LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu và phân tích ảnh hưởng của công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp năng lượng

​Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp
3 trả lời
Hỏi chi tiết
702
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
08/05/2017 11:06:51
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

1. Vai trò
Nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về qui trình công nghệ. Đáng chú ý hơn cả là các ngành dệt- may, da- giày, giấy- in, văn phòng phẩm, nhựa, sành- sứ- thuỷ tinh. Hoạt động của chúng chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước. ở nhiều nước, nhóm ngành này phát triển mạnh trên cơ sở phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, với nhiều hình thức, quy mô và công nghệ thích hợp, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nhằm thoả mãn nhu cầu về các loại hàng hóa thông thường, thay thế nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là một ngành quan trọng, không thể thiếu được trong hệ thống các ngành công nghiệp của mọi quốc gia bởi vì đã tạo ra được nhiều loại hàng hoá thông dụng phục vụ trước hết cho cuộc sống thường nhật của mọi tầng lớp nhân dân. Hơn nữa nó còn có giá trị xuất khẩu nếu như sản phẩm thoả mãn yêu cầu của thị trường bên ngoài.

2. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật
- So với các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng nhiên liệu, điện năng và chi phí vận tải ít hơn, song lại chịu ảnh hưởng lớn hơn về nguồn lao động, thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu.

Nhìn chung, các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng nguồn nguyên liệu phong phú từ nông nghiệp (sợi bông, đay, tơ tằm, lông cừu, da lông thú…) cho đến các vật liệu tổng hợp và nhân tạo (sợi tổng hợp, da nhân tạo, chất dẻo, cao su tổng hợp…). ở giai đoạn sơ chế nguyên liệu, các xí nghiệp (cán bông, ươm tơ, sơ chế lanh, đay…) bị thu hút mạnh về phía vùng nguyên liệu nông nghiệp.

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng gắn bó mật thiết với nhiều ngành công nghiệp nặng, nhất là công nghiệp cơ khí và hoá chất, bởi vì chúng thường xuyên nhận các thiết bị, sợi hoá học, thuốc tẩy rửa, thuốc nhuộm… từ các ngành công nghiệp này. Trong khi đó, nguồn lao động chủ yếu cho các ngành công nghiệp nặng lại là nam giới.

Vì vậy, sự kết hợp lãnh thổ giữa công nghiệp nặng và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là hợp lí và có hiệu quả, nhất là góp phần sử dụng hợp lí nguồn lao động (lao động nữ).

- So với công nghiệp nặng, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng tương đối ngắn, quy trình sản xuất khá đơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh, thu được lợi nhuận tương đối dễ dàng, có nhiều khả năng xuất khẩu. Vì thế các quốc gia trên thế giới, kể cả các nước phát triển và đang phát triển đều chú trọng đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tuỳ theo thế mạnh và truyền thống của mỗi nước để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, giải quyết việc làm, góp phần cho xuất khẩu và nâng cao thu nhập.

3. Tình hình sản xuất và phân bố
- Công nghiệp dệt- may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. 

Sự ra đời của máy dệt ở nước Anh năm 1764 là khúc dạo đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới và từ đó, vai trò của ngành này ngày càng được nâng cao. Ngành dệt- may giải quyết nhu cầu về may mặc, sinh hoạt cho hơn 6 tỉ người trên Trái đất và một phần nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác. Công nghiệp dệt- may có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp hoá chất, đồng thời còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ với những đức tính cần cù, chăm chỉ, tỉ mỉ, khéo tay. Ngành dệt- may ít gây ô nhiễm môi trường, sử dụng điện ở mức độ vừa phải, vốn đầu tư không lớn. 
Chính vì vậy, ngành dệt- may được phát triển mạnh mẽ ở tất cả các nước trên thế giới và thường được phân bố ở xung quanh các thành phố lớn, nơi có lực lượng lao động dồi dào, có kĩ thuật, lại có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nhờ những tiến bộ vượt bậc của công nghệ chế tạo sợi dệt như tạo ra các vi sợi (microfibres) từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau (sợi bông, sợi gai, lanh, len, visco từ gỗ, sợi tổng hợp từ công nghiệp hoá dầu…), trang bị kỹ thuật và máy móc hiện đại, mẫu mã, kiểu dáng luôn thay đổi mà ngành dệt- may đã phát triển mạnh mẽ.

- Nhiều nước có ngành dệt- may phát triển đồng thời cũng là thị trường nhập khẩu và tiêu thụ hàng dệt- may lớn:

+ Các nước trong EU (Pháp, Đức, Anh…) có mức tiêu thụ sản phẩm hàng dệt- may rất cao (18 kg/người/năm). Hàng năm các nước EU nhập khẩu 63 tỉ USD với yêu cầu chất lượng và hàm lượng chất xám trong sản phẩm rất cao.

+ Thị trường Hoa Kỳ có mức tiêu thụ hàng dệt- may cao gấp rưỡi EU (27 kg/người/năm) với giá trị nhập khẩu 50 tỉ USD.

+ Thị trường Nhật Bản nhập khẩu hàng dệt may khoảng 30 tỉ USD, trong đó riêng quần áo chiếm 67%.

- Những nước có ngành dệt- may phát triển và là thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, ấn Độ…

Công nghiệp dệt- may ở nước ta là một trong các ngành công nghiệp trọng điểm, chiếm 8,2% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (năm 2002), đứng thứ 3 sau công nghiệp thực phẩm và đồ uống (21,0%) và công nghiệp khai thác dầu (10,3%). Các sản phẩm chủ yếu là sợi dệt (253,3 nghìn tấn), vải lụa (487 triệu m2), khăn mặt (588 triệu cái), quần áo may sẵn (619 triệu chiếc), sản phẩm dệt kim (72 triệu chiếc)…

Về kim ngạch xuất khẩu, hàng dệt- may tăng từ 850 triệu USD năm 1995 lên 1,9 tỉ USD năm 2000 và đạt 3,7 tỉ USD năm 2003 vàtrở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Đặng Quỳnh Trang
11/06/2017 11:21:32
 I. Công nghiệp năng lượng
1. Vai trò
- Là ngành quan trọng, cơ bản.
- Cơ sở để phát triển  công nghiệp hiện đại.
- Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.
2. Cơ cấu
Công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.
- Khai thác than:
+ Vai trò: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than được cốc hóa);Nguyên liệu quý cho CN hóa chất
+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 13.000 tỉ tấn (3/4 than đá),sản lượng khai thác 5 tỉ tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu (Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Cộng hòa liên bang Đức, Ôxtrâylia,..)
- Khai thác dầu mỏ:
+ Vai trò: Nhiên liệu quan trọng (vàng đen), nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất,...
+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố:Ước tính 400-500 tỉ tấn (chắc chắn 140 tỉ tấn), sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm, khai thác nhiều ở các nước đang phát triển (Trung Đông, Bắc Phi Liên bang Nga, Mỹ La Tinh, Trung Quốc,...
- Công nghiệp điện lực:
+ Vai trò:Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.
+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều,...Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kWh.
3. Đặc điểm phân bố CN dầu mỏ và CN điện trên thế giới
- Ngành khai thác dầu: khai thác nhiều ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ La Tinh, Đông Nam Á  (Việt Nam năm 2004 là 20 triệu tấn).
- Công nghiệp điện lực: tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước CNH:
Na uy: 23.500kWh/người, Ca na đa gần 16.000, Thụy Điển 14.000, Phần Lan gần 14.000, Cô oét 13.000, Hoa Kì gần 12.000, Châu Phi, Nam Á 100kWh/ người, Việt Nam năm 2004 là 561 kWh/ người.
0
0
Đặng Quỳnh Trang
11/06/2017 11:24:40
II. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
1. 
Vai trò
Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh
2. Đặc điểm sản xuất và phân bố
- Đặc điểm sản xuất:
 + Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.
 + Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận.
 + Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.
 + Cơ cấu ngành đa dạng:dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh,...
- Phân bố: Ở các nước đang phát triển
*Ngành công nghiệp dệt may:
- Vai trò: Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc, thúc đẩy nông nghiệp phát triển
- Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Nhật Bản,...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư