Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu suy nghĩ của em về quan niệm sống thể hiện qua các câu thơ dưới đây

Nêu suy nghĩ của em về quản niệm sống thể hiện qua các câu sau
xuân diệu: thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt 
                   Còn hơn buồn lắm lói suốt trăm năm
Tố hữu: sống từng sóng gió thánh cao mới
               Sống mạnh dù trong một phút giây
Trịnh công sơn: sống trong đời sống cần có một tấm lòng
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.729
5
0
Nguyễn Khánh Linh
11/01/2018 20:46:48
Cuộc sống có thể kéo dài vô tận, nhưng con người không thể sống mãi với thời gian được. Có lúc ta phải ngẫm lại, xem ta đã làm được gì, đang làm gì và sẽ làm gì có ích cho mọi người và cho chính mình để rồi khi mọi thứ vụt tắt đi, ta vẫn còn giữ lại chút gì gọi là vinh quang và huy hoàng. Thà làm một người bất thường đi làm chuyện khác thường mà cao cả thì còn hơn là một người bình thường mà chả làm gì có ích cho đời cả. Nhà thơ Xuân Diệu từng có hai câu nói có trong bài “Giục Giã” như sau:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"
Câu thơ được xem như là một thông điệp về cách sống tận hiến, sống hữu ích cho đời. Con người ta là một vật thể sống hữu hạn, tuy bản chất của con người là suy tư và khao khát muốn “đoạt quyền tạo hoá" nhưng không thể ngăn được những quy luật của tự nhiên “sinh, lão, bệnh, tử”. Ai mà chẳng có lúc phải chết đi, đâu thể là bất diệt được. Đó mới chính là cái thú vị mà cuộc sống này đã ban tặng cho chúng ta. Cũng như vậy, từ “huy hoàng” mà Xuân Diệu nhắc đến trong bài có nghĩa: khi ta đạt đến phút giây vinh quang, sáng chói nhất, là lúc ta cảm thấy hạnh phúc nhất, hạnh phúc vì mình đã tự làm được những điều quá sức mình, nhưng đôi khi không phải cái nét “huy hoàng” nào cũng đẹp cả, nó cũng là cái giả tạo được làm ra để được tung hô, để được mọi người tán thưởng. Đó đâu phải là thành quả thực. Giữa một cái mình tự tạo thành với một cái mình phải vay mượn từ người khác hay từ một bản ngã xấu xa nào đó của con người làm nên, thì cái nào sẽ có giá trị hơn? Có lẽ hai câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu dù được tác giả viết trong dòng văn học hiện đại, nhưng nghĩ lại cái lẽ sống này đã luôn đúng, luôn tồn tại từ ngàn xưa mà mãi đến Xuân Diệu thì ông mới đúc kết nên lẽ sống này, không phải nó chỉ biết đến trong thời chiến mà nó mãi đúng cho mai sau. Không phải một phút huy hoàng và rồi ta sẽ mãi chợt tắt vĩnh viễn mà cái ánh sáng huy hoàng ấy sẽ theo chúng ta, sẽ tồn tại vĩnh viễn trên cuộc sống. Tôi không biết sau này tôi sẽ làm nghề gì và lại càng không biết tôi sẽ sống đến bao lâu nữa, nhưng cả cuộc đời này, tôi hi vọng ít nhất một lần trong đời tôi có thể đem cả tấm lòng nhân ái, đem cả tình thương của mình ra để mà chia sẻ với những người khác – những người kém may mắn hơn mình. Người ta thường nói “tình cảm là vô hạn”, ừ thì đúng thật đấy, nhưng đâu phải ai cũng có thể sẵn sàng cho đi tình cảm của mình được. Con người mà, ích kỉ lắm, họ chỉ biết nghĩ cho mình, vì lợi ích của bản thân mình rồi mới nghĩ đến người khác. Ở cuộc sống này, bên cạnh những người giàu, còn đâu đó không biết bao nhiêu là mảnh đời bất hạnh, cần được giúp đỡ. Ta không có nhiều tiền, ta không giúp đỡ được nhiều, nhưng cái cách mà ta thể hiện tình cảm với họ, cái cách mà ta cảm thông, chia sẻ với họ, những thứ đó mà nói, tiền bạc cũng không mua được. Hãy làm cho họ thấy, rằng hợ còn có thể tin vào cuộc sống này để mà vươn lên, mà tiếp tục cố gắng. Đó là ta đã cho đi rồi đó. Ngay cả đến Xuân Diệu cũng đã từng muốn “tắt nắng, buộc gió”, muốn xoay chuyển cả đất trời chứ huống chi là “huy hoàng”. Ước muốn táo bạo của nhà thơ là thế đó, thà được sống hết mình trong phút chốc rồi chợt tắt, còn hơn là le lói suất cuộc đời. Xuân Diệu muốn cả cuộc đời mình tuy là ngắn ngủi nhưng phải làm nhiều vlệc, thật nhiều việc có thể để những thế hệ sau nhớ mãi. Ông ghét phải làm những việc chỉ biết ngồi không tận hưởng hay vô bổ mà cứ phải sống dài, sống dại, sống dở rồi trở thành kẻ vô dụng. Phải sống làm sao cho đến khi chết rồi ta không phải tiếc nuối vì cuộc đời này, không ít thì nhiều, ta đã đóng góp cho cuộc sống này một chút gì đó đáng giá. Để làm được điều đó, quả không dễ chúc nào. Thật tình mà nói, tôi chỉ là một phần tử rất nhỏ trong cuộc đời to lớn này, tôi không hi vọng người đời sẽ nhắc đến mình. Tôi chỉ mong rằng mình có thể sống hết mình,có được một cuộc sống vui vẻ, không phải lo âu, không phải hối tiếc về những gì đi qua.
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
Cái phút huy hoàng rồi chợt tắt ấy so hơn hẳn so với sự le lói mà nó mang lại, đó là sự thật mà ta không thể phủ nhận. Trong chiến tranh, biết bao nhiêu người chiến sĩ đô ngã xuống vì một nền độc lập cho dân tộc. Chúng ta không thể nào bỉết được họ là ai, họ đến từ đâu, nhưng ta biết được rằng, họ đă sống hết mình, dành trọn tình cảm của mình cho tổ quốc. Tuy cuộc sống của họ là ngắn ngủi, nhưng cái khoảnh khắc họ hi sinh chính là giây phút “huy hoàng” nhất trong cuộc đời, vì những chiến sĩ ấy đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Điều ấy đâu phải ai cũng thực hiện được. Nó xuất phát từ lòng yêu nước, ý chí câm thù giặc và quyết tâm giành độc lập cho quê hương mình. Và nếu như khêng có những phút “huy hoàng" ấy, liệu bây giờ ta có được một cuộc sống hạnh phức và bình yên được không? Cuộc sống chúng ta luôn qua đi từng ngày, thiên nhiên 36 tuần hoàn nhưng tuổi trẻ chúng ta thì sẽ trôi qua mà không quay trở lại. Trong bài “Vội vàng*, Xuân Diệu cũng đã có nói:
Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cùng mất
Thời gian đâu có chờ đợi ai. Nó đến và rồi cứ trôi qua vùn vụt. Bởi thế mà nhà thơ Xuân Diệu đẫ từng sợ, ông sợ cái tuổi già đến với mình quá nhanh, khi mà ông chưa làm được gì nhiều cho đất nước, cho cuộc sống này. Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, ấy vậy màô vẫn còn thấy tiếc vì nghĩ còn cống hiến quá ít cho cái cuộc sống này, huống chi là ta. Chửng ta chỉ là một hạt cát trong một biển cát sa mạc
Thà sống ít mà cống hiến cho đời những cái hay, cái tốt, còn hơn là sống một cuộc sống tầm thường, một cuộc sống vô vị, làm những việc trái với lương tâm mà bị người đời xem thưừng, khỉnh bỉ. Ngay từ đầu, ta phải xác định được mục tiêu đề ra: Sống là phải sống có ích. Sống làm sao mà đến khi chết đi, ta không phải hối tiếc về những việc mà ta đã làm. Đó đã là phút “huy hoàng” của cuộc đời ta rồi đấy! Có những người khi ngã xuống cho Tổ quốc này khi tuổi đời hãy còn rất trẻ như Trưng nữ vương, Võ Thị Sáu, Đặng Thuỳ Trâm và nhiều anh hùng vô danh khác, nhưng họ đă bất tử trong lòng dân tộc. Bời lẽ, họ đã biết sống một cuộc đời tận hiến cho cái đẹp, cái cao cả.
Không quá vội vàng trong cuộc sống, đừng làm những điều mà sau này phải hối hận và tiếc nuối, vì thực sự đường đời còn rất dài. Và hãy sống là chính ta, hãy làm những gì ta thích và thật sự có ích cho mọi người. Như thế cuộc sống này mới có ý nghĩa. Và ta sẽ đón nhận được những niềm vui mới từ những người xung quanh. Đó là quà tặng về tinh thần dành cho ta mà dù có thật nhiều tiền cũng chưa chắc đã mua được tình cảm cửa người khác đành cho mình. Ý thơ trên là một thông điệp về cách sống hữu ích.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Hà Thanh
11/01/2018 20:47:28
Có lúc nào ta tự ngồi lại, nghĩ về cuộc đời này, và suy xét xem ta đã sống như thế nào? “Sống” là một từ nhiều nghĩa lắm, nhưng hiểu đúng nó chắc ít người làm được, bởi lẽ, cuộc sống kéo dài vô tận nhưng sự sống của con người thì lại hữu hạn, nhất thời, ta không thể đi đến tận cùng cuộc sống để hiểu hết ý nghĩa chữ “sống”. Vậy nên, để cho sự sống ngắn hạn của con người có ý nghĩa, đừng vội chạy theo hư danh, mưu toan lợi ích, hãy chân trọng từng phút giây, làm nhiều việc có ích, sống tung hoành, sống thanh cao, sống có mục đích, có như vậy mới xứng đáng cho sự có mặt của ta trên cuộc đời này!
Một nhà văn từng nói “Hãy sống sao để khi ta nhắm mắt, mọi người khóc còn ta thì cười”, vậy làm thế nào để mỉm cười được khi về nơi chín suối, đã có lúc nào ta nghĩ tới điều đó?
Tôi đã đọc “Giục giã” của Xuân Diệu, ông viết:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
Tôi cũng đọc “Đi” của Tố Hữu:
“Sống tung sóng gió thanh cao mới
Sống mạnh dù trong một phút giây”
Và hát “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn:
“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”
Những vẫn thơ, những ca từ hay, nhiều ý nghĩa lắm, ngẫm lại một chút, nó không chị đơn thuần là những dòng văn, câu chữ, lời ca mà con là “lời gan ruột” của những văn nhân, thi sĩ nặng lòng với cuộc đời, khát khao xây dựng một “cuộc sống có ý nghĩa”.
Ta có thể thấy rõ, mỗi nhà thơ, nhạc sĩ lại ở một thời kì khác nhau, Xuân Diệu là nhà thơ của phong trào thơ mới, thơ ông giàu chất lãng mạn, vào cái thời đất nước còn chìm đắm trong mê muội của thực dân phong kiến, khắp nơi “buồn le lói”, chính vì vậy, quan điểm sống của Xuân Diệu là “Thà một phút huy hoàng” để rồi “chợt tắt” hơn “buồn le lói” đến khi nhắm mắt xuôi tay. Cách sống của Xuân Diệu là cách sống tận hiến, với khát vọng được làm chuyện lớn lao có ích cho đời cho mình, để có được những giây phút vinh quang, chói sáng, không chịu nhục nhã trong cảnh tối tăm đến hết cuộc đời.
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, thơ ông giàu chất “cách mạng”, lúc này, khi đã có tiếng gọi cứu non sông của Đảng, của Hồ Chí Minh, đất nước sôi sục trong một vận hội mới – vận hội cứu nước, lí tưởng con người trong thời kì này là đứng lên bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ giống nòi, chính vì vậy, trong tác phẩm “Đi”, Tố Hữu đã bộc bạch lẽ sống “Sống trong sạch cao thượng, mạnh mẽ hào hùng giữa “sóng gió” cuộc đời và hướng theo cái mới. Khác với cách sống cũ: thụ động, buông xuôi, cam chịu, ươn hèn...” Là trai đứng giữa đất trời, phải có danh gì với núi sông, ấy chính là lẽ sống cao thượng của một con người cách mạng, sẵn sàng đạp bằng chông gai, vươn tới ánh sáng chân lí, chứ nhất định không chịu luồn cúi, thụt lùi… “Sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng!!!”
Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ nhạc trữ tình nổi tiếng đoạn cuối thế kỉ XX, nhạc ông giàu ý nghĩa, đậm chất thơ, ông viết “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng…”, chỉ một câu đơn giản vậy thôi nhưng mang nhiều nội hàm ý nghĩa lắm, câu hát gửi gắm một lẽ sống, cách sống “Sống với một tấm lòng chân thật yêu thương, mở ra phía tha nhân ; sống trong tình thân ái, biết cảm thông, chia sẻ...”
Tựu chung lại, dù là nhà thơ đầu phong trào thơ mới, nhà thơ cách mạng hay nhạc sĩ nhạc trữ tình, nhưng qua những câu thơ, những lời hát trên ta có thể nhận thấy một triết lí nhân sinh quan sâu sắc và đúng đắn “Dù là ai, dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào hãy cố gắng sống, trân trọng từng phút giây để sống, hãy tỏa sáng như chưa bao giờ được tỏa sáng, dù chỉ ngắn ngủi trong giấy phút, hãy đạp bằng mọi chông gai vươn tới ngày mai tươi đẹp, hãy sống vì người khác, sống thanh cao, nhân ái, cảm thông, chia sẻ… Có như vậy mới xứng đáng được sinh ra trên cuộc đời!”
Nguyễn Tuân từng dùng từ “lờ mờ, lẹt đẹt, luộm thuộm” để ám chỉ những kẻ sống vô vị, sống không ý nghĩa, sống lay lắt nay đây mai đó “như những bóng ma”, đó không gọi là sống, nó chỉ coi như một sự “tồn tại” vô nghĩa trên cuộc đời, các cụ ta có câu “Làm trai cho đáng nên trai” ý muốn dạy phải sống xứng đáng với bản thân mình, đừng sống vô nghĩa trong cuộc đời, đó chính là lẽ sống của những người có hoài bão, chí hướng lớn.
Nhưng cuộc sống đâu đơn giản, nhiều khi con người phải “quăng thân vào gió bụi” chịu những “trận gió rét cắt da”  những “Cơn chấn động” đủ sức làm lung lay ý chí, tuy nhiên đừng ngại chùn bước, dũng cảm bước qua khó khăn cũng chính là một “cách sống” của những người có lí tưởng lớn, hãy nhớ “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”, nếu anh không đủ sức bước qua khó khăn, anh sẽ bị cuộc sống đè bẹp, nếu đủ dũng cảm “đi qua sóng gió”, cuộc sống sẽ là của anh, sẽ đến lúc anh được tận hưởng thành quả từ những khó khăn đó.
Sau những “sóng gió cuộc đời” ta lại tìm về được chốn bình yên của cuộc sống, ta lại được hưởng thụ những thành quả của những gắng sức trước đây đem lại. Tuy nhiên, không vì vậy mà ta ngừng phấn đấu, một cuộc sống có ý nghĩa không phải là lo nghĩ cho mình mà còn phải biết sẻ chia, yêu thương người khác nữa, Khổng Tử dạy “Người quân tử, lo trước nỗi lo của thiên hạ, buồn trước nỗi buồn của thiên hạ”, “sống có tấm lòng”, sẻ chia, cảm thông, yêu thương, đùm bọc người khác, trải lòng để yêu thương, chia sẻ, “để gió cuốn đi” đến với mọi người gần xa, không tính toán vị kỉ chính là đạo lí rất đáng được ngợi ca.
Tuy nhiên, “Phút huy hoàng” trong cuộc đời thật quý và có ý nghĩa ; nhưng không thể vì thế mà đánh đổi cả phần đời còn lại. Con người không chỉ tỏa sáng trong chốc lát rồi vụt tắt. Đời người có lúc thăng hoa, có lúc trầm lắng và cũng khó tránh khỏi những lúc “le lói” buồn đau. Cũng có nhiều người sống âm thầm nhưng có ích cho xã hội. Nhưng cái đáng trân trọng là khát vọng được cháy hết mình, được tận hiến cho đời, cho người, đừng vội cháy hết mình để rồi sau khí “cháy hết dầu” thì “không còn đồ thắp sáng”...
Và cũng không phải lúc nào cũng sống mạnh, sống hùng dũng, sống mà cứ đi tìm khó khăn để đạp bằng ; có lúc cần lắng lòng trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, tình người, cần sống chậm lại để tận hưởng những thành quả của khó khăn mà mình vượt qua...
Đương nhiên, cũng không phải lúc nào cũng giao đãi với người bằng tình yêu thương, phải biết phẫn nộ và đấu tranh với cái xấu, cái ác. Mở lòng ra với mọi người song phải biết trân trọng giá trị cuộc sống của chính mình.
Sống mà làm được những điều như vậy thật đáng sống.
Lịch sử hay cuộc đời đều ghi nhận những tấm gương của “Sóng ý nghĩa”, Thời vua Lê Thần Tông, có sứ thần Giang Văn Minh đi sứ nhà Minh, vua Minh nhiều lần thử tài, ông không ngại cường quyền, ứng đối linh linh hoạt, nhất quyết không để vua quan bên Tàu làm nhục quốc thể, nổi tiếng với vế đối:
“Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc
Bách Đằng thuở trước máu còn loang”

Khiến Vua Minh tức giận sai người hại chết, vua Lê đến trước linh cữu ông mà khóc rằng “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống!!!”
Câu chuyện về sứ thần Giang Văn Minh là một điển hình của lẽ sống, sống có hoài bão, sống có ý chí, dù tỏa sáng trong gang tấc trước vua quan nhà Tàu rồi bị hại chết, nhưng bằng ý chí thép của ông đã đè bẹp sự huênh hoang bọn giặc Bắc, bảo vệ uy danh nước nhà, thật đáng khâm phục.
Ngày nay, khi đạo đức con người suy đồi đang là câu hỏi lớn làm đau đầu các nhà quản lí, khi xã hội đã quá văn minh khiến nhiều giá trị truyền thống bị lu mờ, ta vẫn nên tin tưởng vào một tương lai tươi đẹp sẽ đến nếu như xã hội còn những con người như những “ông Tây, ông Nhật” yêu Hà Nội, yêu Việt Nam, ngày ngày đi quanh hồ Hoàn Kiếm nhặt rác, những anh Cảnh sát giao thông Thái Bình xuống gặt lúa giúp dân chạy lụt, như những thầy cô giáo tình nguyện về miền núi hải đảo dạy chữ cho con em đồng bào dân tộc… Những con người đó, những cuộc đời đó, dù ở đỉnh cao danh vọng, dù ở nơi tận cùng tổ quốc hay chỉ là công dân bình thường những những gì họ làm thật phi thường, đáng khâm phục, kính trọng và cần được nhân rộng.
Tuy nhiên, ta vẫn còn có thể thấy những kẻ tám tận lương tâm, làm ô uế cuộc đời như Nguyễn Hải Dương giết người cướp của, những kẻ trộm cướp ở Sài Gòn làm nhân dân hoang mang, khách nước ngoài e sợ… Những người như vậy thật đáng lên án, thật đáng bị trừng phạt…
Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần chung tay xây dựng cuộc sống, sống có ý nghĩa, sống vì người khác. Hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng, để đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia “đáng sống’ nhất trên thế giới.
Cuộc sống vô tận, con người lại tồn tại hữu hạn, đừng để phung phí một ngày, hãy sống cho tuổi trẻ tươi đẹp, hãy vì tương lai đất nước, hãy để ta trở thành tấm gương sáng đẹp về lẽ sống cho con cháu ta mai sau, hãy sống để sao cho khi hấp hối trên giường bệnh, ta có thể vui vẻ mỉm cười trước sự đau thương của mọi người xung quanh, khi ấy, ta hãy nói một câu cuối cùng trước khi tạm biệt nhân thế “Tôi đã sống, sống đúng nghĩa, sống hạnh phúc, mọi người đùng buồn.
2
0
Trịnh Quang Đức
11/01/2018 20:47:35
Câu thơ 1:
" Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"
(Xuân Diệu)
THAM KHẢO BÀI VIẾT 1:
Nhà thơ Tố Hữu đã hơn một lần băn khoăn: “Ôi sống đẹp là gì hỡi bạn!”
Quả thật sự sống rất đáng quý nhưng sống như thế nào mới là sống đẹp, đó là một câu hỏi không hề dễ. Quan niệm sống của Xuân Diệu thể hiện qua hai câu thơ:
" Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"
phần nào đã là lời giải đáp cho câu hỏi đó.
Hai câu thơ của Xuân Diệu đã đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa rất sâu sắc. “Một phút huy hoàng” ở đây chính là sự bừng sáng chỉ trong một thời gian ngắn. “Buồn le lói suốt trăm năm” chính là để chỉ cuộc sống lặng lẽ buồn tẻ kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Thông qua sự đối lập giữa các hình ảnh “một phút” và “trăm năm”, “huy hoàng” và “buồn le lói” cùng cấu trúc câu “Thà…hơn”, hai câu thơ của Xuân Diệu đã đưa ra một quan niệm sống sâu sắc: Đó là phải sống có ý nghĩa, cuộc sống không phải được đo bằng thời gian bạn sống dài hay ngắn mà nó được đo bằng cách xem bạn sống có ý nghĩa hay không? Thà sống có ý nghĩa, bừng lên tỏa sáng trong một thời gian ngắn còn hơn là cả cuộc đời chỉ sống cuộc sống hời hợt, nhợt nhạt vô vị.
Quan niệm sống của Xuân Diệu rất đúng đắn và sâu sắc. Bởi lẽ cuộc sống rất đáng quý, mỗi con người chỉ được sống một lần trong cuộc đời này. Bởi vậy con người phải sống sao cho có ý nghĩa nhất, sao cho có ích nhất để sau này khi nhìn lại quãng đời ấy, chúng ta có quyền tự hào vì mình đã sống không bỏ lỡ một phút giây nào. Không ai có thể quay ngược thời gian, có thể cho bạn sống lại cuộc sống của ngày hôm qua. Mỗi ngày mới đều là ngày đầu tiên trong phần đời còn lại của bạn. Do vậy phải biết sống sao cho ý nghĩa nhất.
Quan niệm sống trên còn xuất phát từ bản thân nhà thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu là nhà thơ luôn bị ám ảnh bởi thời gian. Với Xuân Diệu mỗi giây, mỗi phút qua đi như đang phải chia tay với một phần cuộc đời còn lại của mình. Vì vậy, nó đưa nhà thơ đến quan niệm sống vội vàng cuống quýt, sống để chạy đua với thời gian nhưng cũng phải sống ý nghĩa nhất, sống đẹp nhất. Quan niệm sống sâu sắc của Xuân Diệu được thể hiện trong hai câu thơ, do vậy nó càng có ý nghĩa hơn.
Sống đẹp, sống có ý nghĩa, có giá trị thì dù chỉ sống trong một thời gian ngắn còn đáng quý hơn ngàn lần cuộc sống “buồn le lói suốt trăm năm”. Thực tế đã chứng minh rằng điều đó rất đúng. Nát-king Cô-le - một nghệ sĩ da đen nổi tiếng, anh ta đã bán được hơn năm mươi triệu đĩa trên thế giới và từng được Tổng thống Mĩ mời đến chơi nhạc ở Nhà Trắng, lúc đầu chỉ là một người đánh đàn trong quán cà phê nhỏ ở Niu-oóc không ai phát hiện ra tài năng của anh và chính anh cũng không ngờ đến tài năng của mình cho đến khi mọi người đã quen với tiếng đàn và yêu cầu anh hát. Lần lữa từ chối mãi không được, Nát-king Cô-le buộc phải hát. Và khi những giai điệu quen thuộc của bài “Mô-na Li-da” vang lên, tất thảy mọi người đều ngỡ ngàng. Sống đẹp, sống có ý nghĩa, phát huy cao độ mọi khả năng mình có thì cuộc sống càng có ý nghĩa hơn.
Cuộc sống xung quanh ta cũng đã có biết bao con người sống đẹp, sống có ý nghĩa như thế. Họ là những ngọn nến mãi lung linh tỏa sáng. M. Gran-di – người được coi là vị thánh của nhân dân Ấn Độ, người chủ trương đòi độc lập bằng phương pháp hòa bình – đã sống cuộc đời có ý nghĩa nhất với những con người cùng khổ dưới đáy xã hội. Đám tang của ông có tới ba triệu người đưa tiễn trong nước mắt. Một cuộc sống như thế quả đáng để ta trân trọng, nâng niu nhiều lắm! Uyn-xtơn Sóc-sin – Tổng thống nước Anh, đã dành cho nước Anh những cống hiến vĩ đại nhất khi đã về hưu. Và còn rất nhiều, rất nhiều tấm gương khác trong cuộc sống đời thường đang lung linh tỏa sáng,…
Sống đẹp là sống có ý nghĩa, với từng hành động, cử chỉ,…trong cuộc đời mình. Nhưng thực tế đã chỉ ra có rất nhiều người hoặc vô tình hoặc cố tình đã không biết quý trọng sự sống. Sống đối với họ chỉ là một cách tồn tại. Đó là cuộc sống của những con người lặng lẽ, tự thu mình vào vỏ bọc bé nhỏ, tách mình khỏi bao âm thanh náo nức của cuộc đời. Sống hời hợt, nhạt nhẽo, vô vị kéo dài từ ngày này sang ngày khác, tự ném mình vào bể khổ của cuộc đời.
Từ quan niệm sống của Xuân Diệu, ta rút ra được nhiều bài học sâu sắc. Sống ở trên đời không phải để tồn tại mà để yêu thương, để sống có ý nghĩa nhất. Cuộc sống của bạn không phải được đo bằng thời gian bạn sống dài hay ngắn mà được đo bằng quãng đời đó bạn sống có ý nghĩa hay không. Bởi vậy mỗi người đều phải biết quý trọng sự sống mình được ban tặng và quan trọng hơn, phải biết chết là điều dễ dàng nhưng sống mới là điều khó. Sống làm sao để cuộc đời mình mãi tỏa sáng như những ngọn nến lung linh, những bông hoa rực rỡ góp vào vườn hoa muôn ngàn sắc thắm của cuộc đời. Đó mới là điều quan trọng.
Cuộc sống không phải được đếm bằng số lần bạn thở trong một phút, một giây mà được đếm bằng số lần bạn nín lặng để yêu thương và trao yêu thương. Bởi vậy hãy tỏa sáng cùng muôn vàn ngôi sao trên bầu trời với một ánh sáng lấp lánh riêng. Đừng hóa thân vào màn đêm đen kịt mà hãy là một ngôi sao, dù chỉ một lần vụt sáng như những ánh sao băng thì vẫn cứ tỏa sáng, bạn nhé!
---------------------------------------------------------------
THAM KHẢO BÀI VIẾT 2:
Cuộc sống có thể kéo dài vô tận, nhưng con người không thể sống mãi với thời gian được. Có lúc ta phải ngẫm lại, xem ta đã làm được gì, đang làm gì và sẽ làm gì có ích cho mọi người và cho chính mình để rồi khi mọi thứ vụt tắt đi, ta vẫn còn giữ lại chút gì gọi là vinh quang và huy hoàng. Thà làm một người bất thường đi làm chuyện khác thường mà cao cả thì còn hơn là một người bình thường mà chả làm gì có ích cho đời cả. Nhà thơ Xuân Diệu từng có hai câu nói có trong bài “Giục Giã” như sau:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"
Câu thơ được xem như là một thông điệp về cách sống tận hiến, sống hữu ích cho đời. Con người ta là một vật thể sống hữu hạn, tuy bản chất của con người là suy tư và khao khát muốn “đoạt quyền tạo hoá" nhưng không thể ngăn được những quy luật của tự nhiên “sinh, lão, bệnh, tử”. Ai mà chẳng có lúc phải chết đi, đâu thể là bất diệt được. Đó mới chính là cái thú vị mà cuộc sống này đã ban tặng cho chúng ta. Cũng như vậy, từ “huy hoàng” mà Xuân Diệu nhắc đến trong bài có nghĩa: khi ta đạt đến phút giây vinh quang, sáng chói nhất, là lúc ta cảm thấy hạnh phúc nhất, hạnh phúc vì mình đã tự làm được những điều quá sức mình, nhưng đôi khi không phải cái phút “huy hoàng” nào cũng đẹp cả, nó cũng là cái giả tạo được làm ra để được tung hô, để được mọi người tán thưởng. Đó đâu phải là thành quả thực. Giữa một cái mình tự tạo thành với một cái mình phải vay mượn từ người khác hay từ một bản ngã xấu xa nào đó của con người làm nên, thì cái nào sẽ có giá trị hơn? Có lẽ hai câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu dù được tác giả viết trong dòng văn học hiện đại, nhưng nghĩ lại cái lẽ sống này đã luôn đúng, luôn tồn tại từ ngàn xưa mà mãi đến Xuân Diệu thì ông mới đúc kết nên lẽ sống này, không phải nó chỉ biết đến trong thời chiến mà nó mãi đúng cho mai sau. Không phải “một phút huy hoàng” và rồi ta sẽ mãi chợt tắt vĩnh viễn mà cái ánh sáng “huy hoàng” ấy sẽ theo chúng ta, sẽ tồn tại vĩnh viễn trên cuộc sống. Tôi không biết sau này tôi sẽ làm nghề gì và lại càng không biết tôi sẽ sống đến bao lâu nữa, nhưng cả cuộc đời này, tôi hi vọng ít nhất một lần trong đời tôi có thể đem cả tấm lòng nhân ái, đem cả tình thương của mình ra để mà chia sẻ với những người khác – những người kém may mắn hơn mình. Người ta thường nói “tình cảm là vô hạn”, ừ thì đúng thật đấy, nhưng đâu phải ai cũng có thể sẵn sàng cho đi tình cảm của mình được. Con người mà, ích kỉ lắm, họ chỉ biết nghĩ cho mình, vì lợi ích của bản thân mình rồi mới nghĩ đến người khác. Ở cuộc sống này, bên cạnh những người giàu, còn đâu đó không biết bao nhiêu là mảnh đời bất hạnh, cần được giúp đỡ. Ta không có nhiều tiền, ta không giúp đỡ được nhiều, nhưng cái cách mà ta thể hiện tình cảm với họ, cái cách mà ta cảm thông, chia sẻ với họ, những thứ đó mà nói, tiền bạc cũng không mua được. Hãy làm cho họ thấy, rằng họ còn có thể tin vào cuộc sống này để mà vươn lên, mà tiếp tục cố gắng. Đó là ta đã cho đi rồi đó. Ngay cả đến Xuân Diệu cũng đã từng muốn “tắt nắng, buộc gió”, muốn xoay chuyển cả đất trời chứ huống chi là “huy hoàng”. Ước muốn táo bạo của nhà thơ là thế đó, thà được sống hết mình trong phút chốc rồi chợt tắt, còn hơn là “le lói” suốt cuộc đời. Xuân Diệu muốn cả cuộc đời mình tuy là ngắn ngủi nhưng phải làm nhiều việc, thật nhiều việc có thể để những thế hệ sau nhớ mãi. Ông ghét phải làm những việc chỉ biết ngồi không tận hưởng hay vô bổ mà cứ phải sống dài, sống dại, sống dở rồi trở thành kẻ vô dụng. Phải sống làm sao cho đến khi chết rồi ta không phải tiếc nuối vì cuộc đời này, không ít thì nhiều, ta đã đóng góp cho cuộc sống này một chút gì đó đáng giá. Để làm được điều đó, quả không dễ chút nào. Thật tình mà nói, tôi chỉ là một phần tử rất nhỏ trong cuộc đời to lớn này, tôi không hi vọng người đời sẽ nhắc đến mình. Tôi chỉ mong rằng mình có thể sống hết mình,có được một cuộc sống vui vẻ, không phải lo âu, không phải hối tiếc về những gì đã qua.
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
Cái phút “huy hoàng” rồi “chợt tối” ấy so hơn hẳn với sự “le lói” mà nó mang lại, đó là sự thật mà ta không thể phủ nhận. Trong chiến tranh, biết bao nhiêu người chiến sĩ cộng sản đã ngã xuống vì một nền độc lập cho dân tộc. Chúng ta không thể nào biết được họ là ai, họ đến từ đâu, nhưng ta biết được rằng, họ đã sống hết mình, dành trọn tình cảm của mình cho Tổ quốc. Tuy cuộc sống của họ là ngắn ngủi, nhưng cái khoảnh khắc họ hi sinh chính là giây phút “huy hoàng” nhất trong cuộc đời, vì những chiến sĩ ấy đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Điều ấy đâu phải ai cũng thực hiện được. Nó xuất phát từ lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc và quyết tâm giành độc lập cho quê hương mình. Và nếu như không có những phút “huy hoàng" ấy, liệu bây giờ ta có được một cuộc sống hạnh phúc và bình yên được không? Cuộc sống chúng ta luôn qua đi từng ngày, thiên nhiên thì tuần hoàn nhưng tuổi trẻ chúng ta thì sẽ trôi qua mà không quay trở lại. Trong bài “Vội vàng”, Xuân Diệu cũng đã có nói:
“Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”
Thời gian đâu có chờ đợi ai. Nó đến và rồi cứ trôi qua vùn vụt. Bởi thế mà nhà thơ Xuân Diệu đã từng sợ, ông sợ cái tuổi già đến với mình quá nhanh, khi mà ông chưa làm được gì nhiều cho đất nước, cho cuộc sống này. Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, ấy vậy mà vẫn còn thấy tiếc vì nghĩ còn cống hiến quá ít cho cái cuộc sống này, huống chi là ta. Chúng ta chỉ là hạt cát trong một sa mạc mênh mông. Thà sống ít mà cống hiến cho đời những cái hay, cái tốt, còn hơn là sống một cuộc sống tầm thường, một cuộc sống vô vị, làm những việc trái với lương tâm mà bị người đời xem thường, khinh bỉ. Ngay từ đầu, ta phải xác định được mục tiêu đề ra: Sống là phải sống có ích. Sống làm sao mà đến khi chết đi, ta không phải hối tiếc về những việc mà ta đã làm. Đó đã là cái phút “huy hoàng” của cuộc đời ta rồi đấy! Có những người khi ngã xuống cho Tổ quốc này khi tuổi đời hãy còn rất trẻ như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Đặng Thuỳ Trâm… và nhiều anh hùng vô danh khác, nhưng họ đã bất tử trong lòng dân tộc. Bởi lẽ, họ đã biết sống một cuộc đời tận hiến cho cái đẹp, cái cao cả.
Không quá vội vàng trong cuộc sống, đừng làm những điều mà sau này phải hối hận và tiếc nuối, vì thực sự đường đời còn rất dài. Và hãy sống là chính ta, hãy làm những gì ta thích và thật sự có ích cho mọi người. Như thế cuộc sống này mới có ý nghĩa. Và ta sẽ đón nhận được những niềm vui mới từ những người xung quanh. Đó là quà tặng về tinh thần dành cho ta mà dù có thật nhiều tiền cũng chưa chắc đã mua được tình cảm của người khác dành cho mình. Ý thơ trên của Xuân Diệu là một thông điệp về cách sống hữu ích.
(HS Trần Thị Diễm Hương)
ỨNG DỤNG: CÁC EM THỬ LÀM ĐỀ VĂN SAU ĐÂY NHÉ!
ĐỀ RA: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống thể hiện qua các câu thơ sau và rút ra bài học cho bản thân:
- " Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" (Tố Hữu).
- " Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối - Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm" (Xuân Diệu)
- "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng " (Ca từ của Trịnh Công Sơn)
1
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
11/01/2018 20:47:59
Nêu suy nghĩ của em về quản niệm sống thể hiện qua các câu sau
xuân diệu: thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn lắm lói suốt trăm năm
Tố hữu: sống từng sóng gió thánh cao mới
Sống mạnh dù trong một phút giây
Trịnh công sơn: sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Nhà thơ Tố Hữu đã hơn một lần băn khoăn: “Ôi sống đẹp là gì hỡi bạn!”
Quả thật sự sống rất đáng quý nhưng sống như thế nào mới là sống đẹp, đó là một câu hỏi không hề dễ. Quan niệm sống của Xuân Diệu thể hiện qua hai câu thơ:
" Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"
phần nào đã là lời giải đáp cho câu hỏi đó.
Hai câu thơ của Xuân Diệu đã đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa rất sâu sắc. “Một phút huy hoàng” ở đây chính là sự bừng sáng chỉ trong một thời gian ngắn. “Buồn le lói suốt trăm năm” chính là để chỉ cuộc sống lặng lẽ buồn tẻ kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Thông qua sự đối lập giữa các hình ảnh “một phút” và “trăm năm”, “huy hoàng” và “buồn le lói” cùng cấu trúc câu “Thà…hơn”, hai câu thơ của Xuân Diệu đã đưa ra một quan niệm sống sâu sắc: Đó là phải sống có ý nghĩa, cuộc sống không phải được đo bằng thời gian bạn sống dài hay ngắn mà nó được đo bằng cách xem bạn sống có ý nghĩa hay không? Thà sống có ý nghĩa, bừng lên tỏa sáng trong một thời gian ngắn còn hơn là cả cuộc đời chỉ sống cuộc sống hời hợt, nhợt nhạt vô vị.
Quan niệm sống của Xuân Diệu rất đúng đắn và sâu sắc. Bởi lẽ cuộc sống rất đáng quý, mỗi con người chỉ được sống một lần trong cuộc đời này. Bởi vậy con người phải sống sao cho có ý nghĩa nhất, sao cho có ích nhất để sau này khi nhìn lại quãng đời ấy, chúng ta có quyền tự hào vì mình đã sống không bỏ lỡ một phút giây nào. Không ai có thể quay ngược thời gian, có thể cho bạn sống lại cuộc sống của ngày hôm qua. Mỗi ngày mới đều là ngày đầu tiên trong phần đời còn lại của bạn. Do vậy phải biết sống sao cho ý nghĩa nhất.
Quan niệm sống trên còn xuất phát từ bản thân nhà thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu là nhà thơ luôn bị ám ảnh bởi thời gian. Với Xuân Diệu mỗi giây, mỗi phút qua đi như đang phải chia tay với một phần cuộc đời còn lại của mình. Vì vậy, nó đưa nhà thơ đến quan niệm sống vội vàng cuống quýt, sống để chạy đua với thời gian nhưng cũng phải sống ý nghĩa nhất, sống đẹp nhất. Quan niệm sống sâu sắc của Xuân Diệu được thể hiện trong hai câu thơ, do vậy nó càng có ý nghĩa hơn.Sống đẹp, sống có ý nghĩa, có giá trị thì dù chỉ sống trong một thời gian ngắn còn đáng quý hơn ngàn lần cuộc sống “buồn le lói suốt trăm năm”. Thực tế đã chứng minh rằng điều đó rất đúng. Nát-king Cô-le - một nghệ sĩ da đen nổi tiếng, anh ta đã bán được hơn năm mươi triệu đĩa trên thế giới và từng được Tổng thống Mĩ mời đến chơi nhạc ở Nhà Trắng, lúc đầu chỉ là một người đánh đàn trong quán cà phê nhỏ ở Niu-oóc không ai phát hiện ra tài năng của anh và chính anh cũng không ngờ đến tài năng của mình cho đến khi mọi người đã quen với tiếng đàn và yêu cầu anh hát. Lần lữa từ chối mãi không được, Nát-king Cô-le buộc phải hát. Và khi những giai điệu quen thuộc của bài “Mô-na Li-da” vang lên, tất thảy mọi người đều ngỡ ngàng. Sống đẹp, sống có ý nghĩa, phát huy cao độ mọi khả năng mình có thì cuộc sống càng có ý nghĩa hơn.
Cuộc sống xung quanh ta cũng đã có biết bao con người sống đẹp, sống có ý nghĩa như thế. Họ là những ngọn nến mãi lung linh tỏa sáng. M. Gran-di – người được coi là vị thánh của nhân dân Ấn Độ, người chủ trương đòi độc lập bằng phương pháp hòa bình – đã sống cuộc đời có ý nghĩa nhất với những con người cùng khổ dưới đáy xã hội. Đám tang của ông có tới ba triệu người đưa tiễn trong nước mắt. Một cuộc sống như thế quả đáng để ta trân trọng, nâng niu nhiều lắm! Uyn-xtơn Sóc-sin – Tổng thống nước Anh, đã dành cho nước Anh những cống hiến vĩ đại nhất khi đã về hưu. Và còn rất nhiều, rất nhiều tấm gương khác trong cuộc sống đời thường đang lung linh tỏa sáng,…
Sống đẹp là sống có ý nghĩa, với từng hành động, cử chỉ,…trong cuộc đời mình. Nhưng thực tế đã chỉ ra có rất nhiều người hoặc vô tình hoặc cố tình đã không biết quý trọng sự sống. Sống đối với họ chỉ là một cách tồn tại. Đó là cuộc sống của những con người lặng lẽ, tự thu mình vào vỏ bọc bé nhỏ, tách mình khỏi bao âm thanh náo nức của cuộc đời. Sống hời hợt, nhạt nhẽo, vô vị kéo dài từ ngày này sang ngày khác, tự ném mình vào bể khổ của cuộc đời.
Từ quan niệm sống của Xuân Diệu, ta rút ra được nhiều bài học sâu sắc. Sống ở trên đời không phải để tồn tại mà để yêu thương, để sống có ý nghĩa nhất. Cuộc sống của bạn không phải được đo bằng thời gian bạn sống dài hay ngắn mà được đo bằng quãng đời đó bạn sống có ý nghĩa hay không. Bởi vậy mỗi người đều phải biết quý trọng sự sống mình được ban tặng và quan trọng hơn, phải biết chết là điều dễ dàng nhưng sống mới là điều khó. Sống làm sao để cuộc đời mình mãi tỏa sáng như những ngọn nến lung linh, những bông hoa rực rỡ góp vào vườn hoa muôn ngàn sắc thắm của cuộc đời. Đó mới là điều quan trọng.
Cuộc sống không phải được đếm bằng số lần bạn thở trong một phút, một giây mà được đếm bằng số lần bạn nín lặng để yêu thương và trao yêu thương. Bởi vậy hãy tỏa sáng cùng muôn vàn ngôi sao trên bầu trời với một ánh sáng lấp lánh riêng. Đừng hóa thân vào màn đêm đen kịt mà hãy là một ngôi sao, dù chỉ một lần vụt sáng như những ánh sao băng thì vẫn cứ tỏa sáng, bạn nhé!
4
0
Trịnh Quang Đức
11/01/2018 20:49:07
Câu thơ thứ 2:
Tố hữu: sống từng sóng gió thánh cao mới
Sống mạnh dù trong một phút giây
Bài viết:
1. Giải thích vấn đề: 3.0
- So sánh làm nổi bật quan niệm sống, khát vọng sống tích cực: phải hướng đến một đời sống tỏa sáng, có ý nghĩa (ngay cả khi “huy hoàng” chỉ diễn ra trong thoáng chốc). Đó là cách sống tận hiến, với khát vọng được làm chuyện lớn lao có ích cho đời cho mình, để có được những giây phút vinh quang, chói sáng... 1.0
- Sống trong sạch cao thượng, mạnh mẽ hào hùng giữa “sóng gió” cuộc đời và hướng theo cái mới. Khác với cách sống cũ: thụ động, buông xuôi, cam chịu, ươn hèn... 1.0
- Sống với một tấm lòng chân thật yêu thương, mở ra phía tha nhân ; sống trong tình thân ái, biết cảm thông, chia sẻ... 1.0
2. Bàn bạc: 4.0
- Không chấp nhận lối sống nhàn nhạt “lờ mờ, lẹt đẹt, luộm thuộm” (chữ của Nguyễn Tuân) vô nghĩa trong suốt đời người chính là thái độ sống đẹp của con người có khát vọng lớn lao.
- “Quăng thân vào gió bụi”, sống “thanh cao”, mạnh mẽ và hướng theo lí tưởng cao đẹp chính là lối sống tích cực, có tránh nhiệm...
- Trải lòng để yêu thương, chia sẻ, “để gió cuốn đi” đến với mọi người gần xa, không tính toán vị kỉ chính là đạo lí rất đáng được ngợi ca. 1.5
- “Phút huy hoàng” trong cuộc đời thật quý và có ý nghĩa ; nhưng không thể vì thế mà đánh đổi cả phần đời còn lại. Con người không chỉ tỏa sáng trong chốc lát rồi vụt tắt. Đời người có lúc thăng hoa, có lúc trầm lắng và cũng khó tránh khỏi những lúc “le lói” buồn đau. Cũng có nhiều người sống âm thầm nhưng có ích cho xã hội. Nhưng cái đáng trân trọng là khát vọng được cháy hết mình, được tận hiến cho đời...
- Không phải lúc nào cũng sống mạnh, sống hùng ; có lúc cần lắng lòng trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, tình người...
- Và cũng không phải lúc nào cũng giao đãi với người bằng tình yêu thương, phải biết phẫn nộ và đấu tranh với cái xấu, cái ác. Mở lòng ra với mọi người song phải biết trân trọng giá trị cuộc sống của chính mình.
1.5
- Những quan niệm sống khác nhau, có thể bổ sung cho nhau, hướng con người theo một cách sống đẹp đẽ, hoàn thiện từ khát vọng đến hành động và tình cảm. 1.0
3. Bài học nhận thức và hành động: 1.0
- Nhận thức: Cần tự trang bị cho bản thân một quan niệm sống đúng đắn, đẹp đẽ. 0.5
- Hành động: Mạnh mẽ trong thực hiện những dự định tốt đẹp ; trong sạch trong lối sống ; cao thượng, chân thành trong tình cảm. 0.5
* Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm.
3
0
Trịnh Quang Đức
11/01/2018 20:49:52
Câu thứ 3:
Giữa chiều đông lạnh giá của Hà Nội, tôi chợt ấm lòng khi nghe thấy lời bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, có lẽ lời bài hát vang lên từ một quán cà phê nào quanh đây nghe mênh mang mà sâu lắng. Người nghệ sĩ thiên tài thế kỉ XX muôn gửi gắm điều gì từ lời hát sâu sắc đó? Phải chăng là tình yêu thương giữa con người với con người?
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng - câu hát ngắn gọn mà lắng nhiều dư âm. Có lê tấm lòng mà Trịnh Công Sơn muốn nói tới ở đây chính là tấm lòng yêu thương, là sự quan tâm, đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ người khác với tất cả sự chân thành. Thực chất câu hát muốn khuyên con người sống trong đời sống cần có một trái tim biết sẻ chia, thương yêu, có một tấm lòng luôn rộng mở đế giúp đỡ người khác một cách chân thành, tự nguyện và nồng nhiệt. Và khi đó, chính mỗi con người cũng sê nhận được yêu thương, nhận được vạn tấm lòng từ người khác. Chân thành, tự nguyện trao yêu thương ta sẽ nhận được yêu thương.
Có bao giờ bạn tự hỏi cuộc sống con người sẽ như thế nào khi không có tình yêu thương? Từ xa xưa cho đến bây giờ cuộc sông của con người chưa lúc nào ngừng yêu thương, nhưng giả sử có một ngày con người không quan tâm, sẻ chia, đồng cảm với nhau trái đất sẽ không còn tiếng cười, không còn ấm áp. Nơi nơi ngập tràn băng giá, lạnh lẽo. Nhà văn Nga M. Go-rơ-ki đã từng nói: Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương. Thiếu vắng tình yêu thương chúng ta biết tựa vào ai những khi vấp ngã, thiếu vắng tình yêu thương chúng ta biết san sẻ cùng ai những niềm vui. Khi không có tình yêu thương con người chẳng khác chi vật vô tri vô giác, con người sống thờ ơ, vô trách nhiệm, đầy lí trí, sống bon chen, chà đạp lên nhau, lúc đó cuộc sống của con người sẽ trở nên cô đơn, trống vắng. Cho nên sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
Tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia là tình cảm cao đẹp trong cuộc sống của con người. Đó là tình cảm thiêng liêng, xuất phát từ trái tim chân thành, tự nguyện của mỗi cá nhân con người. Tình cảm thiêng liêng, cao đẹp này sẽ giúp cho cuộc sống của con người trở nên ấm cúng, hạnh phúc hơn. Chỉ một lời hỏi thăm của bạn bè lúc ta có chuyện buồn cũng giúp ta có niềm tin trong cuộc sống. Chỉ cái mỉm cười đầy hạnh phúc của cha mẹ dành cho nhau, ta cũng thấy gia đình mình tràn ngập tình yêu thương. Khi chúng ta dành tấm lòng quan tâm, sẻ chia cho mỗi người, lúc đó chúng ta đã tạo nên sự đồng cảm, gần gũi. Dễ hiểu vì sao mà ta lại rơi nước mắt trước những nạn nhân xấu sô của trận sóng thần ở In-đô-nê-xi-a, của trận động đất ở Tứ Xuyên - Trung Quốc. Khoảng cách giữa những con người khác dân tộc, khác màu da, khác tôn giáo được kéo gần, thậm chí là sự gần gũi, gắn bó chính bởi tình yêu, sự quan tâm, cảm thông cho nhau. Dùng tấm lòng để hiểu tấm lòng ta sẽ có được nhiều điều quý giá mà tiền bạc cũng không mua nối. Sự quan tâm, yêu thương, vị tha cua con người là ngọn đuốc sáng thức tỉnh con người. Người tù khổ sai Giăng Van-giăng chỉ một đêm gặp gỡ với giám mục Mi-ri-en đã được cảm hoá đế đi theo ánh sáng của thiên lương đến cuối cuộc đời. Khi chết đi, ông còn gửi lại triết lí sống cao đẹp: Trên đời này chỉ có một thứ đó là tình thương. Ai đã đọc Chiếc lá cuối cùng của o Hen-ri chắc hẳn không quên được hình ảnh chiếc lá thường xuân vẫn kiên cường, tươi xanh sau trận bão tuyết. Chiếc lá mong manh mà dũng cảm, đã đánh thức Giôn-xi niềm khao khát sông. Chiếc lá mãi mãi xanh tươi ấy được vẽ nên bởi tình yêu thương mãnh liệt của bác Bơ-men. Người hoạ sĩ già bất chấp mạng sống đế vẽ được chiếc lá trong đêm bão tuyết. Chiếc lá ấy là một kiệt tác - kiệt tác của tình yêu thương.
Từ xa xưa cha ông ta đã từng nhắc nhở: Lá lành đùm lá rách, Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Tình yêu thương giữa con người với con người là truyền thông quý báu của dân tộc ta. Truyền thông này đến ngày nay vẫn được phát huy. Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông đại chúng có nhiều chương trình nhân đạo đem lại lợi ích, niềm vui cho bao người: Chương trình Thấp sáng ước mơ, Trái tim cho em, Tết vì người nghèo. Tôi đã bao lần rơi lệ khi xem những cuộc đoàn tụ gia đình sau bao năm chia li trong chương trình Như chưa hề có cuộc chia li. Tôi tự hỏi, điều gì thôi thúc nhừng thành viên biên tập chương trình ấy lặn lội bao khó khăn, vất vả đế đi tìm người thân cho những gia đình có con em bị thất lạc. Chính tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia mới thôi thúc họ làm nên những cuộc trở về xúc động, hàn gắn những vết thương chiến tranh, nối bao nhịp cầu hạnh phúc.
Thực tế trong cuộc sống hiện nay có nhiều người sông thờ ơ, vô trách nhiệm. Một phần vì quỹ thời gian của mọi người quá eo hẹp vì vậy không có điều kiện đế quan tâm, sẻ chia tới những người xung quanh. Một số khác vì chạy theo vòng xoáy của đồng tiền, của lợi danh sẵn sàng chà đạp lên mọi người xung quanh để đạt được tham vọng. Một sô" ít trong giới trẻ có điều kiện sống khá giả không hiểu được giá trị cuộc sông, không chịu tìm hiểu và quan tâm tới những người xung quanh, sông thờ 0, chỉ biết đòi hỏi hưởng thụ. Cho nên, cuộc sống hiện đại đang nảy sinh nhưng căn bệnh của thời hiện đại: bệnh vô cảm, bệnh tự kỉ... Dù chỉ là một số ít nhưng những người này cũng tạo nên một khoảng lạnh giá của cuộc sống.
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Bạn hãy trao yêu thương bạn sẽ nhận được nhiều yêu thương. Tình yêu thương, sự quan tâm tới mọi người được biểu hiện ở những điều nhỏ nhất, bình dị nhất. Chi một lời hỏi thăm ông bà, cha mẹ bạn đã thể hiện được sự quan tâm của mình. Dắt một cụ già qua đường, chia sẻ đồng tiền mua quà sáng ít ỏi của mình cho em bé ăn xin, bạn cũng đã thể hiện được tình yêu thương của mình. Bạn hãy sống bằng tình yêu thương bắt đầu từ ánh mắt, lời nói và hành động. Một câu chuyện kể rằng có một cậu bé vì giận mẹ đã chạy thẳng vào rừng, nơi rừng sâu cậu hét lên: Ta ghét người và bỗng từ rừng sâu lại vọng lại: Ta ghét người. Sợ quá, cậu chạy về òa vào lòng mẹ và kể. Thế rồi, mẹ cậu bé dắt tay cậu trở lại rừng sâu và bảo cậu: Con hãy nói: Ta yêu người. Lạ thay khi cậu vừa thốt lên thì từ rừng sâu vọng lại: Ta yêu người. Cuộc sống là một định luật: Trao yêu thương sẽ nhận được yêu thương. Bạn hãy yêu thương, hãy quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác, bạn sẽ nhận lại những điều ấy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×