Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu vai trò và đặc điểm ngành công nghiệp

⦁ Câu 1: Nêu vai trò và đặc điểm ngành công nghiệp ? Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ? Trong điều kiện hiện nay thì nhóm nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất đối với sợ phân bố công nghiệp ?
⦁ Câu 2: Trình bày những đặc điểm phát triển của các ngành công nghiệp năng lượng ( vai trò, trữ lượng, phân bố ) ? Vì sao nhưng nước Hoa Kì , Nhật Bản, Trung Quốc, EU có sản lượng điện nhiều nhất?
⦁ Câu 3: Nêu vai trò, đặc điểm, phân bố của công nghiệp điện tử - tin học ? Tại sao công nghiệp dệt may và công nghiệp thực phẩm lại được phân bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển ?
⦁ Câu 4: Tại sao hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ công nghệ phổ biến ở nước ta là : Khu công nghiệp tập trung ? Hãy kể tên một số khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta mà em biết ?
⦁ Câu 5: Trình bày vai trò của ngành dịch vụ ? Vì sao ở các đô thị lớn có ngành dịch vụ phát triển mạnh ?
⦁ Câu 6: Ngành giao thong vận tải có vai trò như thế nào ? Nêu ví dụ để cho thấy địa hình có ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải ?
⦁ Câu 7: So sánh ưu, nhược điểm của ngành GTVT đường sắt và ô tô ? Tại sai phần lớn các hải cảng trên thế giới tập trung hai bên bờ Đại Tây Dương ? Những lợi ích của các kênh đào mang lại là gì ?
⦁ Câu 8: Trình bày khái niệm về thị trường ? Vai trò của ngành thương mại là gì ? Vì sao nước ta nằm trong tình tặng nhập siêu kéo dài ?
⦁ Câu 9: Giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo có sợ khác nhau cơ bản ? Em hay chứng minh rằng sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã giúp con người giải quyết tình trạng đe dọa khan hiếm tài nguyên khoáng sản ?
⦁ Câu 10: Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trườn ? Hãy phát biểu suy nghĩ của mình về sự phát triển bền vững ? Để đóng góp sức mình vào sự phát triển bền vững cho hiện tại và tương lai các em phải làm gì ?
Mọi người giúp em vợ ạ ^^!!
6 trả lời
Hỏi chi tiết
3.448
1
1
Nguyễn Thành Trương
29/04/2018 19:24:08
Câu 1:
Vai trò
Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân vì:
- Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn.
- Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế.
- Tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống  xã hội.
- Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả  nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, củng cố an ninh quốc phòng.
- Chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của một nước.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
1. Vị trí địa lí
Tự nhiên, kinh tế, chính trị: gần biển,sông, đầu mối giao thông vận tải, đô thị,... lựa chọn các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp.
2. Nhân tố tự nhiên
Đây là nhân tố quan trọng, tạo điều kiện hay trở ngại.
- Khoáng sản: Trữ lượng, chất lượng, chủng loại, phân bố chi phối quy mô, cơ cấu, tổ chức các xí nghiệp công nghiệp:các nhà máy xi măng tập trung nơi có nguồn đá vôi phong phú (Bỉm Sơn-Thanh Hóa).
- Khí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,...
- Đất, rừng, biển: Xây dựng xí nghiệp công nghiệp.
3. Nhân tố kinh tế - xã hội
- Dân cư, lao động: ngành cần nhiều lao động (dệt may) phân bố ở khu vực đông dân, các ngành kĩ thuật cao (điện tử) nơi có đội ngũ lành nghề.
-  Tiến bộ khoa học kĩ thuật: thay đổi quy luật phân bố xí nghiệp, việc khai thác và sử dụng tài nguyên.
- Thị trường (trong nước và ngoài nước): Lựa chọn vị trí các xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: Đường giao thông, thông tin, điện nước.
- Đường lối, chính sách: ảnh hưởng quá trình công nghiệp hóa phân bố công nghiệp hợp lí, thúc đẩy công nghiệp phát triển.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Nguyễn Thành Trương
29/04/2018 19:26:27
Câu 2:
Vai trò
- Là ngành quan trọng, cơ bản.
- Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại.
- Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Cơ cấu
Công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.
- Khai thác than:
+ Vai trò: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than được cốc hóa);Nguyên liệu quý cho CN hóa chất
+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 13.000 tỉ tấn (3/4 than đá),sản lượng khai thác 5 tỉ tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu (Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Cộng hòa liên bang Đức, Ôxtrâylia,..)
- Khai thác dầu mỏ:
+ Vai trò: Nhiên liệu quan trọng (vàng đen), nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất,...
+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố:Ước tính 400-500 tỉ tấn (chắc chắn 140 tỉ tấn), sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm, khai thác nhiều ở các nước đang phát triển (Trung Đông, Bắc Phi Liên bang Nga, Mỹ La Tinh, Trung Quốc,...
- Công nghiệp điện lực:
+ Vai trò:Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.
+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều,...Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kWh.
2
1
Nguyễn Thành Trương
29/04/2018 19:28:22
Câu 3:
Công nghiệp điện tử - tin học
A. Vai trò
Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
B. Đặc điểm sản xuất và phân bố
- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng, có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.
- Phân bố: Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..
1
0
Nguyễn Thành Trương
29/04/2018 19:38:12
Câu 4
Điểm công nghiệp
+ Đồng nhất với một điểm dân cư.
+ Gồm một đến hai xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu.
+ Không có mối liên hệ kinh tế giữa các xí nghiệp.
Ví dụ
Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên:
Hà Giang, Tĩnh Túc, Quỳnh Nhai, Điện Biên Phủ, Sơn La, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa...
Khu công nghiệp
+ Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống và có vị trí địa lí thuận lợi.
+ Chuyên sản xuất CN và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất CN
+ Sản xuất sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp
+ Ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất và khu công nghệ cao
+ Phân bố không đồng đều, tập trung nhất ở Đông Nam Bộ
Ví dụ
Khu công nghiệp Thăng Long, KCN Sóc Sơn, KCN Nội Bài, KCNThạch Thất - Quốc Oai...( Hà Nội);
KCN Cái Lân, KCN Việt Hưng, KCN Hải Yên, KCN Đông Mai (Quảng Ninh);
KCN Nam Cầu Kiền, KCN Đồ Sơn, KCN Đình Vũ ( Hải Phòng);
KCN Hòa Khánh, KCN Liên Chiểu, ..( Đà Nẵng);
KCN Vĩnh Lộc, KCN Tân Thuận, KCN Tân Tạo, KCN Tân Bình ( TP Hồ Chí Minh)....
....
Trung tâm công nghiệp
+ Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
+ Gồm nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp, điểm công nghiệp, liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật và công nghệ.
+ Có các xí nghiệp làm hạt nhân
+ Có các dịch vụ hỗ trợ sản xuất.
+ Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ có thể phân thành TTCN ý nghĩa quốc gia, vùng, địa phương...
+ Dựa vào giá trị sản xuất công nghiệp chia thành TTCN rất lớn, lớn. Trung bình, nhỏ...
Ví dụ
- TTCN ý nghĩa quốc gia: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội
- TTCN ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ...
- TTCN ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang...
- TTCN rất lớn: TP Hồ Chí Minh
- TTCN lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một...
- TTCN trung bình: Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang...
- TTCN nhỏ: Quy Nhơn, Nam Định...
Vùng công nghiệp
+ Vùng lãnh thổ rộng lớn gồm tất cả các hình thức tổ chức công nghiệp nhỏ hơn, có môi liên hệ vê sản xuất và những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.
+ Có một vài ngành xông nghiệp chủ yếu tạo hướng chuyên môn hóa.
+ Có các ngành phục vụ bổ trợ.
Ví dụ
Theo quy hoạch năm 2001
- Vùng 1: TDMNBB ( trừ Quảng Ninh)
- Vùng 2: ĐBSHồng và Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh
- Vùng 3: Quảng Bình đến Ninh Thuận
- Vùng 4: Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng)
- Vùng 5: Đông Nam Bộ và Bình THuận, Lâm Đồng.
- Vùng 6: Đồng bằng sông Cửu Long
1
0
Nguyễn Thành Trương
29/04/2018 19:40:58
Câu 6
Vai trò
- Giúp cho quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường.
- Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất và dân cư.
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế - văn hóa ở các vùng núi xa xôi.
- Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
- Thực hiện mối giao lưu kinh tế – xã hội giữa các vùng, các nước trên thế giới.
2
1
Nguyễn Thành Trương
29/04/2018 19:43:33
Câu 7:

I. Đường sắt
- Ưu điểm:
+ Chở được hàng nặng, đi xa.
+ Tốc độ nhanh,ổn định, giá rẻ.
- Nhược điểm:
+ Tính cơ động thấp,khả năng vượt dốc nhỏ, đầu tư lớn.

II. Đường ô tô
- Ưu điểm:
+ Tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình.
+ Hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình.
+ Phối hợp được với các phương tiện vận tải khác.
- Nhược điểm:
+ Gây ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, tai nạn giao thông, chi dùng nhiều nguyên, nhiên liệu,...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư