Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu vai trò của quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp

3 trả lời
Hỏi chi tiết
735
0
0
Nguyễn Thành Trương
14/10/2018 19:50:51
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời, tại rừng Trần Hưng Đạo, thuộc Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng chỉ với 34 người, là một sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam, là hình thức quân đội kiểu mới do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục, rèn luyện và lãnh đạo. Sau nhiều lần đổi tên, năm 1950 lấy tên chính thức là Quân đội Nhân dân Việt Nam (do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ") và trở thành tên chính thức cho đến ngày nay.
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, trong mỗi thời kỳ cách mạng, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng cộng sản, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chứng minh tính tiên phong và lực lượng nòng cốt của kháng chiến. Đặc biệt ngày từ những ngày đầu thành lập, đội quân non trẻ ấy đã tham gia ngay vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược khi đất nước lâm nguy, gặp nhiều biến cố.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” khi phải một lúc đối phó với 3 loại giặc “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Trong điều kiện ta từng bước thực hiện các chính sách, biện pháp để đối phó chống thù trong giặc ngoài, giải quyết những khó khăn trước mắt, cải thiện đời sống nhân dân thì đến cuối tháng 9 cùng năm, Thực dân Pháp núp bóng quân Anh quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2, nước ta bắt đầu bước vào trường kỳ kháng chiến chống chế độ thực dân xâm lược.
Tháng 11/1946, thực dân Pháp tăng thêm quân, đổ bộ lên Đà Nẵng, Đồ Sơn, Cát Bà. Để thực hiện chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh”, sau khi nổ súng ở Hải Phòng và Lạng Sơn (20/11/1946), chúng ráo riết chuẩn bị lực lượng hòng đánh úp các cơ quan đầu não của ta tại thủ đô Hà Nội, tiêu diệt bộ đội Vệ Quốc quân và Tự vệ tại các thành phố lớn, đồng thời đánh chiếm những địa bàn chiến lược ở Trung Bộ và Bắc Bộ.
Ngày 19/12/1946, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, ta đã tổ chức chiến đấu ở Thủ đô Hà Nội, Nam Định, Huế, Đà Nẵng và một số thành phố, thị xã đã làm tiêu hao, tiêu diệt và giam chân một lực lượng lớn quân địch, tạo điều kiện cho cả nước chuyển vào kháng chiến lâu dài.
Ngày 7/10/1947, thực dân Pháp huy động hơn 2 vạn quân tinh nhuệ có máy bay, tàu chiến hỗ trợ, mở cuộc tiến công lớn lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt cơ quan lãnh đạo kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta bằng chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh”. Thế nhưng sau hơn hai tháng chiến đấu (7/10 - 20/12/1947), quân ta đã liên tiếp phản công tiêu diệt hàng nghìn tên địch, bắn rơi 18 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 50 tàu, ca nô, phá hủy 255 xe cơ giới, thu hàng nghìn súng các loại, làm nên thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc, phá sản chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; bảo toàn và phát triển bộ đội chủ lực, bảo vệ cơ quan đầu não và căn cứ của cả nước, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phát triển sang thời kỳ mới. Thắng lợi trong trận này đã tạo đà thắng lợi về sau, khẳng định chiến tranh chính nghĩa nhất định thắng lợi, tin tưởng vào đường lối cách mạng của Đảng. Bộ đội ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, vùng giải phóng được mở rộng, lực lượng địch ngày càng tiêu hao
Sau chiến dịch Việt Bắc, để đánh bại âm mưu “bình định” của địch, ta chủ trương phát động chiến tranh du kích rộng khắp và thực hiện “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”, vừa đẩy mạnh chiến tranh du kích, vừa học tập tác chiến, tập trung củng cố xây dựng lực lượng và từng bước tiến lên đánh những trận phục kích, tập kích lớn hơn, tạo tiền đề của chiến tranh chính quy sau này. Qua hơn hai năm chiến đấu (1948 - 1950), quân đội ta đã tiến bộ nhiều về phương diện tác chiến và xây dựng lực lượng. Cuối năm 1949 đầu năm 1950, trước tình hình thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, có lợi cho cuộc kháng chiến của quân và dân ta, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ tích cực chuẩn bị lực lượng để chuyển sang tổng phản công.
Vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng, quân đội ta không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh. Tháng 8 năm 1949, sau nhiều lần tổ chức thất bại, Đại đoàn quân chủ lực đầu tiên ra đời, Đại đoàn 308 đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếp sau đó ta thành lập thêm các đại đoàn 304, 312, 316, 320, 325, 351 trở thành đội quân chủ lực, lực lượng nòng cốt, đi đầu trong vũ trang, chiến đấu.
Tháng 6/1950, ta mở chiến dịch Biên Giới, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới Việt - Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa. Trên đà thắng lợi, một loạt các chiến dịch vừa và nhỏ cũng được tiến hành như chiến dịch Trung du (Đông - Xuân 1950 - 1951), Đường số 18 (chiến dịch Hoàng Hoa Thám Xuân - Hè 1951), chiến dịch Hà Nam Ninh (chiến dịch Quang Trung 1951) đã liên tiếp gây cho Pháp thêm những thất bại chiến lược. Cho đến lúc này, Pháp đã nhiều lần thay Chỉ huy tại Đông Dương nhưng không cứu vãn được tình thế. Chính phủ Pháp đang cố kéo dài cuộc chiến một cách mệt mỏi, chờ thời cơ để có thể thay đổi cục diện chiến tranh.
Đầu tháng 11/1951, Tổng Quân uỷ mở chiến dịch Hoà Bình, làm phá vỡ phần lớn kết quả “bình định” đồng bằng Bắc Bộ trong cả năm 1951 của địch.
Tại Trung Bộ và Nam Bộ, sau một thời gian củng cố, bộ đội ta đã đứng vững trên các địa bàn, cùng du kích chống càn quét và tiến công các căn cứ địch; góp phần tiêu hao, tiêu diệt, kiềm chế một bộ phận quan trọng lực lượng quân sự của địch, bồi dưỡng và phát triển lực lượng ta, mở rộng nhiều vùng căn cứ, đánh bại âm mưu “bình định” của địch.
Đầu tháng 9/1952, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Tây Bắc, nối thông được vùng giải phóng Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc và Thượng Lào. Ta giữ vững thế chủ động tiến công, làm thất bại âm mưu mở rộng chiếm đóng của địch.
Trước những thay đổi trong cục diện chiến tranh ở Đông Dương và trên cơ sở đánh giá đúng tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch, tháng 9/1953, ta mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Với 5 đòn tiến công chiến lược, quân và dân ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, nắm quyền chủ động trên các chiến trường Đông Dương và làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng cơ động của Navarre, buộc chúng phải căng ra đối phó trên khắp các chiến trường. Kế hoạch Navarre dần dần bị phá sản. Cho tới lúc này cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã bước sang năm thứ 9. Về cơ bản chưa bao giờ ta có một đội quân chủ lực hùng hậu như lúc này. Sự phát triển của các lực lượng vũ trang tại chỗ, du kích tại các địa phương càng củng cố các lực lượng chiến đấu, phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ sau khi Pháp bắt đầu xây dựng một căn cứ quân sự khổng lồ tại đây. 13/3/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ chính thức bắt đầu và kéo dài 56 ngày đêm ác liệt gian khổ. Trong trận chiến này, bằng sức mạnh tổng hợp của quân, dân; bằng ý chí kiên cường và quyết tâm tiêu diệt địch sắt đá với tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch; trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về “đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”, lập lại hòa bình ở Đông Dương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
Với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân cũ trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20, làm "chấn động" toàn cầu, nức lòng nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Tiếp tục trường kỳ kháng chiến trong hơn 21 đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối. Đến nay, trải qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn xứng đáng với lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
14/10/2018 19:54:16
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 hàng năm. Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái. Ngoài việc bảo vệ tổ quốc Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
0
0
Cao Dũng
16/10/2018 12:57:24
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, trong mỗi thời kỳ cách mạng, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng cộng sản, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chứng minh tính tiên phong và lực lượng nòng cốt của kháng chiến. Đặc biệt ngày từ những ngày đầu thành lập, đội quân non trẻ ấy đã tham gia ngay vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược khi đất nước lâm nguy, gặp nhiều biến cố.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” khi phải một lúc đối phó với 3 loại giặc “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Trong điều kiện ta từng bước thực hiện các chính sách, biện pháp để đối phó chống thù trong giặc ngoài, giải quyết những khó khăn trước mắt, cải thiện đời sống nhân dân thì đến cuối tháng 9 cùng năm, Thực dân Pháp núp bóng quân Anh quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2, nước ta bắt đầu bước vào trường kỳ kháng chiến chống chế độ thực dân xâm lược.
Tháng 11/1946, thực dân Pháp tăng thêm quân, đổ bộ lên Đà Nẵng, Đồ Sơn, Cát Bà. Để thực hiện chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh”, sau khi nổ súng ở Hải Phòng và Lạng Sơn (20/11/1946), chúng ráo riết chuẩn bị lực lượng hòng đánh úp các cơ quan đầu não của ta tại thủ đô Hà Nội, tiêu diệt bộ đội Vệ Quốc quân và Tự vệ tại các thành phố lớn, đồng thời đánh chiếm những địa bàn chiến lược ở Trung Bộ và Bắc Bộ.
Ngày 19/12/1946, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, ta đã tổ chức chiến đấu ở Thủ đô Hà Nội, Nam Định, Huế, Đà Nẵng và một số thành phố, thị xã đã làm tiêu hao, tiêu diệt và giam chân một lực lượng lớn quân địch, tạo điều kiện cho cả nước chuyển vào kháng chiến lâu dài.
Ngày 7/10/1947, thực dân Pháp huy động hơn 2 vạn quân tinh nhuệ có máy bay, tàu chiến hỗ trợ, mở cuộc tiến công lớn lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt cơ quan lãnh đạo kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta bằng chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh”. Thế nhưng sau hơn hai tháng chiến đấu (7/10 - 20/12/1947), quân ta đã liên tiếp phản công tiêu diệt hàng nghìn tên địch, bắn rơi 18 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 50 tàu, ca nô, phá hủy 255 xe cơ giới, thu hàng nghìn súng các loại, làm nên thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc, phá sản chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; bảo toàn và phát triển bộ đội chủ lực, bảo vệ cơ quan đầu não và căn cứ của cả nước, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phát triển sang thời kỳ mới. Thắng lợi trong trận này đã tạo đà thắng lợi về sau, khẳng định chiến tranh chính nghĩa nhất định thắng lợi, tin tưởng vào đường lối cách mạng của Đảng. Bộ đội ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, vùng giải phóng được mở rộng, lực lượng địch ngày càng tiêu hao
Sau chiến dịch Việt Bắc, để đánh bại âm mưu “bình định” của địch, ta chủ trương phát động chiến tranh du kích rộng khắp và thực hiện “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”, vừa đẩy mạnh chiến tranh du kích, vừa học tập tác chiến, tập trung củng cố xây dựng lực lượng và từng bước tiến lên đánh những trận phục kích, tập kích lớn hơn, tạo tiền đề của chiến tranh chính quy sau này. Qua hơn hai năm chiến đấu (1948 - 1950), quân đội ta đã tiến bộ nhiều về phương diện tác chiến và xây dựng lực lượng. Cuối năm 1949 đầu năm 1950, trước tình hình thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, có lợi cho cuộc kháng chiến của quân và dân ta, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ tích cực chuẩn bị lực lượng để chuyển sang tổng phản công.
Vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng, quân đội ta không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh. Tháng 8 năm 1949, sau nhiều lần tổ chức thất bại, Đại đoàn quân chủ lực đầu tiên ra đời, Đại đoàn 308 đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếp sau đó ta thành lập thêm các đại đoàn 304, 312, 316, 320, 325, 351 trở thành đội quân chủ lực, lực lượng nòng cốt, đi đầu trong vũ trang, chiến đấu.
Tháng 6/1950, ta mở chiến dịch Biên Giới, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới Việt - Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa. Trên đà thắng lợi, một loạt các chiến dịch vừa và nhỏ cũng được tiến hành như chiến dịch Trung du (Đông - Xuân 1950 - 1951), Đường số 18 (chiến dịch Hoàng Hoa Thám Xuân - Hè 1951), chiến dịch Hà Nam Ninh (chiến dịch Quang Trung 1951) đã liên tiếp gây cho Pháp thêm những thất bại chiến lược. Cho đến lúc này, Pháp đã nhiều lần thay Chỉ huy tại Đông Dương nhưng không cứu vãn được tình thế. Chính phủ Pháp đang cố kéo dài cuộc chiến một cách mệt mỏi, chờ thời cơ để có thể thay đổi cục diện chiến tranh.
Đầu tháng 11/1951, Tổng Quân uỷ mở chiến dịch Hoà Bình, làm phá vỡ phần lớn kết quả “bình định” đồng bằng Bắc Bộ trong cả năm 1951 của địch.
Tại Trung Bộ và Nam Bộ, sau một thời gian củng cố, bộ đội ta đã đứng vững trên các địa bàn, cùng du kích chống càn quét và tiến công các căn cứ địch; góp phần tiêu hao, tiêu diệt, kiềm chế một bộ phận quan trọng lực lượng quân sự của địch, bồi dưỡng và phát triển lực lượng ta, mở rộng nhiều vùng căn cứ, đánh bại âm mưu “bình định” của địch.
Đầu tháng 9/1952, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Tây Bắc, nối thông được vùng giải phóng Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc và Thượng Lào. Ta giữ vững thế chủ động tiến công, làm thất bại âm mưu mở rộng chiếm đóng của địch.
Trước những thay đổi trong cục diện chiến tranh ở Đông Dương và trên cơ sở đánh giá đúng tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch, tháng 9/1953, ta mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Với 5 đòn tiến công chiến lược, quân và dân ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, nắm quyền chủ động trên các chiến trường Đông Dương và làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng cơ động của Navarre, buộc chúng phải căng ra đối phó trên khắp các chiến trường. Kế hoạch Navarre dần dần bị phá sản. Cho tới lúc này cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã bước sang năm thứ 9. Về cơ bản chưa bao giờ ta có một đội quân chủ lực hùng hậu như lúc này. Sự phát triển của các lực lượng vũ trang tại chỗ, du kích tại các địa phương càng củng cố các lực lượng chiến đấu, phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ sau khi Pháp bắt đầu xây dựng một căn cứ quân sự khổng lồ tại đây. 13/3/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ chính thức bắt đầu và kéo dài 56 ngày đêm ác liệt gian khổ. Trong trận chiến này, bằng sức mạnh tổng hợp của quân, dân; bằng ý chí kiên cường và quyết tâm tiêu diệt địch sắt đá với tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch; trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về “đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”, lập lại hòa bình ở Đông Dương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
Với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân cũ trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20, làm "chấn động" toàn cầu, nức lòng nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Tiếp tục trường kỳ kháng chiến trong hơn 21 đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối. Đến nay, trải qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn xứng đáng với lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Quốc phòng và An ninh Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo