Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

28/11/2017 23:45:13

Nghị luận về Lao động, hưởng thụ và tuổi trẻ

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.300
2
1
Nguyễn Thị Thu Trang
28/11/2017 23:46:19
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy mà sự cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Cống hiến là sự hy sinh của bản thân, không màng đến lợi ích cá nhân mà làm việc hết mình vì người khác, vì một tập thể, một cộng đồng. Ta có thể bắt gặp sự cống hiến của thế hệ trẻ ở mọi nơi. Trong thời kỳ kháng chiến, những thế hệ trẻ ấy đã xung phong đi đầu, cống hiến hết mình cho Tổ quốc, bỏ lại cả tuổi thanh xuân, những ước mơ hoài bão cống hiến một phần sức lực nhỏ bé để làm nên chiến thắng cho dân tộc. Không chỉ trong kháng chiến mà khi đã trở về với cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc, họ cũng luôn âm thầm cống hiến cho đất nước. Có thể thấy sự cống hiến của thế hệ trẻ là vô cùng đa dạng. Những học sinh đang ngày đêm miệt mài, say mê học tập để mang lại cho đất nước những tấm huy chương quý giá cũng là một sự cống hiến lớn lao đối với đất nước. Những thanh, thiếu niên ngày ngày tìm tòi, học hỏi, khám phá, sáng tạo những thành tựu mới cũng là một sự cống hiến sâu sắc,… Tất cả những sự cống hiến ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc. Việc làm ấy không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định mình trước toàn thế giới. Chính vì những lợi ích to lớn như vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Song, bên cạnh việc thế hệ trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, ta phải lên án những hành động ích kỷ đó và bài trừ nó để xã hội được phát triển tốt hơn. Việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp. Là học sinh, những thế hệ trẻ của đất nước, tôi cũng như các bạn hãy góp một phần nhỏ bé của mình để cống hiến cho quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm Châu như Bác Hồ luôn mong ước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Bông
28/11/2017 23:48:03

Khi trở thành một phần của lịch sử, mỗi con người không chỉ sống cuộc sống của riêng mình mà còn sống đời sống của cộng đồng, cùng tồn tại và phát triển với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh. Trong sự tồn tại ấy, có biết bao vấn đề mà con người phải nhận thức và giải quyết để có thể duy trì và nâng cao chất lượng sự sống. Cống hiến và hưởng thụ là hai trong số những phương diện như thế. Nhận thức về vấn đề này, có ý kiến cho rằng : Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến.

Sinh ra trên đời, mỗi người đã được thừa hưởng những thành quả vật chất và tinh thần mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng và để lại. Một cách tự nhiên và bằng kết quả lao động của mình, con người được phép thu nhận, sử dụng cho bản thân những sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể, từ cái ăn, cái mặc, phương tiện đi lại đến tri thức khoa học, các hoạt động nghệ thuật, giải trí… Có được những cái đó là nhờ sự cống hiến của biết bao người trong cộng đồng : người nông dân làm ra hạt gạo, người thợ làm ra vải vóc, người kĩ sư thiết kế ra xe cộ, người thầy giáo truyền thụ kiến thức, người nghệ sĩ sáng tạo ra các sản phẩm văn nghệ… Đến lượt mình, mỗi người lại phải cống hiến sức lực và trí tuệ của bản thân để tạo ra nguồn của cải phục vụ cộng đồng, góp phần làm cho đời sống ngày càng tốt đẹp hơn. Nếu hưởng thụ là thu nhận, thừa hưởng những tiện nghi của đời sống thì cống hiến là đóng góp, dâng hiến những khả năng của bản thân cho cộng đồng. Cống hiến và hưởng thụ, nói chung, là như thế. Nhưng với riêng mỗi người, mối quan hệ giữa chúng lại không hề giản đơn. Nhận thức vấn đề này thế nào để có thể sống tốt và sống đẹp là điều mà rất nhiều người, nhất là tuổi trẻ quan tâm. Ý kiến trên đây có thể coi là một định hướng : đừng chỉ nghĩ đến việc tìm mọi cách để thụ hưởng thành quả lao động của người khác mà nên tìm mọi cách để sống có ích, đóng góp sức mình vào sự tiến bộ chung của cộng đồng, nhân loại.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà ai đó đã đưa ra tư tưởng, nhận thức về vấn đề cống hiến và hưởng thụ như trên. Bởi như chúng ta đều biết, hưởng thụ và cống hiến là hai mặt quyền lợi và trách nhiệm ràng buộc lẫn nhau mà mỗi người khi sống trong cộng động cần phải có. Là một thành viên của cộng đồng nhỏ – gia đình, cộng đồng lớn – xã hội và nhân loại, mỗi người vừa có quyền, có điều kiện thừa hưởng, tiêu dùng những thành quả mà các thế hệ đi trước đã tạo ra nhưng trở lại phải có nghĩa vụ đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của các cộng đồng ấy. Đấy là hai mặt biện chứng của cặp khái niệm “cho” và “nhận” mang tính triết học, phản ánh một quy luật tất yếu của đời sống mà nhà thơ Tố Hữu khi sinh thời đã có lần viết trong thơ :

“Đã làm con chim, chiếc lá

Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(Một khúc ca)

Không chỉ có vậy, cống hiến và hưởng thụ còn là vấn đề đạo đức, đạo lý làm người: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”… “Ăn quả” và “Uống nước” là hưởng thụ. “Nhớ kẻ trồng cây”, “nhớ nguồn” là thái độ biết ơn, nhưng không hẳn là biết ơn thuần túy bằng tấm lòng, tình cảm, bằng lời hay ý đẹp mà phải bằng hành động thực tiễn – những hành động lao động có ích để làm cho cái “cây” ấy mãi mãi tươi xanh, “nguồn” “nước” kia đời đời không vơi cạn.

Mặt khác, ý kiến trên cũng nhấn mạnh : nếu chỉ tìm mọi cách để hưởng thụ, con người sẽ chỉ nghĩ đến việc hưởng lạc, đến lạc thú mà quên nghĩa vụ đóng góp, dựng xây của mình đối với cộng đồng. Nếu cứ như vậy, dần dần anh sẽ trở thành kẻ lười lao động, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân, từ đó hình thành thói ỷ lại, dựa dẫm, vô trách nhiệm với gia đình, xã hội. Tìm mọi cách để hưởng thụ là biểu hiện của lối sống gấp, sống như thể ngày mai sẽ chết, bất chấp những gì diễn ra xung quanh. Sống như thế có khác gì nước ở biển Chết trong câu chuyện “Hai biển hồ” (Trích Quà tặng cuộc sống). Trong khi đó, tìm mọi cách để cống hiến là hành động nỗ lực không ngừng để góp sức mình vào sự phát triển liên tục của xã hội. Cống hiến càng tốt, càng nhiều thì xã hội càng nhanh tiến bộ, văn minh và bản thân mỗi người càng có cơ hội nhiều hơn để hưởng thụ và nâng cao chất lượng của sự thụ hưởng. Tìm mọi cách để cống hiến là lý tưởng đẹp đẽ, hành động cao cả đáng được ngợi ca, góp phần nâng cao giá trị của mỗi cá nhân trong đời sống. Đó cũng là một trong những cách để mỗi chúng ta sống có ích hơn, có ý nghĩa hơn và để được xã hội tôn vinh. Cho nên, “một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình : một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình, “sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết” (Theo Quà tặng cuộc sống). Đó là chưa kể, những hành động trao đi cao cả, những cống hiến vĩ đại cho loài người sẽ mãi mãi được lịch sử ghi nhận và ngợi ca, như nguyên Tổng thống Ấn Độ – Găng-đi đã từng nói : “Con người trở nên vĩ đại theo mức độ họ làm cho đồng loại hạnh phúc”.

Câu nói “Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến” thực ra không nhằm phê phán việc hưởng thụ. Bởi ai cũng thấy hưởng thụ là một nhu cầu chính đáng, một hoạt động có ích cho cuộc sống của mỗi người. Hưởng thụ chính là một trong những cách tốt nhất để giảm stress, giảm những áp lực trong cuộc sống mà mỗi người thường xuyên phải đối mặt. Chẳng phải thế mà sau bao những bộn bề, vất vả của cuộc sống mưu sinh, con người thường có nhu cầu đến các điểm vui chơi, những nơi có thắng cảnh, di tích văn hóa, những bờ biển đẹp… để thụ hưởng, tiêu dùng các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần mà cuộc sống đã dành cho. Hưởng thụ, do đó, sẽ không chỉ giúp chúng ta thỏa mãn nhu cầu chính đáng của mình mà còn giúp ta tái sản xuất sức lao động, có thêm động lực, tinh thần để cống hiến được nhiều hơn và tốt hơn cho cộng đồng. Trong xã hội hiện đại ngày nay, không biết hưởng thụ, thậm chí còn bị coi là lạc hậu, là “ngố”, là kém văn minh. Vì thế, biết hưởng thụ cũng là biết sống, yêu sống, trước hết là sống cho mình, rồi đến là sống cho mọi người (mình vì mọi người). Tựu trung lại, con người có cống hiến và cũng có quyền được hưởng thụ với nhiều cách thức khác nhau, ở nhiều dạng thức không giống nhau, tùy theo nhu cầu, sở thích, khả năng, điều kiện của bản thân.

Tuy nhiên, ta không nên lạm dụng cái quyền được hưởng thụ để cho phép mình lãng quên hoặc tiết giảm những nghĩa vụ, trách nhiệm với gia đình và cộng đồng. Mỗi người cần phải cân mực hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Thậm chí, trong những hoàn cảnh nào đó của đời sống, cần biết hi sinh hoặc chấp nhận những thiệt thòi về bản thân để toàn tâm, toàn trí cho việc cống hiến. Bởi trong thực tế, việc đòi hỏi sự cân bằng tuyệt đối giữa hưởng thụ và cống hiến là chuyện không tưởng. Sự đãi ngộ dành cho những cống hiến của con người còn phải tùy thuộc vào điều kiện chung, mức sống chung của cộng đồng, xã hội. Vả lại, có những công việc, những cống hiến không thể lấy vật chất ra để đo, đếm. Vì thế, nhận thức về tương quan giữa hưởng thụ và cống hiến cần hài hòa và linh hoạt, có như thế ta mới dễ sống, dễ thăng tiến trong công việc của mình.

Tất nhiên, lý thuyết là như vậy, thực tiễn đôi khi lại là những câu chuyện khác, phong phú và phức tạp bội phần. Trong thực tế, mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ có ba biểu hiện cơ bản, từ đó hình thành ba lối sống : có người chỉ muốn hưởng thụ mà không muốn cống hiến hoặc khá hơn một chút là cống hiến ít nhưng đòi hỏi hưởng thụ phải thật nhiều; có người yêu cầu hưởng thụ phải cân bằng với cống hiến nên trước khi cống hiến thường đặt ra điều kiện thụ hưởng, nếu không sẽ không làm; có người nghĩ đến cống hiến nhiều hơn hưởng thụ, trước khi hưởng thụ. Loại thứ nhất là biểu hiện của tư tưởng cá nhân chủ nghĩa cực đoan, lười biếng, làm trì trệ xã hội, rất đáng phê phán. Loại thứ hai dễ được chấp nhận hơn song thiên về lối sống vật chất, chịu ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, “tiền trao cháo múc”, vì thế cũng không được đề cao. Kiểu suy nghĩ và hành động thứ ba là biểu hiện của lối sống đẹp, có lý tưởng, hoài bão cao cả, rất đáng khuyến khích, nhất là ở tuổi trẻ, như lời của một bài hát : “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Vâng, hãy lấy cống hiến làm lẽ sống để hăng hái, xung phong đi vào những nơi khó khăn nhất, những phần việc gian nan nhất để có thể phát huy được nhiều nhất sức trẻ của mình đóng góp cho xã hội. Như Paven Cooc-sa-ghin trong “Thép đã tôi thế đấy” (N.Ôt-xtơ-rốp-xki), như “Gạo đem vào giã bao đau đớn. Gạo giã xong rồi trắng tựa bông. Sống ở trên đời người cũng vậy. Gian nan rèn luyện mới thành công” (Hồ Chí Minh), trong quá trình cống hiến không mệt mỏi đó, các bạn trẻ sẽ trưởng thành về mọi mặt, cả tư tưởng, tâm hồn, vốn sống, kiến thức, kĩ năng… Xã hội sẽ không quên chúng ta và tiền đồ sẽ mở rộng trước mắt mỗi người.

Nhà khoa học Mô-ri-son có lần nói : “Đời người được đo bằng tư tưởng và hành động chứ đâu phải được tính bằng thời gian”. Mỗi chúng ta cần phải xác định rõ tư tưởng : hãy nghĩ đến cống hiến nhiều hơn là hưởng thụ. Có tích cực cống hiến thì mỗi chúng ta mới có hạnh phúc, có điều kiện để nâng cao chất lượng hưởng thụ và giá trị bản thân. Vận dụng vào thực tiễn đời sống, thanh niên, HS cần học tập, tu dưỡng thật tốt để tích cực chuẩn bị cho việc cống hiến sau này. Hãy phấn đấu trở thành những người cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc, cho nhân dân. Khi đó sự hưởng thụ chính đáng sẽ đến với chúng ta và đất nước sẽ không bao giờ quên những gì mà chúng ta đã đóng góp.

1
1
Quỳnh Anh Đỗ
29/11/2017 12:25:26
Lao động, cống hiến, phúc lợi, hưởng thụ là những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống hàng ngày, mà bất cứ người nào, ở vị thế nào cũng phải quan tâm.
Về cống hiến và tận hưởng đã có ý kiến cho rằng: “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa” là phương châm sống tích cực của con người hiện đại, luôn luôn phủ hợp với mọi hoàn cảnh.
Cống hiến: đóng góp cái quý của mình vào sự nghiệp chung.
Hết mình: hết sức minh, bằng tất cả khả năng của mình.
Hưởng thụ: thu về, nhận về để hưởng.
Tối đa: nhiều nhất, không thể nhiều hơn được nữa.
1. Vậy, có phải “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa” là phương châm sống tích cực của con người hiện đại, luôn luôn phù họp với mọi hoàn cảnh là cách sống tốt đẹp không?
Cống hiến hết mình là phương châm sống rất tích cực, rất đẹp, vô luận già, trẻ, gái, trai, làm việc gì, vị thế nào, thời xưa hay thời nay. Đem hết khả năng mình, cả vật chất và tinh thần đóng góp vào sự nghiệp chung ỉà vồ cùng cao quý. Cống hiến hết mình mới góp công sức, tài năng góp phần ỉàm cho xã hội ngàv một tốt đẹp hơn. Cả xã hội, ai cũng đồng sức đồng lòng mới có thể xây dựng được đất nước giàu mạnh, nhà nhà ấm no hạnh phúc.
Làm ruộng, cày bừa cấy hái thì không quản nắng mưa. Làm thợ thì gắng sức, gắng công mới làm ra nhiều sản phẩm phục vụ dân sinh. Các chiến sĩ Điện Biên ngày xưa “Đừ hom dạn xương tan nát thịt / Không sờn lòng không tiếc tuổi xanh” (thơ Tố Hữu) là đã cống hiến hết mình, mới viết nên chiến công ‘lừng lẫy địa cẩu”.
Biết cống hiến hết mình là đã làm trọn nghĩa vụ của đứa con trong gia đình, người công dân đối với Tổ quốc. Thời chiến cũng như thời bình, ai cũng phải cống hiến hết mình cho nhân dân và đất nước.
Có vinh dự nào bằng hành động của tuổi trẻ đã cống hiến hết mình cho Tổ quốc? Sống có lý tưởng đẹp mới có hành động cao quý như thế!
2. Hưởng thụ tối đa có phải là phương châm sống tích cực của con người hiện đại không? Riêng tôi có nhiều phân vân! Của cải mình do mồi hồi, tài trí của mình làm ra thì mình có quyền hưởng thụ tối đa. Nhà lầu, xe hơi cực sang, ăn của ngon, vật lạ, đi du lịch,... bằng tiền của mình (lao động chân chính) thì có quyền tận hưởng!
Cái lý thì như thế! Nhưng cái tình đời, tình người trong cách sống, cách “tận hưởng, hưởng thụ tối đa” như vậy có thỏa đáng hay không? Đất nước ta đến nay (2014) tuy đã nhiều đổi mới, nhưng đồng bào ta ở các vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn. Hàng triệu nạn nhân chất độc da cam, hàng triệu bệnh nhân AIDS ở khắp đó đây. Trẻ em ở miền núi còn thiếu trường, thiếu bàn ghế, thiếu sách giáo khoa, thiếu áo quần,... Trong lúc đó, có đai gia sống cực kỳ xa hoa: ăn một bát phở 1 triệu đồng, mặc áo lông vài tỷ, chán xỏ đôi giày ba, bốn trăm triệu đồng, ở nhà lầu như cung điện, đi xe hơi mấy chục tỷ, nằm trên giường 7 tỷ, vân vân. Cách sống xa hoa như thế, dù ở thời gian nào, nơi nào trên đất nước ta chưa hẳn đã hay đã đẹp.
Xin được nhắc lại đôi ba câu ca dao sau đây để chúng ta cùng suy ngẫm:
- Ăn thì ăn đĩa giò đẩy,
Chơi thì chơi suốt cả ngày lẫn đêm!
- Cơm ăn nồi bảy nồi ha,
Rượu ha, bốn lít... lợn gà tiết canh!
3. Theo ý riêng tôi, cách sống: “cống hiến hết mình” là cách sống tốt đẹp, tích cực. Tuổi trẻ chúng ta cần học tập tốt, tu dưỡng đạo đức tốt, để cống hiến hết mình cho đất nước.
Sống phải cần kiệm nên không thể, không nên ăn chơi xả láng, không nên hưởng thụ tối đa! Cách sống ích kỷ, sống tham lam là cách sống vô văn hóa!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×