mẫu, nghiêm khắc với chính bản thân mình trong việc bảo vệ môi trường. Đừng để mỗi người một chút, một chút vô tâm mà cả xã hội phải gánh chịu hậu quả đau đớn không lường trước được. Là một học sinh đang ngồi trong ghế nhà trường em thấy bản thân mình tự cần phải gương mẫu trong việc bảo vệ môi trường, tuyên truyền kiến thức về môi trường và tham gia các hoạt động tập thể vì một môi trường không ô nhiễm.
Bệnh tật là kẻ giết người thầm lặng, vì vậy hãy tự cứu lấy bản thân mình ngay từ bây giờ, từ hôm nay và tiếp tục làm việc không ngừng nghỉ để bảo vệ cuộc sống của chúng ta sau này. Chỉ với những hành động rất nhỏ bé thôi cũng góp phần to lớn trong việc bảo vệ, cai thiện môi trường. Vì môi trường là nguồn sống, là không gian chung để chúng ta tồn tại và nó có ảnh hưởng cực kì to lớn đến mỗi cá nhân chúng ta nên hãy sống và bảo vệ môi trường, cũng như tự bảo vệ lấy tương lai của mình vậy. Hãy cùng chung tay để xây dựng lên một thế giới tràn ngập niềm vui, niềm hạnh phúc, tiếng cười. Và bước đầu của việc đó hãy bắt đầu với những hành động nhỏ bé, cụ thể đầy ý nghĩa để bảo vệ môi trường sống xanh-sạch-đẹp.
0
0
»Ҫɦέɱ¹sէ«
20/05/2019 18:54:23
Dự án “Ngôi trường xanh”của đất nước Bhutan được phát triển nhằm giới thiệu mô hình sống hạnh phúc mang tính cách mạng cho thế hệ trẻ tại quốc gia này. Trường tiểu học Jigme Losel ở Thủ đô Thimphu của Bhutan tràn ngập màu xanh. Cây xanh bao phủ hầu hết các bề mặt, xếp trên bậc, kệ và cả trên tường. Trên bức tường phía sau vườn rau của trường là dòng chữ viết tay: “Hãy để thiên nhiên làm thầy của bạn”.
Cô Choki Dukpa - Hiệu trưởng nhà trường từ năm 2005 cho biết: “Đây là khẩu hiệu không chính thức của trường chúng tôi bởi chúng tôi đều mong muốn học sinh được sống trong thiên nhiên ở mọi nơi. Đất nước chúng tôi địa hình chủ yếu là đồi núi, nhưng ở thành phố, trẻ em có thể cảm thấy thiếu sự kết nối với thiên nhiên, đó là cách chúng tôi mang thiên nhiên về với môi trường học đường”.
Trong vòng 3 năm qua, cô Dukpa đã đưa chủ đề môi trường vào làm trọng tâm trong giáo trình của tất cả các môn học và hoạt động của nhà trường. Cô chia sẻ: “Tính bền vững của môi trường và thiên nhiên đã trở thành tâm điểm của phương pháp giảng dạy của nhà trường”.
Cần phải hiểu rằng, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn, không phải thuộc trách nhiệm của bất kỳ đất nước, cơ quan tổ chức hay cá nhân riêng biệt, không phân biệt già trẻ, lớn bé, sang hèn. Nó là trách nhiệm, bổn phận của tất cả sinh vật đang sống và tồn tại trên hành tinh xanh này.
Dù nền văn minh có hiện đại hay cuộc sống giàu sang tiện nghi nhưng tất cả sẽ chấm hết nếu trái đất không còn. Ta hãy thức tỉnh trước khi quá muộn. Bảo vệ môi trường sống, đồng nghĩa với việc bảo vệ sự sống của chính mình, cho những thế hệ mai sau
0
0
»Ҫɦέɱ¹sէ«
20/05/2019 18:54:45
Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là ngày Môi trường Thế giới (5/6/2017) diễn ra vào thời điểm nóng cao điểm tại miền Bắc được mô tả là “gay gắt”, “dữ dội” với nhiệt độ ngoài trời lên tới gần 60°C. Gặp nhau ai cũng chỉ nhăn nhó và “chào” nhau một câu: “Nóng quá!”. Trời nóng, nhà nhà bật điều hòa và tạo nên một vòng luẩn quẩn bởi các máy điều hòa nhiệt độ hoạt động với các chất lỏng gây lạnh có khả năng làm tăng nhiệt độ gấp 2.000 lần so với CO2 - loại khí thải nhà kính được biết đến nhiều nhất như tác nhân gây tăng nhiệt độ môi trường.
Ai cũng kêu trời nhưng mấy ai trong số chúng ta nghĩ đến việc mình phải làm gì để giúp làm chậm lại hiện tượng trái đất đang nóng lên. Chúng ta cứ nghĩ rằng “Biến đổi khí hậu ở đâu xa lắm. Băng tan ở mãi tận cực Nam, cực Bắc gì đó cơ!”.
Tăng nhiệt độ chỉ là những gì chúng ta thấy ngay trước mắt, là một sự cảnh báo. Còn tiếp theo nữa là bão lũ, là nước biển dâng cao và chúng ta sẽ phải bỏ nhà, bỏ cửa chạy lên vùng núi cao để làm lại từ đầu. Bạn có thể xem bản đồ nước biển dâng lấn đất để biết chúng ta và các thế hệ tương lai sẽ mất bao nhiêu đất sống nơi đồng bằng.
Chúng ta phải hành động ngay! Bắt đầu từ những việc tưởng như nhỏ nhặt như: Giảm sử dụng bao bì nhựa, không vứt rác khó phân hủy bừa bãi, tăng cường tái sử dụng, tái chế, hạn chế dùng điện, tắt máy xe khi không di chuyển, sử dụng xe đạp hoặc phương tiện đi lại công cộng, sử dụng các sản phẩm xanh (tái chế, tiết kiệm năng lượng…), trồng cây…
“Bây giờ, nhiều bạn nước ngoài và những bạn thích đi du lịch trong nước không ngại ngần nói thẳng rằng: “Tớ không đến Sa Pa nữa đâu!”. Đó là câu chuyện “đau lòng và xót xa” của Tẩn Thị Shu - người sáng lập Công ty Du lịch Sapa O’Chau (Cảm ơn Sa Pa), được trao giải bạc giải thưởng Du lịch trách nhiệm thế giới 2016 khi nói về môi trường du lịch ở Sa Pa hiện nay.
Để phục vụ mục tiêu đón 5,2 triệu lượt khách vào năm 2030, Sa Pa đang bị biến thành đại công trường xây dựng với hàng loạt nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng... mọc lên như nấm sau mưa. Mỗi sớm, Sa Pa oằn mình thức giấc bởi hàng loạt cần cẩu lô nhô xé toạc màn sương và những tiếng máy móc ầm ĩ, tiếng xe cộ huyên náo.
Ô nhiễm môi trường sinh thái nhân danh phát triển du lịch ấy là câu chuyện không chỉ của riêng thị trấn nhỏ Sa Pa. Sa Pa chỉ là một trong những dẫn chứng điển hình nhất cho nhiều điểm du lịch “nên đến trước khi chết” ở Việt Nam như Mù Cang Chải, Sơn Đoòng, Cát Bà, Phú Quốc...
Hiểm họa về môi trường trở thành đề tài bàn luận sôi nổi tại các cuộc hội thảo quốc tế về phê bình sinh thái trong văn học Việt Nam. Câu hỏi lớn được nhiều diễn giả đặt ra là vì sao những thảm họa môi trường ở Việt Nam đang ngày càng đe dọa cấp thiết đến sự sống, nhưng lại ít xuất hiện trong văn học đương đại? Và tại hội thảo, TS. Hoàng Tố Mai (Viện Văn học) mạnh mẽ cảnh báo: Ô nhiễm môi trường không còn là những câu chuyện xa lạ trên báo đài, mà là sinh mệnh của mỗi người.
Nếu người dân thành phố hằng ngày đang phải đối mặt với khói bụi, kẹt xe, ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng... thì người dân miền núi luôn mang nỗi lo thường trực những cơn lũ cuốn đi tất cả, như câu nói “ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”.
Hãy nói, viết, phản ánh nhiều hơn về môi trường, kể cả sự cố, thảm họa. Đọc, xem, nghe có thể sẽ xót, đau, tổn thương, nhưng đó chính là những lời cảnh báo nghiêm khắc nhất để ngay cả những người thờ ơ, những kẻ cố tình giết môi trường cũng phải ngộ ra rằng cứ làm thế là giết chính mình, giết đồng loại.
Hollywood đã làm nhiều bộ phim lấy đề tài là thảm họa môi trường, đó là những cơn đại hồng thủy cuốn trôi tất cả, một trái đất không còn màu xanh, mà chỉ còn màu vàng của hoang mạc - của sự lụi tàn... Những điều đó không hẳn là hoang tưởng, mà đã đến rất gần dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Hãy viết, nói, phản ánh tích cực hơn về thảm họa môi trường, đó chính là mở ra con đường sống tốt hơn cho mỗi người chúng ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×